CÁC KHUÔN MẶT MỚI: Thông tin – giới thiệu.

THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI – Tập 4.1
CÁC KHUÔN MẶT MỚI

phê bình – giới thiệu – tuyển thơ
Tác phẩm nằm trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI, sẽ xuất bản không theo trình tự từ nay đến 2010. Bộ tứ là:

Tập 1.
15 NĂM THƠ ĐỔI MỚI
I. Dẫn nhập
Thơ đổi mới, một khởi đầu mới (đã đăng một phần trên Văn nghệ)
II. Tuyển thơ
12 tác giả, phê bình và tuyển 7-10 bài thơ/ tác giả.
III. Phần kết

Tập 2.
THƠ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
I. Dẫn nhập: Thơ dân tộc thiểu số Việt Nam, từ một hướng nhìn động.
(đã in trong Song thoại với cái mới)
II. Tuyển thơ
12 tác giả, không có bình luận riêng, tuyển 7-10 bài thơ/ tác giả.
III. Phần kết: Thí sĩ Chăm đã góp gì vào thơ Việt hôm nay?

Tập 3.
THƠ VIỆT, TỪ HIỆN ĐẠI ĐẾN HẬU HIỆN ĐẠI.
I. Phần mở: Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại (đã đăng ở Tienve.orgInrasara.com)
II. Phê bình & Tuyển thơ
18 tác giả. Mỗi tác giả đều được dành 1 bài viết & tuyển 7-10 bài thơ.
III. Kết: Đối thoại hậu hiện đại (đã đăng trên Tienve.org)

Tập 4.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI
Mới toanh: xuất hiện sau 2006
Độc đáo: có lối đi riêng
Bản lĩnh: dám đi một mình
Là…
12 khuôn mặt thơ mới!
… và còn những khuôn mặt khác ở tập tiếp theo.

Từ hôm nay, mỗi tuần inrasara.com giới thiệu 2 khuôn mặt, để cuối cùng là phần tổng luận.

Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại 03. Đoàn Minh Châu

CÁC KHUÔN MẶT MỚI
nghiên cứu – phê bình – tuyển thơ
là tập 4 trong bộ tứ THƠ VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI
gồm 12 nhà thơ, mỗi nhà được dành một bài giới thiệu và tuyển 7-10 bài thơ.
Sẽ tuần tự có mặt trên inrasara.com, sau cùng là bài tổng luận:
“Thơ Việt sau hậu hiện đại & Phê bình mở”.
CÁC KHUÔN MẶT MỚI sẽ được tiếp tục phần 2.
(chú ý: mỗi khuôn mặt được tiếp cận và thể hiện mỗi cách khác nhau)

*
Họ và tên: Đoàn Thị Minh Châu
Bút danh: Đoàn Minh Châu
Sinh năm 1984 tại Điện Bàn, Quảng Nam
Nơi cư trú hiện nay: Đà Nẵng
Công việc: Dự án Công nghệ thông tin
Tác phẩm đã xuất bản: m-n & z, Minh Châu xuất bản, 2008.
Thơ đã đăng tại Tiền Vệ, Hợp Lưu, Da Màu.

*
ĐOÀN MINH CHÂU SAU CHIÊM NGHIỆM NỖI BUỒN

những con đường chạy qua tay, những con đường dưới đất và con đường trên trời, những con đường chạy quanh đan thành kí ức của mặt đất. Là con đường dọn sẵn, như thể mấy con đường đi ngược, cũng là con đường thiên lý nhấp nháy ước mơ rong ruổi hay những con đường cay nghiệt như sợi xích lòng vòng trói tuổi đời vào lặt vặt bé mọn của trí não âm u
tôi ngồi đó Continue reading

Lưu Mêlan: Thơ 01 – Sinh

Sinh 1

1.
Tiếng vọng kinh cầu đâm đêm phụt rỗng
Thượng đế chối từ mi, Jesus, Đức Phật
Chỉ còn thân xác rã rời mi
Quần la trong đêm tối
Mảnh hồn mi nhòa khan cát bụi
Gió phi trường Thành Sơn xa lạ mi
Núi Chà Bang xa lạ mi
Và cả biển
Réo gọi người
Khác Continue reading

Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 5/ 9

YÊU NHAU 3 THÌ

1. Thì Lãng mạn hậu thời

Ở một thành phố phương Nam khi xe cộ đã đi ngủ
sự vắng mặt em khởi động nhớ trong anh
nhớ vào mùa gieo hạt

Nhớ
sáng tạo điệu bước em & ánh mắt em
môi hé em & vùng ngực nõn em. Sáng tạo
bàn tay móng ngắn em & vòng ôm nhiệt tình em Continue reading

Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 4/ 9

ĐIỆU CUỒNG VŨ BUỒN
hay Chuyện Ong Ka-ing Cân

Ở đó gió không còn nhảy múa trên ngọn đồi sớm mai nữa
ở đó con gà trống chờ hiến tế không gáy tiếng cuối cùng
ngọn lửa cháy thiếu nhiệt tình ở đó
chai rượu lễ tẩy trần không ai rót

Ở đó ông thấy thế giới thật buồn Continue reading

Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 2/ 9

Chuyện 6. Một ngày trong đời Trần Wũ Khang

Một ngày trong đời của Trần Wũ
Khang một ngày như mọi ngày, hắn
bước chậm rãi về phía chuồng bò
dáng cao lớn khom khom, hắn dừng

Lại nấn ná hồi lâu rồi bước
tới. Một ngày như mọi ngày buổi
sáng hắn mở chốt chuồng từ từ
vậy thôi, nhìn lũ bò bước ra Continue reading

Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 1/ 9

Inrasara
Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức

Nhà xuất bản Hội Nhà văn
Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh
– 2006 –
*
Không bên lề
không trung tâm
tôi trú trên đường biên
Không ngoài luồng
không chánh lưu
sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!
mỗi các ông cứ dựng chòi
mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới
.

Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức 1/ 9

I.

CHUYỆN NGƯỜI ĐỜI THƯƠNG

Chuyện 1. Anh Đạm

Có người thơ tấp tểnh đi buôn
lận lưng ít nắng quê làm vốn
đi, cứ đi phiêu giạt đất trần
chân sạn, buồn đầy, hai tay trắng Continue reading

Chế Mỹ Lan: Văn 01 – Chuyến về thăm plây

Bút ký

Ra khỏi phi trường Tân Sân Nhất, nhác thấy những người thân trong gia đình như đang dáo dác tìm tôi, tôi lao tới ôm lấy họ. Tôi nghe như mình đang trong cơn mơ vậy. Tôi đã thật sự đến Việt Nam rồi ư? Quê hương tôi đấy ư? Thời gian bay nhanh như gió. Nhớ ngày nào rời Việt Nam, lúc đó tôi vừa mới học xong trung học, lơ ngơ trước ngưỡng cửa cuộc đời. Vậy mà đã mười một năm!
Mọi người vội vã lên xe khách đang nổ máy, cùng về. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng I-02.

Logic hình thức ngôn ngữ luôn quy định tư duy, từ đó sai khiến hành động con người. Lối phát biểu rất lạ của chúng ta: người Chăm – người Bàni (làm như người Bàni không thuộc tộc Chăm!), chữ Chăm – chữ Bàni (làm như chữ Chăm không phải là của Chăm Bàni), hay Trường ca Chăm – Bàni… Lối phát biểu đó khuôn định đầu óc chúng ta ngày này qua ngày khác đã tạo cho chúng ta các hành vi, ứng xử phân biệt. Hay khi dùng thuật ngữ: Akhar Cham klak – Chữ Chăm cổ thay vì Akhar thrah – chữ truyền thống để chỉ thứ chữ đang được dạy cho con em học thì vô hình trung đặt nó ở phía đối trọng với chữ Chăm mới – mà mới chắc chắn tiến bộ hơn rồi – mặc dù chúng ta không bao giờ muốn vậy. Hoặc khi cứ lải nhải mãi Chăm mất đoàn kết, Chăm đố kị là chúng ta đang tự ám thị mình và rồi sẽ như thế thật.
Nhưng có thực sự Chăm mất đoàn kết hay đố kị?
(1981)