Ghi chép tháng 8-2010: Đại hội Nhà văn Việt Nam


* Bùi Sim Sim, Trần Thị Thắng,… – Photo Nguyễn Hiệp.

Ủy ban hay Thành ủy TP Hồ Chí Minh cho tiền vé máy bay khứ hồi và một triệu tiền tiêu vặt cho mỗi nhà văn Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh đi Đại hội kì VIII, mình không biết nữa. Hôm họp, mình không nhận được giấy mời. Bạn thơ Trần Hữu Dũng nhắc, mình qua văn phòng Hội Nhà văn TP Hồ Chí Minh nhận tiền. Ừ, tạm được. Đi hay không cũng vậy, mình chẳng thiết mấy với các hội đoàn.
Nhắn tin cho vài bạn văn chớ đề cử Inrasara vào Ban Chấp hành nhé. Mất công mình rút lắm. Rồi trước ngày ra Hà Nội, cho chắc hơn – biết đâu ltrong cơn hưng phấn có người khích mình lại dại dột dấn vào – nhắn tin cho nhà thơ TAT và Dương Thuấn, rằng nếu Hội Nhà văn có dành một suất cho dân tộc thiểu số, thì Sara xin rút để tập trung phiếu cho bạn. Dương Thuấn nói cám ơn. TAT bảo: Như vậy là bạn rất sáng suốt đó.

Xuất hành, suýt nữa trễ máy bay. Cứ tưởng 2-8 nhằm thứ Ba, ai dè rơi trúng thứ Hai. May nhờ Nét mua vé, nó nhớ, và nhắc. Không thì tiêu tùng hơn hai triệu đồng. Bởi khi cháu nhắc thì đã 8 giờ, trong khi giờ máy bay cất cánh là 9g30! Đến sân bay Nội Bài, có xe Hội Nhà văn đón. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng khá đáo để! Tính ngủ khách sạn bên ngoài hai ngày mới qua Hội Nhà văn hưởng tiêu chuẩn Đại hội, ai dè xe đưa luôn tới khách sạn Kim Liên. Nghe nói đây đã lên đời 3 sao, nhưng bố trí phòng ốc và trang thiết bị thì bất tiện hết biết. Tội!
Chiều, ngồi lai rai bờ hồ Trúc Bạch với TAT và DT. Mình phân tích 4 lợi thế của Dương Thuấn: 1. Bạn muốn làm, 2. Có thể làm được, 3. Bạn có nhà và làm việc ở thủ đô và 4. Bạn thuộc thế hệ trẻ. Dồn phiếu cho bạn là thượng sách.

8g30, bắt xe ôm về khách sạn. Nằm ngó trần nhà và nghĩ lung.

Hai ngày nữa là Đại hội chính thức. Không gì làm cả. Chiều ngồi trên tầng một của quán Cà phê máy lạnh đối diện khách sạn, nhìn hết nhóm nhà văn này đến nhóm nhà văn khác chạy đi chạy lại, như con rối. Khi thì vung tay múa chân, khi thì thủ thỉ vào tai nhau như bật mí chuyện thâm cung nào đó,… tất cả đều bấu vào chuyện bầu bán sắp tới. Cảm tưởng các khuôn mặt từng thân quen kia không là bạn viết của mình, mà là những ai khác ở thế giới rất lạ đang lo lắng công việc của họ, xa lạ với mình. Mình như kẻ ngoài lề, hoàn toàn rơi ra ngoài lề.
Buồn và nghe cô đơn. – Ta làm gì ở đây ? – Tự nhủ thế. Rồi: – Thôi thì tới đâu hay tới đó vậy. Muốn bay về Phan Rang cùng vui Ramưwan với các bạn ở quê quá xá.
Tối, anh em nhà văn đảng viên họp riêng phiên họp buổi chiều về, kể bao nhiêu là chuyện. Có tin nhắn: Duong Thuan da tu sat chieu nay tai hoi truong, không biết của ai. Mình lướt qua và không trả lời. Ờ, DT đã khờ khạo nói gì đó bất lợi cho bạn.

