TÔI, 10 CÁI MỚI CHO CHAM & VIỆT NAM

“Sống, và không để lại dấu vết” – tên một tùy bút dài được viết hơn mươi năm trước. Ý định là thế, nhưng rồi 68 năm lướt qua trần gian, dấu vết tôi đã rớt lại. Như thể, “đi, như là ở lại”.

Sắp vào tuổi thất thập, biết mình không thể làm gì mới thêm, nay nhân đầu năm mới Cham, thử ngoảnh lại mình, ghi ra 10 dấu vết nho nhỏ, dẫu tôi biết, tất cả chúng sẽ tiêu tán đường ở một ngày không xa. Biết, và vui.

Continue reading

CHAM: 7 ĐIỀU CĂN CỐT CẦN BẢO TỒN VÀ LAN TỎA

Hơn nửa đời hư: Sống, suy nghĩ, hành động trong, qua và giữa Cham, tôi rút ra 7 điểm căn cốt nhất. Mời anh chị em đọc và suy ngẫm.  

1. Truyện cổ: “Đi tìm học, bán vợ”

Ở truyện cổ này, Cham quan niệm về sự học rất cao cường. Đó là học để biết, là tình yêu Tri thức hay yêu cái Biết đúng nghĩa.

2. Chế độ gia đình Mẫu hệ Cham & 3 không

Chế độ này nay đã lạc thời, dẫu sao nó lưu lại 3 điểm nhấn sáng giá: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, và cả hai không ăn xin.

Continue reading

Inrasara. HÓA GIẢI VÀ HÒA GIẢI KHỞI TỪ VĂN HỌC

1. Hội thảo khoa học Quốc gia: “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” ngày 28-10-2016 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thu hút non 200 tham luận từ các Đại học, Viện Nghiên cứu, các cá nhân từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ thấy sức hấp dẫn của chủ đề hội thảo này. Ở đó văn học miền Nam (1954-1975) được xem là bộ phận chủ lực của hội thảo.

Lâu nay văn học miền Nam, do nhiều nguyên nhận khác nhau, đã bị phân biệt đối xử, bị gọi tên không đúng và không đáng, để phải non nửa thế kỉ sau, nó mới được trả lại sự tôn trọng đáng kể về đóng góp của mình. Hạnh Nguyễn trên báo Nhân dân (ngày 13-9-2016) trong “Ứng xử với văn học miền Nam trước 1975” là một.

Continue reading

Đỗ Tấn Thảo 5 BÀI THƠ

+

CHỖ VÔ TÌNH CÁCH TRỞ

Rời bãi chiến trường
Chằng chịt những độc hại
Lu lấp gian manh xảo trá, ém nhẹm, tước đoạt
Loài ốc đá thản nhiên chậm chạp
Bò rập rờn làn nước suối mát trong
Định mệnh rong rêu trường tồn tự đắc
Khe rừng hoang vắng
Nứt nẻ mùa màng
Chim cu gù hàn gắn
Vang vọng âm u

Continue reading

BIỂU TƯỢNG MINH TUỆ

Thơ ít lời mà nói được nhiều. Tôi nghĩ bài thơ: “Thi ca và thi sỹ” cùng bài “Hành hương Em” trong tập Hành hương Em in năm 1999, đã thay lời muốn nói về tất cả những gì liên quan đến biểu tượng lớn này.

Hiện tượng không gì hơn đánh thức nhân loại nhìn về miền sáng khác bị bỏ quên.

+

THI CA VÀ THI SĨ

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-27. MINH TUỆ, ĐẠO SĨ BÌNH THƯỜNG VĨ ĐẠI

Đây là một BIỂU TƯỢNG, lần đầu tiên nhìn thấy ông, tôi đã định ngay cái danh ấy. Và tin vào bước chân trần kia – tuyệt đối.

Sau đó là, ĐẠO SĨ MINH TUỆ đầy trân trọng.

Nữa, là bậc CẬN ALAHÁN, và có khi đã LÀ nữa không chừng.

Một năm qua đi, cái TIN của ngày càng được xác tín, từ ông và từ tôi.

Đầu năm Cham lịch, xin nói TO lên lời tạ ơn Trời đất đã ban tặng cho nhân gian Minh Tuệ.

Thế hệ nhà văn sau 1975: NHẬN DIỆN & TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Phát biểu tại Hội thảo 2019 & trả lời phỏng vấn VOV:

Tôi không nói đến cách tân mà nêu lên khác biệt: vùng miền, tác giả, dân tộc… Nhà thơ miền Nam ít quan tâm đến “cách tân”.

Từ phản tỉnh đến phản kháng sang “phản động”. Hầu hết khuôn mặt thơ sáng giá nhất ở miền Nam tự chọn lối in photocopy các tác phẩm của mình, dù ở đó không ít tập có thể chui lọt cửa nhà xuất bản chính thống. Họ muốn thế. Chỉ với mục đích duy nhất: khẳng định tư thế tự do của một nghệ sĩ sáng tạo.

Continue reading

LỄ TẨY TRẦN THÁNG TƯ-2002

Bản dịch tiếng Anh 2005-1: Chương Đài, 2014-2: Alec G. Schachner

Rija Nưgar – Chúc bà con, anh chị em, và bạn đọc năm mới Cham an lành. Sara đăng lại bài thơ đinh trong tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư, cùng 2 bản tiếng Anh của Tiến sĩ Chương Đài [Hoa Kỳ] và bạn Schachner [Mỹ gốc Do Thái].

Thuk siam!

+

Nắng đã khởi động trên đồi tháng Tư

Continue reading

Sống triết lí Cham-76. TÔI TẬP & LUYỆN

Tạm phân người trần gian theo 4 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Làm chủ tiền của, điều ai cũng có thể, doanh nhân là đại biểu;

[2] Làm chủ kiến thức, là đất sống của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Làm chủ tư tưởng – nơi triết gia, kẻ sáng tạo, nhà phát minh thi thố;

Dẫu sao sinh linh ở bậc [3] vẫn còn mang vác tâm cảm của người đời thường hỉ nộ ai lạc; phải bước qua cấp bậc

Continue reading