Đoàn Quỳnh Như Vọng từ một Hành trình yêu

Lời giới thiệu Vọng, tập thơ của Đoàn Quỳnh Như, NXB Hội Nhà văn, 2009.

Hành trình yêu của Đoàn Quỳnh Như đưa người đọc giáp mặt ngày lạ lẫm.
Những ngày rộp, ngày trút đổ, ngày căng rỗng, ngày rỗng thênh, ngày nguyên sơ, ngày rộc, ngày hớn hở, ngày chảy tan, ngày nấc nghẹn, ngày không mưa không nắng, ác mộng ngày, ngày màu đêm,…
Tất cả là ngày trí nhớ mất tích. Continue reading

Vị trí của Trường ca trong văn học Chăm

Đài VTV, Nguyên Linh thực hiện vào ngày 19-3-2009.
Đây là bài chuẩn bị phát biểu cho phim tư liệu dài 15 phút, sẽ được phát một ngày gần đầy.

*
Thưa nhà thơ – nhà nghiên cứu Inrasara, để bắt đầu câu chuyện của chúng ta hôm nay, ông có thể cho biết: tại sao, với cơ duyên nào mà ông lại trở thành một nhà Chăm học, hay nói cho cụ thể hơn, một người Chăm nghiên cứu về những giá trị trong di sản văn hóa nghệ thuật của chính người Chăm? Continue reading

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 10. Nguyễn Thế Hoàng Linh

Trích chuyện luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Nguyễn Thế Hoàng Linh & hành trình ca dao cho thời hậu hiện đại

Nguyễn Thế Hoàng Linh làm thơ dễ, nhanh và nhiều. Ào ào, hàng trăm bài, hàng mấy trăm bài, ngàn bài. Khác với Bùi Chát mà mỗi ngày có thể sản xuất 33 bài thơ nghĩa địa, nhưng loại thơ này chủ yếu chế tác [hay kí sinh] trên thơ người khác, Hoàng Linh sáng tác.
Khởi đầu viết, đa số người làm thơ Việt xu hướng lãng mạn. “Và nỗi nhớ lại bắt đầu với gió” – Lê Vĩnh Tài. Con đường lớn này rất dễ sa ngã, sa ngã đặc trưng của lối mòn. Xa lộ chính là tử lộ, như lối nói của Nguyễn Hưng Quốc. Continue reading

Đàng Năng Anh: Vụ Bổn mùa mưa

Mười ba rồng rã nước cuốn
Cánh đồng xanh ngã đầu nước qua
Ầm ầm con đê chiều xa vắng
Vụ Bổn thân yêu chìm trong gió mưa
Đồng quê chìm trong bóng nước
Suối lớn ngăn chẳng nôỉ con rồng nước cuồng quẫy
Bóng cây dần dần đỗ nghiêng
Chà Din kêu lớn chẳng ai hay
Bờ đê nhỏ hẹp đành gục đầu,
Ếch kêu thê thảm gò đất chẳng màng
Cây xanh trọc đầu chim bay đi
Ôi sao thê thảm cảnh nước cuốn
Dân ta đâu đầu ôm lấy nợ,
Thương xót mùa màng, kẻ trắng tay
Khủng khiếp cơn mưa vẫn tràn trề

Mùa lũ tháng 12/1005

*
Chà Din và Suối Lớn là hai hồ lớn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp thôn Vụ Bổn.

Cao Dương: Nhà thơ Inrasara ở Cần Thơ…

NHÀ THƠ INRASARA QUA CHUYẾN ĐI SÁNG TÁC Ở CẦN THƠ
Báo Cần Thơ, 28-9-2002.

Inrasara là một người dễ gần gũi, tạo ấn tượng tốt với những ai tiếp xúc cùng anh, nhất là trong chuyến anh cùng đoàn văn nghệ sĩ thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Cần Thơ về sáng tác ở thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy mới đây. Tình cảm ấy của anh còn thể hiện khi tiếp xúc lãnh đạo địa phương. Nhưng bộc lộ rõ nhất là khi đứng trước bia căm thù, được thể hiện qua bài thơ “Ngôn từ” ngay hôm anh đi thực tế ở Vị Thủy ngày 20-9 vừa qua: Continue reading

Miên Trà: Về Làng ĐỒNG DƯƠNG

Vua đi đâu bỏ Đồng Dương hoang phế
Tu viện, đền thờ, Bồ tát cũng hết nghiêm
Ta về bên tường gạch lộ thiên
Cây chống đỡ bao ngày xiêu mục nát

Đứng bên mé rừng
Nhìn ra cánh đồng khô, khát
Nước ao vuông còn chảy dưới ngầm?!
Có ai khấn nguyện nữ thần
Về lượm gạch xây trùng di tích.

Thăng Bình, tháng giêng Quí Sửu.