Sáng ngày 4-8, xe cảnh sát hú còi đưa đoàn đi qua Học viện chính trị hành chính Quốc gia. Phố chật người đông thì phải vậy.
Không gì mới lạ cả. Vẫn cảnh cũ lặp lại. Bầu Chủ tịch và Thư kí Đoàn. Rồi quy chế cùng cách thức bầu cử. Bùi Minh Quốc đòi chất vấn chủ tịch đoàn. Trần Mạnh Hảo đuổi theo cô cầm mic, khi bắt được thì mic bị tắt, thế là anh đi như chạy thẳng lên diễn đàn. Chưa xong 3 câu, thì bị “sự cố” micro. Dưới Hội trường nhao nhao phản đối. Rồi Hữu Thỉnh xin lỗi về sự cố kĩ thuật. Sau đó là bao nhiêu tham luận bị vỗ tay đuổi xuống. Ai bảo? Tham luận Đại hội mà làm như tham luận hội thảo khoa học không bằng! Nhà văn ai mà dạy ai làm văn. Cứ phải thế nào để có tác phẩm hay, trách nhiệm của nhà văn, văn chương và phản kháng, văn chương với xuất bản… thôi thì đủ cả.
Nhất là nhà văn Việt Nam không bao giờ biết… nói. Cứ cắm đầu đọc tham luận như là… lãnh đạo vậy. Quá giờ, bị vỗ tay mà có người còn không chịu xuống.
Bên ngoài hội trường thì bức, ở trong càng nực hơn bởi mấy tham luận nhảm.

Đến khoản đề cử và ứng cử, mình bảo Linh Nga Niêk’đam đang đoàn chủ tịch rằng, rút tên Inrasara giùm nhé, khéo đến mục đó mình ở ngoài Hội trường thì nguy to. – Có cần viết giấy không ? – Mình nhắc lại cho chắc. – Thôi miễn đi, Linh Nga nhớ mà. May trong 50 nhà văn có số phiếu đề cử cao không có Inrasara. Mình quá biết, nhà văn bầu nhau là theo thói quen, quán tính, bỏ phiếu theo cảm tính với cảm tình; còn thì gạch bỏ cái tên nào mình ghét. Là xong.
Ngồi cô độc, mình nhắn tin cho bạn thơ ở Ban Mê Thuột: – 5 nam qua tu khi lam phe binh minh da tu tao ra bao nhieu la ke thu. Bạn trả lời: – Vay la may cho anh, cung phai the thoi, khong the khac anh a.


* Cô độc giữa mênh mông Hội trường: Đóng cửa phòng mà viết thôi, mi nhé! – Photo Nguyễn Hiệp.

Tối về, bạn phone:
– Em đã biết ai là Người Đưa Tin rồi?
– Cái gì, mình không hiểu. Thế ai là Người Đưa Tin?
– Anh chưa đọc Người Đưa Tin là lạ đấy. Em nghĩ anh phải đọc nó trước khi vào Đại hội chứ.
– Không, anh không biết. Có gì lạ không em?
Về Sài Gòn, mình mới tìm đọc qua đường link bạn cho. À ra thế. Mọi người cứ tưởng mình theo dõi Đại hội sát sao lắm. Ông Inrasara thì phải đọc hết những gì liên quan đến bầu bán với chuyện ngoài lề văn chương. Cũng như vài Chăm cứ tưởng nhà thơ Inrasara phải đọc hết các trang mạng về Chăm. Lạ vậy chớ.

Té ra, tin như thế này:

Người đưa tin – BẢN TIN SỐ 2:
Những BCH trong mơ…
Tiến tới đại hội lần này, chuyện rôm rả nhất mà các nhà văn bàn luận là chuyện bầu BCH mới. Một số nhóm nhà văn ở những khu vực khác nhau đã “thiết kế” những BCH khóa VIII theo cách nhìn của họ. Người đưa tin xin chọn và giới thiệu danh sách của 3 BCH mới:
BCH 1 báo gồm các nhà văn sau:
1-Nguyễn Trí Huân
2-Hồ Anh Thái
3-Nguyễn Quang Thiều
4- Inrasara
5-Lê Văn Thảo
6-Trần Đăng Khoa
7-Vũ Hồng
8-Tô Nhuận Vỹ
9-Nguyễn Khoa Điềm
10-Phan Thị Vàng Anh
11-Nguyễn Thu Huệ
12-Chu Lai
13-Hữu Ước
14-Nguyễn Đăng Điệp
15-Trần Đức Tiến
Bình: Nhận xét chung cả 3 danh sách này không có tên nhà thơ Hữu Thỉnh. Thăm dò thì biết có tin không biết là tin “vịt” hay tin “gà” đây rằng nhà thơ Hữu Thỉnh sẽ về làm Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT toàn quốc. Cũng có người cho rằng vì khóa nào mà chẳng có nhà thơ Hữu Thỉnh và đều trúng cử như lẽ đương nhiên nên mọi người lại quên mất ông.
Về danh sách BCH 1 bao gồm toàn tay có tên tuổi và thạo việc. Một danh sách chuẩn từ độ tuổi đến uy tín với thành phần trung niên khá cao. Nếu đây là BCH thật sự thì Hội nhà văn sẽ chuyển động ghê đấy. Nhưng trong danh sách này cũng có những tên tuổi mà chưa chắc chính thống đã thích như Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đức Tiến, Hồ Anh Thái. Nhưng lại có những tên tuổi đóng vai trò cầm cương về quan điểm như Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Ước, Tô Nhuận Vỹ
.

Người Đưa Tin đã nhận định đúng.
“trong danh sách này cũng có những tên tuổi mà chưa chắc chính thống đã thích như Inrasara, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đức Tiến, Hồ Anh Thái”.

Cho nên chiều nay, “Tên anh không có danh sách” thì không việc gì phải thắc mắc cả!
Và rồi, khi kiểm phiếu, cả Linh Nga lẫn Dương Thuấn cũng bị out. Nghĩa là không có một đại biểu dân tộc thiểu số nào sót lại cả. Dù trước đó, nhà thơ Triệu Lam Châu và Dương Thuấn đã rất quyết liệt đòi một suất cho dân tộc thiểu số. Riêng mình, thôi kệ. Có chân trong Hội đồng văn học Dân tộc và Miền núi cũng thế thôi. Đã có nhà thơ bảo nó chỉ dừng lại ở phong trào mà. Không trật.

– Inrasara không phát biểu à?
– Thôi miễn, bạn à. Mình trả lời vội một nhà báo rồi lơ đễnh bỏ đi.

Chỉ còn lại là nỗi buồn, mênh mông buồn.
Tối, tạt qua phòng nhà thơ TMH hỏi thăm tình hình anh. Sau khi tuyên một hồi, anh phán: Tôi dám khẳng định nhà văn Việt Nam sau 85, Inrasara là số một, khiến mình ngớ người ra. Rồi khi nhà văn NKT qua phòng mình, cũng đã kêu lên như vậy: Inrasara là nhà văn hàng đầu, không phải riêng dân tộc thiểu số mà cả Việt Nam, sau khi bảo Ban Chấp hành kì này không có Inrasara là rất đáng tiếc. Mình không còn ngạc nhiên nữa. Về Sài Gòn, mở mạng, một bức thư điện tử của nhà thơ nữ quen quen nhờ đọc góp ý một tập thơ sắp in, kèm theo câu: “Em có gởi cho 3 nhà thơ ở nước ngoài xem, họ bảo nên nhờ anh Inrasara, hiện nay anh là nhà thơ số 1”.
Thật tình trong tình thế và thời buổi này, khi nghe những câu đại loại như thế, mình chỉ muốn tìm đâu gò mối mà chui vào. Cách nay 5 năm, một học giả uy tín đã hớ hênh nói ý tương tự giữa đám bạn bè văn chương, đã từng gieo cho mình tai họa ngấm ngầm rồi.

Tối, không gặp ai cả. Ngủ sớm. Sáng mai cùng nhà văn Cần Thơ Ánh Đào lên taxi qua Lễ Gặp mặt tác giả – dịch giả nhà xuất bản Kim Đồng. 12 giờ trưa, Nam – bạn trẻ đang làm luận văn thạc sĩ về thơ Inrasara, rủ đi ăn.
Jaka đi Malaysia 30-7 một tuần, vừa về tối 5-8. Chưa khi nào gia đình nhỏ mình “tứ tán” như tuần này cả. Hani đang triển lãm tại Vịnh Hạ Long từ đầu tháng, Jaya về quê tổ chức Hè thiếu nhi, Jakha thì học quân sự ở Thủ Đức, mình cô độc giữa Đại hội thủ đô.
Nhờ bạn trẻ đưa qua bến xe bus để ra sân bay. Đi, như thể chạy trốn.
Cũng xong một kì Đại hội Nhà văn mà kì trước suýt nữa mình dính Ban Chấp hành. Hú vía!

