A bird that can’t fly

Trích đoạn:
Thanhnien News Daily, November 16, 2008

Literary critics say Vietnam’s lack of literary leadership is due to outmoded worldviews and historical problems.
As the Nobel Prize for Literature is set to be awarded to a French author next month, Vietnamese literary critics are speculating about why local writers have never received the honor. Continue reading

Thông tin về Công ty thổ cẩm Chăm INRAHANI

Công ty thổ cẩm Chăm INRAHANI (Cham Weaving, Cham Textile, Tho cam Cham) vừa dời và làm mới địa điểm, xin thông tin đến quý khách hàng và bà con anh chị em biết:
INRAHANI CO. LTD
Director: Thuận Thị Trụ
Company & Office: 205/38 Thoai Ngoc Hau Street,
Ward Phu Thanh, Tan Phu District, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel: (84) 08-3973.1516; Mobile: 0903 387541
E-mail: inrajaka@yahoo.com; inrahani@yahoo.com.
Website: www.inrahani.com

*
Champa

1. Formé à la fin du IIe siècle, le royaume du Champa devait se replier vers le Sud et finit à travers les péripéties de l’histoire, par disparaitre avec le XVIIIe siècle Continue reading

Trần Hữu Dũng, Thơ còn bao điều muốn nói

Cuộc sống và cuộc văn chương Sài Gòn xô bồ, rối rắm, căng phồng, hỗn độn và chuyển xoay nhanh rất khó nắm bắt. Dù ta quen thân với nó đến đâu, nó vẫn mở ra với ta bao khác lạ và mới lạ. Mỗi ngày mỗi khác lạ, và xa lạ. Khó hiểu, khó nắm bắt. Sáng mở mắt, chạy xe đến công sở giải quyết công việc hay ngồi mấy giờ liền quán cà phê vỉa hè tán dóc, trưa bia bọt bù khú, tối hộp đêm đèn mờ mù khói thuốc hay chơ vơ tầng thứ ba mươi lăm nhâm nhi nỗi cô độc. Continue reading

Trần Can: Văn 16 – Thơ ca và thân phận…

Thơ ca là trò chơi chữ nghĩa của con người, con người lại là trò chơi của số phận. Như bài thơ chỉ thực sự là bài thơ khi ta hoàn thành nó, ta sinh ra là ai, ta cũng chỉ biết khi đã là.
“Con là Chăm ngay lúc ban đầu vỡ ra tiếng khóc ”
còn được nhấn mạnh:
“Hơn thế nữa, chín tháng mười ngày trước khi vỡ ra tiếng khóc”*
(thơ Inrasara)

Sara chấp nhận định phận của mình như nó phải là, anh là Chăm, không thể khác. Continue reading

Con đường đi vào văn chương hậu hiện đại Việt Nam

Trần Thiện Khanh thực hiện.

Báo Điện tử Tổ quốc phỏng vấn Hải Lam và Inrasara về Hậu hiện đại.
Sau đây là nguyên văn Inrasara trả lời. Nếu muốn đọc cả Hải Lam, xin mời đọc ở đây:
http://vanhocquenha.vn/view.asp?n_id=3089&n_muctin=23

* Văn chương hậu hiện đại ở Việt Nam manh nha từ bao giờ?
Inrasara: Từ Bùi Giáng vào đầu thập niên 70 của thế kỉ trước, chắc chắn thế. Continue reading

Trần Can: Thơ 17 – Đi về phía giấc mơ…

Đi về phía những giấc mơ tan vỡ
đi về phía nỗi buồn
đi về miền đất linh thánh cũ
nghe ra không thấy bến bờ

đi về những ngọn đồi xa khuất
thành quách xưa chìm trong mơ
những tháp đền mọc hoang cổ tích
trăm năm ngàn năm chơ vơ

đi về phía những câu thơ lưu lạc
nghe như sương khói giăng mờ
bỗng dưng gặp lại hồn năm cũ
chợt ta ngồi khóc bao giờ…

Quan điểm VĂN CHƯƠNG 01

Trích đoạn: Chân dung Cát, 2006.

