Lễ tẩy trần tháng Tư 1/ 9

Inrasara
LỄ TẨY TRẦN THÁNG TƯ
NXB Hội Nhà văn, H., 2002.

*
Buổi sáng – rất sảng khoái, tôi ra sông Lu
gánh theo đầu kia 41 inư akhar Cham K C T, đầu này
nhúm chữ cái Latinh A B C
nhận đầu chúng xuống nước bắt tắm gội từng đứa một
và tôi vui vẻ tắm với chúng
.

Lễ tẩy trần tháng Tư 1/ 9

*
TAM TẤU Ở NGƯỠNG THẾ KỶ XXI

1. Cha

Xưa
dưới cái rây lịch sử khổng lồ
cha lọt sàng sống sót.

Lổm ngổm bò dậy làm người
một phép lạ. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-11.

Chúng ta không có tự do, chưa sẵn sàng cho tự do, sợ tự do, thậm chí nói như E. Fromm – chúng ta chạy trốn tự do escape from freedom. Không tự do, bởi ta muôn đời lệ thuộc vào quyền lực đủ loại, đủ dạng. Từ ý thức hệ tôn giáo hay chính trị đến nền giáo dục ta thụ hưởng, từ truyền thống văn hóa đến nề nếp gia đình nơi ta sinh và lớn lên, từ uy tín của đạo sư hay lãnh tụ đến cuốn sách ta đọc, vân vân. Khi còn lệ thuộc vào một quyền lực nào bất kì là ta còn quy thuộc vào trung tâm. Còn trung tâm là ta còn chưa thể sắn sàng cho hậu hiện đại. Như ngay cách bố trí chỗ ngồi cho cuộc trò chuyện hôm nay cũng mang đầy “chất quyền lực”. Khi tri thức là một thứ quyền lực thì kẻ truyền đạt tri thức cũng dễ tạo cho mình một quyền lực: quyền lực của kẻ biết! Trong khi tôi đến đây không có ý định mang cái biết đến với các bạn, và các bạn chỉ là người tiếp nhận thụ động. Mà cùng ngồi lại như là những sinh thể độc lập sẵn sàng cho tự do, cho tiếp cận một trào lưu văn chương mang ở tự thân yếu tính tự do. Chỉ khi bạn tự do bạn mới giải trung tâm. Giải trung tâm là căn cốt của tinh thần hậu hiện đại. Giải trung tâm ở mọi lãnh vực, mọi khía cạnh, cấp độ. Hậu hiện đại liên quan mật thiết với tự do.
Bằng lối mở như thế, chúng ta có thể thảo luận về hậu hiện đại được rồi.

(Inrasara, Mở đầu cho “Đối thoại hậu hiện đại”).

Tagalau 10: LỜI MỞ

Mười năm đi qua, từ số Tagalau đầu tiên mở mắt chào đời vào mùa Katê 2000. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu, biến động của thời cuộc, thay đổi của lòng người, Tagalau vẫn tồn tại và phát triển. Phát triển, thủy chung như tôn chỉ ban đầu; tồn tại với sự ủng hộ của độc giả gần xa và cả giới chuyên môn trong và ngoài nước. Đó là điều đáng mừng. Continue reading

Phát hành Tagalau 10

Tuyển tập sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm.
số đặc biệt Kỉ niệm 10 năm Tagalau
Chủ biên: Inrasara
Nhà xuất bản Văn học, H., 2009.
Khổ: 14,50 X 20,50cm; 306 trang; in: 700 bản;
Giá bìa: 30.000 đồng.

Tagalau 10
ấn hành dưới sự tài trợ của Bạn thơ Chế Mỹ Lan
Cty TNHH Thổ cẩm Chăm Inrahani
& hai bạn đọc yêu Tagalau
Xin chân thành cám ơn tình cảm quý báu của quý Cty & các bạn.

*
Từ ngày 12-8-2009: Tagalau 10 phát hành tại các địa điểm sau Continue reading

Tuệ Nguyên: Thơ 08 – Về tôi

Tên tôi: Thạch Trung Tuệ Nguyên
quê: Caklaing

Gia đình tôi
tính cả ba mẹ và các em: có 6 người – chưa rụng quả nào

Tôi ít khi quan tâm đến tuổi tác theo thủ tục hành chính
vì lẽ tôi không đếm ngày sống của mình bao giờ

Ngôn lời của tôi là những cảm xúc nung sôi
có khối óc làm chất xúc tác
Và trái tim làm chất dính Continue reading

“Khóc Tây Tạng”, xuất xứ, đại ý, cảm tưởng

Thế là cuối cùng, hơn nửa đời chữ nghĩa, tôi cũng đã làm ra được một bài thơ gây xôn xao dư luận!
Nhớ năm ngoái, trong buổi ra mắt tập thơ mới của Bằng Việt tại Nhà sách Đông Tây ở Hà Nội, sau khi nghe hết MC rồi tác giả nói về tập thơ mất 45 phút, khi được mời ý kiến, tôi có nói đại ý: Nhà thơ Bằng Việt đã hiểu thơ mình… sai. Đùa Bằng Việt như thế, tôi muốn nhắc rằng, nhà thơ không nên nói về thơ mình mà, nếu loại thơ đó được viết theo hệ mĩ học lạ, cần tập trung nói về nó, như thể ném sợi dây dẫn cho bạn đọc lần sang chính tác phẩm. Ở đó, tác phẩm sẽ tự nó phát biểu về chính nó Continue reading

Thông tin

Chiều nay, 14 giờ, 9-8-2009, Đài Truyền hình Việt Nam phát trên kênh VTV1 chương trình:
“Còn lại với thời gian 8”:
TRƯỜNG CA CHĂM – ARIYA CAM.
Inrasara nói chuyện và trả lời xung quanh đề tài Trường ca Chăm.
Kính mời độc giả Inrasara.com đón xem. Chương trình sẽ được phát lại trên kênh VTV4.
Inrasara.

Vấn đề tuyển thơ: Tuyển ai phụ thuộc rất nhiều vào việc ai tuyển

Tuyển thơ Việt thế kỉ XX đang là đề tài nóng của văn đàn mươi ngày qua.
Sara cũng đã có y kiến về vấn đề này. Xin mời bạn đọc theo dõi:
*
Đăng báo Tiền phong chủ nhật, 9-8-2009.

Thời gian qua, chúng ta đã làm nhiều thi tuyển, đủ kiểu. Theo đề tài, theo thời đoạn, theo giới cũng có mà theo nghề nghiệp cũng xong, khuynh hướng sáng tác lẫn quen biết bạn bè cũng không chừa. Để làm phong trào, để giải ngân hay để gì nữa thì có ma mới hiểu. Người tuyển luôn mặc cho cảm tính, cảm tình hay dáng vẻ của các tên tuổi thao túng. Dù ở “lời nói đầu”, Ban tuyển bao giờ cũng tuyên vô tư khách quan đáo để. Continue reading

Hành hương em 4/5.

HƠN CẢ NỖI CHIA XÉ

Không còn ở lại mẫu số chung sử mệnh nữa rồi
mọi sức rướn đang ngoi tìm tử số
ngậm tiếng hát riêng lẻ
nhận làm đứa con thiếu tháng của ngọn đồi hoàng hôn.

Ánh sáng cơ hồ xé lẻ chúng ta
thứ ánh sáng choáng ngợp
màu nắng chung nhưng tôi – em linh hồn ngoảnh mặt
như chưa từng là khổ đau. Continue reading