Về, thử cập nhật thông tin về Đại hội. Mênh mông thông tin mà cả tuần rời Sài Gòn mình bỏ qua. Quả là lạc hậu tình hình! Tất cả đã quá nhếch nhác và bệ rạc hết thuốc chữa. Chả ra hồn vía gì cả – nhà văn ứng xử với nhau và với văn chương. Qua đó người ngoài cơ hội tát nước theo mưa.
Mệt mỏi và chán nản. Nhớ quê, nhưng không muốn về quê.
Không về Ramưwan, dù anh em bằng hữu đang réo. Đóng cửa phòng mà viết thôi, mi nhé.
Hôm qua, bạn thơ Trần Hữu Dũng nhận giùm Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh kí tặng vì “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, xây dựng và phát triển Hội Nhà văn trong nhiều năm liên tục”.
Tối nay, 11-8-2010, cấp Acar tamư sang Mưgik rồi. Một Ramưwan nữa đi qua…

Sài Gòn, 11-8-2010.

30 thoughts on “Ghi chép tháng 8-2010: Đại hội Nhà văn Việt Nam

  1. Người ta nói chú Inrasara chỉ giới thiệu thơ văn của những tác giả thua kém chú ấy trên trang web này thôi. giả tỉ có 1 tài năng văn chương hơn hẳn chú ấy xuất hiện, chú ấy cũng chẳng bao giờ thèm quan tâm.
    Bạn của cháu nó bị tai nạn giao thông chết rùi sống lại, nó làm nhân sự cố này nó làm thơ. Chú Inrasara đọc thơ nó chưa dậy. Nó viết như thể ko biết ở VN này có Inrasara.
    Mà thôi. Cháu hổng biết chú có nghe cháu nói chuyện về bạn cháu ko?
    Chúc chú viết nhiều càng viết càng hay.
    Thi Thảo

  2. Bạn Thi Thảo thân mến!
    Vài điều nói lại nhé:

    1. Nguyễn Huy Thiệp LÀ Hội viên Hội Nhà văn, chắc bạn không biết đó thôi. Anh vào Hội năm 1990.

    2. Website Inrasara.com giới thiệu thơ các bạn thơ sau: – Thơ đã đăng trên đặc san Tagalau, – Thơ của bạn thơ Chăm gởi đăng, – Thơ của các bạn thơ người Việt khá thân với mình (ưu tiên đề tài về Chăm). Vậy thôi. Trong số này, nếu có thơ hay thì rất tốt. Có Chủ biên nào không muốn có nhiều tác phẩm hay xuất hiện trước hết ở báo mình? Bạn đọc kĩ đi, trong số này có nhiều bài thơ hay “hơn” thơ Inrasara đấy.

    3. Còn mục Tuyển Thơ thì Inrasara.com đăng lại từ bài viết ngắn (200 chữ) và thơ tuyển (ưu tiên cho khuôn mặt mới) đã đăng trên báo giấy Thể thao – Văn hóa. Họ mời Sara tuyển mỗi tuần một chân dung. Đến nay đã hơn 30 cây bút mới, độc đáo xuất hiện. Chi tiết này mình đã nói một lần rồi.

    4. Về mục Phê Bình, mình ưu tiên cho KHÁM PHÁ khuôn mặt thơ MỚI, TRẺ. Riêng các tác giả LỚN, và đã nổi tiếng (thơ ngon hơn thơ Sara) thì đã có nhiều người đề cập rồi, nên mình không bàn về họ nữa. 5 năm qua, mình đã giới thiệu gần 100 nhà thơ đăng trên khắp báo chí trong và ngoài nước. Toàn cây thơ độc đáo không à.