– Lúc này ông đang viết gì?
Không phải Vang hay anh bạn chủ nhà mà là Thụy, hỏi. Có lẽ do tọc mạch.
– Tiểu thuyết Chân dung cát.
– Để đem vài nhân vật ra chế giiễu cho tiện chứ gì.
Hà Vân sâu sắc là thế mà đã khuyên tôi anh sớm kết thúc tiểu thuyết đi để em nhờ cô bạn chuyển thể sang kịch bản phim… Tôi làm thơ cũng chả ý đồ được tuyển vào sách giáo khoa cho học sinh học thuộc hay nhạc sĩ nào đó nổi hứng hoặc chiếu cố mang ra phổ nhạc. Tôi nói ý này cho đồng chí cán bộ Bá Thụy nghe và thêm: văn chương không cúi xuống làm chuyện đó, không tự cho phép mình làm trò lếu láo ba bốn lăng nhăng đó.
Còn nó sẽ làm gì? Ông thật nghiêm túc muốn hiểu?
Tôi nhìn thẳng vào mắt ngài cán bộ Bá Thụy, đầy cải lương nghiêm trọng. Tôi nói: văn chương không ưa nổi trò nghiêm nghị. Nhưng loài người thì nghiêm trang nghiêm trọng hơi bị nhiều. Nghiêm nghị trúng vụ bắp, nghiêm trọng tuổi tên chàng hảng trên trang báo, nghiêm nghị học vị học hàm hay nghiêm trọng trò đọc diễn văn, nghiêm nghị nghiên cứu hay nghiêm trọng một thành tích bé con mới giật được, nghiêm nghị tri kiến tha lâu lưng tổ hay nghiêm trọng trương mục ngân hàng, nghiêm nghị cá tính lẻ loi hoặc nghiêm trọng bản sắc tập thể cộng đồng, nghiêm nghị tôi với nghiêm trọng bác vân vân. Bác cứ tiếp tục kê biên, nếu cảm thấy khoái. Mấy trò nghiêm nghị đó, văn chương cười vào mũi. Cười nhạo thôi. Không mỉa mai sâu cay cũng chả chua chát căng thẳng bật máu mà làm gì cho nhọc cái tâm linh. Nó khoái hoạt. Nghĩa là chính văn chương cũng phải học không tự biến mình thành trầm trọng. Nó có khả năng tự cười mình. Cười mình to hơn cả.
Cái thằng tôi ấy yêu em yêu cả cuộc đời nhưng luôn biết tự nhạo cái tình yêu buồn cười ấy, dù mất em rồi xa em rồi hoa đã tàn tôi về đứng bờ sông Seine đêm nay định nhảy xuống cầu Mirabeau (ôi, ví có thêm đời sống thứ hai hay ba thì tôi đã nhảy cái cho đã đời rồi) nhưng chính cái cười níu tôi lại bên đời quạnh hiu sung ôi S-Ư-Ớ-N-G… Cái thằng tôi ấy dù từng nai vai [trâu] ra cày thuê sắm cho được tủ sách mỏng dày, mỏi gối chồn chân đi gõ tìm từng mảnh tư liệu rơi rớt dọc con đường điền dã hay còng lưng [cụ non] ra viết dúm công trình nặng bao tải chở đầy nguy cơ đẩy tuổi trẻ tôi chìm không đáy vào hố nghiêm nghị; lại cái cười lần nữa thòng cọng hành xuống cứu vớt tâm hồn dại dột tôi sống sót. Cái thằng tôi ấy từng buổi sáng nhấm nháp trà Bắc với nhâm nhi từng giọt lời khen tặng nhiều cố gắng đầy sáng tạo để được bay lâng lâng trên đôi cánh thiên thần của hội viên Hội hội viên Hội của nhà, sĩ, của trân trọng kính ngài lên phát biểu dạ thưa cám ơn, sẵn sàng dồi tung ngài như con rối; cái cười vội túm lấy chòm tóc em ôi sợi ngắn sợi dài giữ lại, vuốt vuốt nó và xoa đầu thôi đủ rồi em ạ chỉ là trò đùa trong điệp điệp muôn trùng trò đùa không hơn thua phân tấc ôi em!
– Văn chương đẩy ta ra xa bãi bờ buộc ta học nhìn mình từ bên ngoài, châm chọc ta cho ta biết mở trí xem nhẹ mình. Chức tước hay tên tuổi. Ria mép hay mụn nhọt. Mái tranh với lâu đài. Cốc bia ngoại hay chén rượu nội, như cái bác đang cầm ấy mà! Văn chương dạy bác xem thường nó, nhẹ hều một kiếp…
– Cái cười giải phóng con người khỏi mọi mê tín. Thình lình tôi ưỡn ngực nghiêm giọng…

