Sống triết lí Cham-67. TRIẾT LÍ YÊU

Chuyển giao Tagalau cho thế hệ mới, hai lần hỏng cả hai. Có rất nhiều nguyên do chính đáng, ở đó nguyên do của mọi nguyên do là: không YÊU. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”.

Gặp các bạn trẻ Cham, tuổi trên 30, câu hỏi của tôi: Triết lí sống của bạn là gì? Và đâu là mục đích cuộc đời bạn, nói khác đi – bạn YÊU gì, cụ thể hơn, bạn MUỐN gì, muốn một cách nghiêm túc?

Cuối cùng bạn chuẩn bị gì, và đã sẵn sàng cho MUỐN đó chưa?

Từ Văn học Cham,

Từ thiếu niên qua thời bao cấp, trong tay không mảnh tư liệu, túi rỗng bụng không, “từ con số không, từ con số âm – có lẽ”, tôi đi. Dù trước mắt mục tiêu mờ mờ nhân ảnh dễ làm nhụt chí, nhưng tôi tin “lâu đài văn học Cham” đang ở phía trước.

Rồi đến tuổi 30, dù đã có vốn lận lưng, tôi không nóng vội cho nó xuất hiện, mà phải đúng 10 năm sau mới cho ra mắt bộ Văn học Cham-1995.

Đói khát – làm, “đại gia” – vẫn làm. Hết mình và tới cùng!

Qua Văn chương,

Thuở Pô-Klong, có đến chục bạn đồng trang lứa làm thơ, trong đó vài đứa rất khá. “Giải phóng”, tất cả lao vào “chuyện áo cơm tất bật/ mang vợ con bên đời”, thơ ca bay mất tiêu, mỗi tôi ở lại.

Sinh viên: viết; bỏ giảng đường về quê nắm đuôi cày: viết; làm rau muống: viết; đi tu: viết; buôn bán lẻ: viết; độc thân hay gánh cả vợ con: viết. Vô danh: viết, nổi tiếng: viết.

Viết và xé bỏ, rồi viết. Đóng tập, vứt bỏ, lại viết.

Vào Sài Gòn, trong tay có ba trường ca với hơn 200 bài thơ được giữ lại, dù có cơ hội với đủ điều kiện, tôi quyết không gửi đăng báo hay in tập, để mãi tuổi tứ thập mới cho nó ló mặt.

Giú mình trong bóng tối vô danh, để khi xuất hiện, nó phải rườm rà, chớ không nhợt nhạt vô hồn. Đó là yêu, chớ ham hố nhất thời, hoặc quá giang thơ để làm cái gì đó, là bạn yêu thứ gì khác chớ không phải thơ.

Thời cơm độn, tôi viết dưới leo lét đèn cày, tiểu thuyết sử thi Con đường vô tận-1990 là một. Túi rủng rỉnh tiền – tôi vẫn miệt mài, chứ không ăn chơi phè phỡn, tiểu thuyết Chân dung Cát-2006, là hai.

Đến Tình yêu đôi lứa

Yêu là lì lợm, là dai mặt, là… nhưng tuyệt không ý hướng chiếm hữu, mà:

Tình yêu là cho đi – không đo đếm, như “dòng sông cho và đi…”.

Tình yêu là tin tưởng nhau mà không sợ hãi, sợ bị mất, bị phản bội.

Qua tình yêu, hai sinh thể khác nhau khám phá lại mình, phát hiện những vi tế của cảm xúc và tư tưởng, từ đó họ hiểu mình hơn.

Từ hành trình khám phá ấy, cả hai tự nguyện làm chất trụ nâng đỡ nhau, và như hai sinh linh khác biệt làm đầy tràn chính mình và đầy tràn nhau, như hai con người trường thành.

Cuối cùng, yêu là tạ ơn, bởi “tạ ơn làm cho ta lớn lên”.

Nếu vì nguyên do nào đó mà mất nhau, tình yêu chỉ buồn – BUỒN MÊNH MANG, chứ không sầu khổ, than vãn, trách móc.

Tại sao cần triết lí yêu? Thiếu triết lí, bạn sẽ lan man, lang thang vô định, hay đụng đâu dính đó. Bạn thông minh, thêm kiến thức nữa, khi không biết mình ĐI ĐẾN ĐÂU, bạn chỉ biết bạ đâu làm đấy, bạn bị dẫn dắt bởi vô số ngẫu nhiên bất chợt xảy đến, để cả đời làm “con rối cho cuộc đời giật dây” (Chế Lan Viên).

Có triết lí, bạn không tùy tiện chủ nghĩa: “Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”, mà đi trên con đường chọn lựa, tự tin “gậy mình mình vác, đường mình mình đi, giữa đồi núi chập chùng”, không cần biết kẻ xung quanh nghĩ gì, làm gì, và thây kệ họ giàu có hay nổi tiếng tới đâu.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-19. MỘT LẦN RỒI THÔI

“Nếu đi bộ mà thành Phật được thì không ai cần tu, trên địa cầu này có cả trăm triệu kẻ cơ nhỡ lang thang đã thành Phật. Nếu ngồi mà thành Phật được thì những người tê bại liệt xụi cũng đã thành Phật hết rồi”.

Một vị thượng tọa đã ngôn như thế!

Tôi biết một vị đã hành nghiêm ngặt đủ 13 hạnh Đầu Đà, còn trước cả Minh Tuệ, nhưng đắc được như ông, thì chưa. Đâu phải ai biết làm thơ đều thành thi sĩ, nói chi thi hào. Mà chuyện liên quan đến tâm linh thì càng.