    5. À, bạn cứ mạnh dạn gởi thơ thật HAY của bạn cho Inrasara.com nhé.

    Chúc bạn thành công.
    Thân mến.
    Inrasara.

    * Viết thêm: Thi Thảo nhớ là có vài nhà thơ “chảnh” không gởi bài đăng Inrasara.com đó.

  3. Ui chị Thi Thảo chọc chú Sara bùn cười wá! Chị nói ” giả tỉ có 1 tài năng văn chương hơn hẳn chú ấy xuất hiện, chú ấy cũng chẳng bao giờ thèm quan tâm”.
    Dzậy thì chị jới thịu đi, coi chú có wan tâm hôn?
    Chú Sara bùn, em mún dzỗ chú đây nì.

  4. Chú ui!
    Chú làm thơ được giải thưởng này, giải thưởng nọ. Có lẽ chú kiếm được tiền từ thơ cũng bộn. Chúng cháu làm thơ gửi đăng báo. Họ đưa thơ cháu lên nhưng ko cho nhuận bút. Thì ra họ xem như ban cho chúng cháu đặt ân là dành 1 góc của tờ báo cho thơ là quá ưu tiên rồi. Cứ thế này mãi thì ai muốn làm thơ vì làm thơ cũng mất thời gian.
    Thơ đăng trên website của chú cũng ko có nhuận bút phải không chú?
    Thôi thì cháu mở trang website cho riêng mình. Nhưng mà cháu buồn vì ko tiền mua tên miền thôi. Vì người ta khuyên làm văn chương, tự đưa tác phẩm của mình lên đủ website thì mới mong được tài trợ.
    Hic! cháu khó chịu quá đi mất. chú làm văn chương nhiều như vậy có bao giờ phải vận động tài trợ cho bản thân chú không? Cứ nghĩ đến việc đi vận động tài trợ để làm văn chương là cháu chết chán rồi.
    Chúc chú vui nhen.

  5. Thi Thảo thân mến
    Người xưa nói: “Lập thân tối hạ thị văn chương”, có nghĩa là trong việc lập thân, làm văn được xem là thấp nhất. Đã không ít người xem văn chương như nghiệp dĩ, gánh nặng phải gánh. Đúng!

    Cho nên,
    1. Muốn nổi tiếng, hãy làm việc khác chớ làm văn chương.
    2. Bắt đầu làm văn chương mà nghĩ đến giải thưởng hay tiền thì đừng nên làm.

    Về Inrasara:
    – Mình làm thơ từ 13-14 tuổi, mãi 40 tuổi mới in tập thơ. Trước đó không gởi thơ đăng báo nào, và rất ít người biết Sara làm thơ.
    – Mình làm thơ cả trăm bài, vứt hết 95 bài chỉ còn 5 bài.
    – Có bài sửa đi sửa lại 50-80 lần. Và 30 năm sau mới cho ra mắt công chúng.

    Về câu hỏi của bạn:
    – Tiền Giải thưởng của Sara không đủ cho mua sách.
    – Sara không bao giờ vận động ai tài trợ cho tác phẩm riêng của mình. Lâu lâu có bạn giúp chút đỉnh. Ngoài vài tác phẩm do Công ty in là có nhuận bút, còn thì sách in ra tặng bà con, bạn bè là chính.
    – Báo in thơ, rất ít khi có nhuận bút, ngoài trừ báo Nhà nước.
    – Mới nhất, Sara viết bài “Đặt nền tảng cho phê bình thơ Việt đương đại” dài 15 trang đăng trên tạp chí Hợp Lưu ở Mỹ, viết trong 18 ngày nhưng không có nhuận bút nào! Nhuận bút được trả bằng duy nhất 1 cuốn tạp chí.

    Tất cả bù lại: MÌNH ĐƯỢC NỀM VUI SÁNG TẠO.

    Vậy hãy làm văn chương và vui nhé.
    Thân mến.