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 02. Chân Phương

Bài phê bình nằm trong chuyên luận: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại.
*
Chân Phương, lữ khách blues trong thơ đương đại.

Buồn. Đó là chuyện muôn đời của thi sĩ. Đông hay Tây, kim hay cổ.
Cảm giác không gian bao la, một sinh thể nhỏ bé mong manh mang tên con người trôi bềnh bồng trên mặt đất mong manh đang bềnh bồng trôi, Huy Cận cảm được nỗi lạnh và, buồn. Trực cảm trời đất vô cùng, xa và dài là thời gian, Trần Tử Ngang buồn rơi nước mắt. Tiễn người, khi tàu đi bỏ lại sân ga chênh vênh một góc trời, Hoài Khanh đối mặt với khoảng trống cô đơn – buồn. Xa, buồn tha phương của Thôi Hộ; gần hơn, buồn không hiểu vì sao buồn của Xuân Diệu. Thi sĩ nòi nhạy cảm với thân phận, buồn chưa bao giờ làm vắng mặt suốt hành trình thơ của họ.
Đó là buồn của đời xưa, thời xưa. Cảm nhận khoảng cách, xa hay gần, dài hay ngắn, là điều dễ nhận thấy. Nhưng thời nay đã khác. Continue reading

Yamy – Thơ 14.

Tặng Tiến, Minh, Giáo (Ban quản lý Mỹ Sơn).

Lửa đến từ trời mang lưỡi tầm sét
Lửa trào lên đất với dung nham
Prométhé lấy lửa cho người
Sưởi ấm tình đồng loại!

Không ai biết chim lửa từ đâu?
Về dạy người Chăm nhảy múa Continue reading

Đỗ Doãn Hoàng: Bí ẩn đằng sau “công nghệ làm mới di tích”

theo báo Lao Động số 84, ngày 16 & 17-4-2009
Bài viết rất hay, xin cám ơn tác giả.

(LĐ) – Cần phải công bằng mà nói: Với một số tháp Chăm ở miền Trung, do chưa thể giải mã được những bí ẩn vật liệu và công nghệ xây dựng của người xưa, nên các nhà trùng tu đôi khi sử dụng vật liệu mới và “ngụy biện” đây là điều bất khả kháng để chống sập.
Tuy nhiên, cũng không thể vin vào cái cớ chống sập để làm mới tháp cổ, để cải tạo không gian tháp cổ thành cái công viên xanh – đỏ – tím – vàng như ở Bánh ẹt.
Người thiếu hiểu biết, có “tín tâm” mù quáng phá di tích đã đành; gần đây, khi mà dư luận bắt đầu thật sự thể hiện rõ vai trò giám sát của mình, thì mới vỡ lẽ ra điều cốt lõi hơn: Sai phạm ở quá nhiều công trình trùng tu tôn tạo “chính quy”. Continue reading