Tiếng Cham của bạn. ‘HATAI’ ĐƯỢC DÙNG THẾ NÀO?-2

“Hatai’: “gan, tâm điểm” là một trong những từ cốt tủy, và cực hay trong tiếng Cham, nhưng lạ – ít người dùng. Ngoài đứng biệt lập, ‘hatai’ còn kết hợp với từ khác để tạo nên từ ghép tràn ý nghĩa. Vừa được dùng làm hình vị chính, và cả hình vị phụ trong từ ghép. Thử kê:

Hình vị đầu:

[‘Habau di] hatai ging’: [Tro] giữa lò bếp

‘Hatai tian’: gan dạ, can đảm

Hình vị cuối, có:

Continue reading

Tiếng Cham của bạn. ‘HATAI’ ĐƯỢC DÙNG THẾ NÀO?

“Hatai’: “gan, tâm điểm” là một trong những từ cốt tủy, và cực hay trong tiếng Cham, nhưng lạ – ít người dùng. Ngoài đứng biệt lập, ‘hatai’ còn kết hợp với từ khác để tạo nên từ ghép tràn ý nghĩa. Vừa được dùng làm hình vị chính, và cả hình vị phụ trong từ ghép. Thử kê:

Hình vị đầu:

[‘Habau di] hatai ging’: [Tro] giữa lò bếp

‘Hatai tian’: gan dạ, can đảm

Hình vị cuối, có:

Continue reading

Ngụ ngôn siêu cấp. MÈO, CHUỘT & CỌP

[hay. Khổng Minh, Tư Mã Ý & Tào Tháo, và…]

Xưa nay người thiên hạ cứ nghĩ Lão siêu hơn Khổng. Không sai, chớ Bùi Giáng và Inrasara không nghĩ đơn giản thế. Hãy nghe bác Bùi nghịch Lão Đam:

“Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nỏ nhảy, cái chàng Lão Tử thì ta biết ảnh khệnh khạng lố bịch nhà ma. Còn khệnh khạng lố bịch nhà ma là gì thì ta không biết” [diễn ý trong Sa mạc trường ca?]

Continue reading

Nỗi Cham-30. VỤ PHƯỚC NHƠN, AKHAR THRAH & TÔI

Ramưwan năm nay, Phước Nhơn đang tư thế tối Văn nghệ lớn, bỗng mưa to ập tới, và kéo dài: tạm nghỉ. Mưa bất thình lình, vài người đổ cho tại lễ hội chính [còn quen gọi là Tết Bà-ni], mà băng-crôn vắng bóng Akhar thrah!

Xuan Bao có viết về vụ này, thấy không ai nhúc nhích, mới nhắc khéo tôi cei viết mới “si-nhê”. Tôi ậm ừ, rồi cho qua đến tận hôm nay.

Continue reading

Đổi mới-2. CHO CHAKLENG GIÀU THÊM NỮA

“Cho bạc cho vàng, không ai chỉ đàng đi buôn”, người Việt nói thế. Tôi thì khác, nhiều lần chỉ đàng cho Cham đi buôn, ngay khi tôi còn buôn bán thứ hàng ấy, mới lạ.

Chakleng có giàu không? – Có, ở tầm Cham, và còn có thể giàu hơn nữa, nếu…

Dân Chakleng học hành nhiều, làm cán bộ, nhân viên Nhà nước hay mở Cty thì miễn kể, nay xin nói về ngành nghề dân tộc: Thổ cẩm.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. INRASARA BỊ DÒ BÀI!

Về hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ tính không nhắc đến nữa, do sáng nay có bạn dò bài tôi, nên kể chuyện vui. 3 chuyện cũ:

1. Bạn học xưa 40 năm bặt tăm, không dưng còm vào website tôi: “Muốn bàn về Minh triết Cham thì phải đọc được chữ Cham cổ”, tôi mới kêu:

– Mèng ôi! Sara đã xuất bản hàng ngàn trang sử thi Cham, từng dịch cả ngàn trang Kinh sách Cham, từng diễn vài Văn bia cổ Champa mà, sao yut lại hỏi thế nhỉ…

Continue reading

Đổi mới-1. CHO CHAKLENG ĐẸP

Chakleng giàu và đẹp, là cảm nhận chung của hầu hết du khách khi mới bước vào các palei Cham. Đích thị: đẹp & giàu.

Đẹp từ ngã ba Quốc lộ-1 đẹp vào tận trung tâm palei. 1km thẳng tắp với bao nhiêu là nhà cao tầng mọc lên. Hàng cây và đồng ruộng, màu áo và tiếng cười…

Không có làng Cham nào có trung tâm xỉn xò như thế: Sân Vận động+Sân Đám đa năng, Trường Tiểu học, Nhà Mẫu giáo, Làng Nghề, Trụ sở Thôn, thêm: Kut Gađak, Vườn hoa, Phòng đọc trong Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, tất cả tập trung về 1 mối.

Continue reading

Nỗi Cham-28. CHAM, ĐÂU LÀ ĐIỂM KẾT NỐI?

Một cộng đồng mất kết nối, hỏi có nguy không?

Trước 1975, Cham có Trung tâm Văn hóa Chàm, nhất là Trường Trung học Pô-Klong được xem là điểm kết nối đáng mong đợi: Giáo viên, phụ huynh, học sinh các nơi tụ lại. Sau giải phóng, là Ban Biên soạn sách chữ Chăm.

Chả có gì ghê gớm, ít ra ta có được một nơi để thảo luận chuyện cộng đồng hay chuyên môn, hoặc chỉ để gặp mặt quen biết, hàn huyên.

Nhưng rồi tất cả tiêu biến như ảo thuật.