  6. Thôi!
    Chơi văn chương kiểu chú thì cháu nghỉ chơi luôn đây.
    Nhân đây Thi Thảo nhắn gửi cobewe, mình có ông anh đã khuất là nhà thơ Nguyễn Trung Bình thơ chắc chắn là hay hơn chú Sara rùi. Mình từng biết anh chàng Lãng Thanh xứ Tây Bắc thơ cũng ăn đứt chú Sara nhà mình, mà anh này cũng chầu trời từ lâu. chàng Văn Cầm Hải thơ cũng số 1 mà chú Sara vị thứ 2. Còn bạn của Thi Thảo thì ko thèm ra mặt đâu vì chị ấy giận chú Sara rùi.
    bye nhen

  7. Gởi Thi Thảo
    Chắc có lẽ tuổi chị em mình suýt soát nhau. Nên kêu bạn thì tiện hơn. Thy không làm thơ nhưng yêu thơ. Đôi lúc cũng viết phê bình. Thy thấy bạn nói nhiều câu sai ý anh Sara.
    Lâu rồi anh Sara có bài Thư gởi bạn trẻ: “Nỗi phiền toái của so sánh”, rất hay. Trong bài này, anh có nêu lên vài bạn văn chương cho thơ anh số một Việt Nam, anh buồn là vậy. Trong bài “Phiền toái…”, ở trong người Chăm nói anh Sara như thế, gây nhiều hiểu lầm, anh buồn rồi. Văn nghệ sĩ Việt Nam nói thế, càng hại cho anh nữa. Gà tức nhau tiếng gáy. Inrasara thường viết ở đâu đó là văn chương không chủ ở hơn kém mà ở sự khác biệt.
    Bây giờ bạn nêu nhiều tên nhà thơ trên ở đây Thy thấy không tiện lắm.
    KHÔNG NÊN SO SÁNH HƠN THUA.
    Xin thứ lỗi cho lời thật này.

  8. Thi Thảo bảo không ra mặt, vậy đâu phải ai cũng ra mặt trong phần Comment đâu. Hôm trước Thi Thảo viết “chú Sara chỉ đăng thơ ai kém mình trên mạng của mình”, nay Thi Thảo cho có 3 nhà thơ (theo tôi họ còn chưa hình thành giọng thơ, xin lỗi linh hồn người đã khuất) ăn đứt thơ Inrasara. Vậy tất cả nhà thơ đăng thơ trên Inrasara.com này đều thua xa 3 nhà thơ mà Thi Thảo kể trên. Nhảm!

  9. Hic! Lưu Văn.
    Thi Thảo chỉ giỏi đọc thơ chứ đâu có nói làm thơ đâu. Công việc của Thảo hiện nay là tìm nhà tài trợ cho chị bạn của Thảo. Cũng chỉ là để chơi cho vui thôi vì Thảo biết chẳng ai tài trợ cho những người như Lưu Văn hay quý nhà thơ đã khuất mình nêu trên. Còn chị bạn của mình thì bảo: nếu chú Sara mà thừa nhận thơ chị ấy hay hơn thơ chú ấy (à quên! xin lỗi. Thơ chị ấy khác lạ nhất) thì chị ấy trực tiếp vận động chú bỏ làm thơ luôn vì chị ấy bỏ rồi.
    byebye

  10. Chuyện nghiêm: Nếu Thi Thảo vì quý người đã khuất mà nói thơ họ hay hơn thơ ai đó là hỏng rồi (nhưng VCH còn sống nhăn mà!). Bình thơ mà vị tình là sai.

    Chuyện hơi nghiêm: Chả thấy thơ của quý bà chị Thi Thảo đâu cả, chỉ thấy nghe hơi. Vậy cứ đưa ra cho bàn dân thiên hạ bàn đi. Văn tui cũng đợi đọc đây nè.

    Chuyện đùa: Tôi có nhớ đâu đó Inrasara phân 3 loại nhà thơ: Nhà thơ câu lạc bộ, nhà thơ tiếp hiện và nhà thơ sáng tạo. 3 “loài” này đều cần thiết có mặt trên đời và đều có ích cho đời cả.
    Khuyên nhà thơ Inrasara bỏ làm thơ là có tội đó nhe. Bởi dù sao anh ta đã tạo công ăn việc làm cho 5 tân khoa Thạc sĩ và hơn 10 tân khoa Cử nhân. Có ích cho nhân loại rồi đấy.