Continue reading

Sống triết lí Cham-54. SAO CẦN ĐẾN TRIẾT HỌC PHÂN TÍCH?  

[hay. Làm sao để Giải thao túng?]

Câu cuối cùng Ariya Glơng Anak: ‘Dađaup jhak ra glang, mưta bbôh di mưta’: “Kín đáo, xấu xa [tới đâu rồi] người đời sẽ nhận ra, mắt thấy tận mắt”.

Người nói xấu bạn, có ý không tốt đã đành; chớ kẻ lan truyền cái xấu đó ra, là đứa khờ dại; còn ai ngồi đó mà tin nghe, đích thị là ngu ngốc.

Miệng lưỡi con người, hơi đâu mà nghe cho đau bao tử, ta lo phần ta thôi – triết học Khắc kỉ dạy thế. Tôi cho đó là vì mình – ích kỉ thông minh. Đến đây, hãy dấn thêm một bước: Tinh thần phổ độ.

Câu hỏi: Khi tiếng xấu kia đã lan xa, mà nhân loại thì có khối kẻ ngu ngốc, làm thế nào để giải tán mấy nỗi kia?

Continue reading

LÀM SAO CÓ THỂ NÓI DỐI?

Mà nói dối kiểu ấy được, không hiểu!

Anatone France nói đại ý, con người không thể chịu đựng nổi sự thật, bởi thế họ cần đến cái dối. Đó là nhà văn này nói về cái dối khác. Trong nghệ thuật chẳng hạn. Hoặc khi đối mặt với điều bất lợi, người ta im lặng hay nói tránh đi.

Chớ như ông Tiến sĩ Đoàn Văn Báu dẫn ông Therawat đến găp đạo sĩ Minh Tuệ giới thiệu ông ấy thuộc Hoàng gia Thái Lan, thì không hiểu nổi!

Continue reading

LÀM SAO THƠ… CHÁNH NIỆM?

Chánh niệm qua mỗi miếng ăn, mỗi bước chân, mỗi hơi thở…

Chánh niệm qua mỗi con chữ đặt xuống trang giấy.

“Tôi đốt lên hàng đống chữ

dưới tàn tro

bươi lấy vài lời” (Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Nhân loại ham nói, không có gì để nói cũng nói. Ở thời đại của thế giới mạng thì càng. Nói, để giải trí, để giải buồn hay để kẻ bên biết mình còn tồn tại cũng không thiếu. Nói, như thể cử động cơ môi miệng ra âm ra tiếng một cách vô thức, mà tôi gọi là phát âm chứ không là phát ngôn.

Continue reading

Nỗi Cham-28. SAU SỐNG SÓT, CÒN GÌ NỮA?

[Thư cho bạn trẻ-1. Thừ từ năm ngoái, nay có nhạc yêu cầu, xin đăng lại]

Bạn trẻ quý mến!

1. Tôi hay nói với cánh trẻ: “Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Lửa ấy ra sao? Cham hiện còn quá ít, lại sống tản mác. Riêng VN chưa tới 200k, mà ở 3 vùng xa biệt: Cham Hroi miền Trung, Cham Birau miền Tây và Cham Pangdurangga.

Câu hỏi LỚN: Làm sao để tồn tại? – Thông minh! Thông minh thế nào? – Thông minh để tồn tại, Thông minh & bản sắc, Thông minh cho sáng tạo. Thiếu một trong ba, là hỏng.

Continue reading

Nỗi Cham-27. CHAM, VIỆT – NỀN VĂN CHƯƠNG NÚP BÓNG

Văn học liên quan đến ngôn ngữ và chữ viết.

1. Chữ viết

Chữ Trung Hoa ra đời vào thời Nhà Thương khoảng năm 1500.b Công nguyên.

Chữ Nôm [Việt] cấu trúc dựa trên chữ Hán [Trung]. Ban đầu nó mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ, gọi là chữ “giả tá”; sau đó mới nghĩ ra cách ghép hai chữ Hán với nhau: một gợi âm và một gợi ý, gọi là “hài thanh”.

Với tư cách hệ thống văn tự, chữ Nôm xuất hiện sau tk XI.a Công nguyên. Dấu ấn rõ: Bia ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (năm 1173), bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (1210).

Continue reading

TỒN TẠI & BẢN SẮC

Có nước da hơi sáng – em chối mình là Cham

mới ít tháng tha phương – anh không nhận Việt Nam

vì tự trọng – Karl Jaspers không cho mình người Đức

Henry Miller chối từ Mỹ – bởi chán ghét chiến tranh

giữa không nhận và chối từ kia cách nhau trời vực (Tháp nắng-1996)

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-18. KẺ PHÁ BĨNH VĨ ĐẠI

[mảnh chai, cây chổi & hoa]

Nhân loại mê ngủ…

Trên vinh quang giả tạo, giàu có bấp bênh, hạnh phúc mong manh, quyền lực bèo bọt. Mê ngủ – với cơm áo ban phát, tự do ăn mày, để chấp nhận sự dắt mũi đủ kiểu.

Mê ngủ – với dối trá cùng mưu mô đủ bài như loài thiêu thân lao vào nỗi tham sân si đủ dạng. Để rồi cuối cùng tất cả tiêu tán đường trong vô tận thời gian và vô cùng không gian.

Continue reading