Continue reading

Sống triết lí Cham-67. TRIẾT LÍ YÊU

Chuyển giao Tagalau cho thế hệ mới, hai lần hỏng cả hai. Có rất nhiều nguyên do chính đáng, ở đó nguyên do của mọi nguyên do là: không YÊU. “Yêu nhau mấy núi cũng trèo/ mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”.

Gặp các bạn trẻ Cham, tuổi trên 30, câu hỏi của tôi: Triết lí sống của bạn là gì? Và đâu là mục đích cuộc đời bạn, nói khác đi – bạn YÊU gì, cụ thể hơn, bạn MUỐN gì, muốn một cách nghiêm túc?

Cuối cùng bạn chuẩn bị gì, và đã sẵn sàng cho MUỐN đó chưa?

Từ Văn học Cham,

Từ thiếu niên qua thời bao cấp, trong tay không mảnh tư liệu, túi rỗng bụng không, “từ con số không, từ con số âm – có lẽ”, tôi đi. Dù trước mắt mục tiêu mờ mờ nhân ảnh dễ làm nhụt chí, nhưng tôi tin “lâu đài văn học Cham” đang ở phía trước.

Rồi đến tuổi 30, dù đã có vốn lận lưng, tôi không nóng vội cho nó xuất hiện, mà phải đúng 10 năm sau mới cho ra mắt bộ Văn học Cham-1995.

Đói khát – làm, “đại gia” – vẫn làm. Hết mình và tới cùng!

Qua Văn chương,

Thuở Pô-Klong, có đến chục bạn đồng trang lứa làm thơ, trong đó vài đứa rất khá. “Giải phóng”, tất cả lao vào “chuyện áo cơm tất bật/ mang vợ con bên đời”, thơ ca bay mất tiêu, mỗi tôi ở lại.

Sinh viên: viết; bỏ giảng đường về quê nắm đuôi cày: viết; làm rau muống: viết; đi tu: viết; buôn bán lẻ: viết; độc thân hay gánh cả vợ con: viết. Vô danh: viết, nổi tiếng: viết.

Viết và xé bỏ, rồi viết. Đóng tập, vứt bỏ, lại viết.

Vào Sài Gòn, trong tay có ba trường ca với hơn 200 bài thơ được giữ lại, dù có cơ hội với đủ điều kiện, tôi quyết không gửi đăng báo hay in tập, để mãi tuổi tứ thập mới cho nó ló mặt.

Giú mình trong bóng tối vô danh, để khi xuất hiện, nó phải rườm rà, chớ không nhợt nhạt vô hồn. Đó là yêu, chớ ham hố nhất thời, hoặc quá giang thơ để làm cái gì đó, là bạn yêu thứ gì khác chớ không phải thơ.

Thời cơm độn, tôi viết dưới leo lét đèn cày, tiểu thuyết sử thi Con đường vô tận-1990 là một. Túi rủng rỉnh tiền – tôi vẫn miệt mài, chứ không ăn chơi phè phỡn, tiểu thuyết Chân dung Cát-2006, là hai.

Đến Tình yêu đôi lứa

Yêu là lì lợm, là dai mặt, là… nhưng tuyệt không ý hướng chiếm hữu, mà:

Tình yêu là cho đi – không đo đếm, như “dòng sông cho và đi…”.

Tình yêu là tin tưởng nhau mà không sợ hãi, sợ bị mất, bị phản bội.

Qua tình yêu, hai sinh thể khác nhau khám phá lại mình, phát hiện những vi tế của cảm xúc và tư tưởng, từ đó họ hiểu mình hơn.

Từ hành trình khám phá ấy, cả hai tự nguyện làm chất trụ nâng đỡ nhau, và như hai sinh linh khác biệt làm đầy tràn chính mình và đầy tràn nhau, như hai con người trường thành.

Cuối cùng, yêu là tạ ơn, bởi “tạ ơn làm cho ta lớn lên”.

Nếu vì nguyên do nào đó mà mất nhau, tình yêu chỉ buồn – BUỒN MÊNH MANG, chứ không sầu khổ, than vãn, trách móc.

Tại sao cần triết lí yêu? Thiếu triết lí, bạn sẽ lan man, lang thang vô định, hay đụng đâu dính đó. Bạn thông minh, thêm kiến thức nữa, khi không biết mình ĐI ĐẾN ĐÂU, bạn chỉ biết bạ đâu làm đấy, bạn bị dẫn dắt bởi vô số ngẫu nhiên bất chợt xảy đến, để cả đời làm “con rối cho cuộc đời giật dây” (Chế Lan Viên).

Có triết lí, bạn không tùy tiện chủ nghĩa: “Ra đi gặp vịt cũng lùa/ Gặp duyên cũng kết, gặp chùa cũng tu”, mà đi trên con đường chọn lựa, tự tin “gậy mình mình vác, đường mình mình đi, giữa đồi núi chập chùng”, không cần biết kẻ xung quanh nghĩ gì, làm gì, và thây kệ họ giàu có hay nổi tiếng tới đâu.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-19. MỘT LẦN RỒI THÔI

“Nếu đi bộ mà thành Phật được thì không ai cần tu, trên địa cầu này có cả trăm triệu kẻ cơ nhỡ lang thang đã thành Phật. Nếu ngồi mà thành Phật được thì những người tê bại liệt xụi cũng đã thành Phật hết rồi”.

Một vị thượng tọa đã ngôn như thế!

Tôi biết một vị đã hành nghiêm ngặt đủ 13 hạnh Đầu Đà, còn trước cả Minh Tuệ, nhưng đắc được như ông, thì chưa. Đâu phải ai biết làm thơ đều thành thi sĩ, nói chi thi hào. Mà chuyện liên quan đến tâm linh thì càng.

Continue reading