Nghệ sĩ dân gian Chăm 2: Thiên Sanh Sở


* Chân dung Thiên Sanh Sở, 2010 – Photo Inrajaya.

Từ tháng 1-2010, Inrasara.com giới thiệu đến bạn đọc các nghệ sĩ dân gian Chăm. Bắt đầu từ Mưdwơn Gru Hán Phải… Non 30 nhân vật sẽ tuần tự có mặt với bức chân dung vừa chân phương vừa sinh động. Qua đó, phần nào sinh hoạt xã hội Chăm tự lộ bày dưới nhiều khía cạnh.
Đây là các nghệ sĩ vô danh, sống và cống hiến cho nghệ thuật dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy viết về họ, như là một hành động tạ ân, và như một cách gây hưng phấn cho các thành viên khác trong cộng đồng nỗ lực sáng tạo và đóng góp.

*
Gru adơm Thiên Sanh Sở, một nghệ sĩ dân gian toàn diện
Bài đã trích đăng báo Dân tộc và Phát triển, 8-2010.

Ấn tượng duy nhất và sâu đậm nhất của tuổi thơ tôi về ông có lẽ cái cái bóng dáng to cao của thủ môn đứng giữa khung thành của đôi tuyển bóng đá làng. Huyện An Phước tỉnh Ninh Thuận, những năm sáu mươi và sau đó, đội tuyển hai làng Văn Lâm và Mĩ Nghiệp luôn là mạnh nhất Continue reading

Ghi chép tháng 8-2010: Đại hội Nhà văn Việt Nam


* Bùi Sim Sim, Trần Thị Thắng,… – Photo Nguyễn Hiệp.

Ủy ban hay Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho tiền vé máy bay khứ hồi và một triệu tiền tiêu vặt cho mỗi nhà văn Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đi Đại hội kì VIII, mình không biết nữa. Hôm họp, mình không nhận được giấy mời. Bạn thơ Trần Hữu Dũng nhắc, mình qua văn phòng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh nhận tiền. Ừ, tạm được. Đi hay không cũng vậy, mình chẳng thiết mấy với các hội đoàn.
Nhắn tin cho vài bạn văn chớ đề cử Inrasara vào Ban Chấp hành nhé Continue reading

Chưa sẵn sàng giao lưu

Tham luận tại Đại hội Nhà văn Việt Nam, 5&6-8-2010.
Bài đã đăng trên báo Đà Nẵng
và tạp chí Tia Sáng.

1. Mở cửa, hội nhập, văn chương Việt Nam chưa sẵn sàng cho giao lưu. Giao lưu đúng nghĩa là đến với nhau trong tinh thần cởi mở toàn diện. Tìm hiểu, học hỏi và thâu thái nhau.
Tiếng Việt thôi, ta vẫn chưa giao lưu. Các tạp chí văn chương quan trọng ở nước ngoài như: tạp chí Thơ, Việt, Hợp Lưu, Văn học… giai đoạn qua không được phát hành chính thức trong nước. Các tác phẩm của các tác giả lớn cũng vậy Continue reading

Mỗi kì một chân dung 19. Du Nguyên


Tên khai sinh: Đậu Thị Dung, sinh năm 1988 tại Nghệ An, hiện là sinh viên K10- Khoa Sáng tác – Lí luận và Phê bình văn học – Đại học Văn hóa Hà Nội. Thơ Du Nguyên chín và chững chạc ngay từ những bài đầu tay được đưa ra công chúng thơ. Nhưng đó là cái chín đã cũ, đã xưa. Nó thuộc giọng thơ những năm 90 của thế kỉ trước, không phải của thời hiện đại Continue reading

Chúc mừng Ramưwan & Thông tin

Nau ghur Tảo mộ

Inrasara.com kính chúc mik wa, adei xa-ai và bạn đọc một mùa
Ramưwan Kajap karo – Thuk siam.

10 giờ sáng ngày chủ nhật 1-8-2010, VCT1 Đại Truyền hình kĩ thuật số Việt Nam sẽ chiếu phim:
Inrasara, Người giàu chữ đất Chakleng, thời đoạn 30 phút.
Kính mời mik wa, adei xa-ai và bạn đọc đón xem.

Từ ngày 1-8-2010, Sara ra Hà Nội dự Đại hội Nhà văn Việt Nam, sau đó quay về Panrang kịp mùa Ramưwan.
Inrasara.com tạm nghỉ 10 ngày.
Kính báo và mong mọi điều tốt lành.
Inrasara.

Ghi chép tháng 7-2010

Hội nghị Đà Lạt & Jaka từ Nhật về

1. Chuẩn bị Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam, Văn Bẩy làm cuộc phỏng vấn nhà văn về vấn đề giao lưu văn học thời gian qua. Cùng Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Đặng Thân, Cao Việt Dũng. Nói mỗi người mỗi cách, ảnh mỗi ông mỗi kiểu. Nhưng tất cả đều thống nhất ở chỗ: Văn học Việt Nam chưa có giao lưu. “Vùng trũng thiếu người san lấp”, là phát biểu của mình được dùng làm tựa chung cho bài báo

Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-51

Cuộc sống không làm bằng những cuộc chiến liên miên để giành giật miếng cơm manh áo. Từ nhỏ đến lớn, cá nhân hay một đất nước, khu vực, từ vụn vặt đầy cảm tính cho đến lớn lao có tính toán chiến lược… Giành giật bằng cấp, địa vị, quyền lực… tất tần tật không gì hơn là đấu tranh sinh tồn đầy tai hại, nguy cơ đẩy nhân loại vào cuộc chiến bất tận và vô vọng.
Cần thay đổi tận nền tảng nền giáo dục đã dẫn đến sai lầm vô minh đó.
Với Chăm thì cần hơn bao giờ hết. Các bạn hãy học cách làm người trước khi học cách làm tiền. Học cách suy tư độc lập và làm những hành vi nhân hậu nhỏ bé hàng ngày trước khi học cách thâu tóm thật nhiều kiến thức. Học sống hòa đồng với con người vô danh xung quanh mình trước khi hô hào tình yêu nhân loại. Cụ thể hơn, học yêu thương bà con lối xóm trước khi nói đến yêu thương dân tộc đầy mơ hồ.
Inrasara, Ghi chép tháng 7-2010.