    Thân

    Lưu Văn (USD)

  11. Thi Thảo phải gãi đầu vì nghi ngờ Lưu Văn là Văn Cầm Hải ở Mỹ, nhưng mà Thảo nói thật. Thảo xếp VCH vào cùng chiếu với Ng.Trung Bình, Lãng Thanh ko phải vì họ đã khuất mà vì họ cùng thế hệ 7x, chứ kể thêm 1 chút thì Trần Quang Hải (báo Vietnamnet)thơ hay hơn hẳn 3 người kia, nhưng anh Hải viết ít và ông nhà thơ ấy chết rồi, chỉ còn ông bố Hải thôi. Lương Ngọc An thơ cũng hay nhưng Thảo ký, phóng sự của LNA mới là thứ hay nhất của anh ấy. Còn VCH thì hơn hết của anh ta là ký văn học.Có quái gì trong văn chương đâu nhỉ? Ông nào, bà nào làm văn chương mà ko quá 1 lần điên đảo hoặc tan cửa nát nhà.
    Có đọc đâu đó thấy VCH hãnh diện mình có cô vợ trên cả hòan hảo. Hy vọng có sang Mỹ lừng danh anh ta cũng ko bỏ vợ hoặc bị vợ bỏ.
    bye nhen

  12. Tôi đã “Phản hồi” bài này, có lẽ chị Thi Thảo chưa đọc, nên xin phép đăng lại ở đây.

    Người quan sát
    Đề tài của bài này bộc lộ nhiều điểm rất hay, đáng bàn, vậy mà chúng ta không bàn lại đi nói về thơ của ông chủ trang website là Inrasara. Thật không hay lắm. Tôi xin được trao đổi một lần cho trót nhé. Inrasara không muốn so sánh, vì anh là người trong cuộc, gây phiền toái cho anh. Nói anh hơn người này người nọ thì dễ bị ghét. Tránh là đúng. Nhưng với người ngoài thì người ta vẫn phải so sánh. Tôi nhận thấy Thi Thảo đã sai khi nói thơ Inrasara kém 3 nhà thơ mà chị nêu tên. Đánh giá một nhà văn, bản thân nhà văn không nên nói về mình là tốt nhất. Mà nên dành cho khách quan lên tiếng.
    Có 4 hướng đánh giá uy tín của tác giả nào đó:
    1. Giải thưởng thơ thì anh Inrasara quá nhiều rồi, trong lẫn ngoài nước. Giải thưởng dù không là tuyệt đối nhưng tại đó có cả Ban thẩm định giỏi về chuyên môn.
    2. Nhà phê bình đánh giá thơ Inrasara thì ai cũng biết. Nên đọc các bài phê bình của nhà phê bình uy tín.
    3. Bạn thơ nhận xét thơ anh có ảnh hưởng đến người sáng tác cùng thời và thế hệ trẻ nữa.
    4. Sau cùng là Giới khoa bảng, các sinh viên và giáo sư Trường đại học đánh giá. 5 luận văn Thạc sĩ và hơn 10 khóa luận tốt nghiệp về thơ Inrasara đủ nói lến cái tầm của nó.

    Buồn cười cho chị Thi Thảo là không cần dẫn chứng, không thèm phân tích chi mô cả mà cứ ngang nhiên xếp thơ anh này hay hơn chú kia, ký cậu này thì hay hơn thơ. Lạ kì vậy chớ.

    Theo tôi bàn thế là đủ rồi, ta bàn chuyện khác nhé.

  13. Anh chàng quan sát này vô duyên quá!
    Ai chứ chú Sara đã nhận được bản thảo tập thơ của chị bạn của Thi Thảo cho nên chú ấy ko nói gì. Còn giải thưởng thơ của chú Sara ai ko biết, nhưng đừng vì giải thưởng mà cho rằng người được nhiều giải thưởng thì hơn những người ko có giải nào. Ai chứ Nguyễn Anh Thi chính là Nguyễn Quyến thì đừng mong được xem là giỏi thơ hơn hết. Mời nhà quan sát vào đọc bài thơ này: http://thotanhinhthuc.org/old/THTHTML-P/PTHThoBaiThoMoiEmTheoVaoCuocDoi.php
    Nếu còn thời gian thì đọc những bài thơ khác cùng 1 tác giả. Vì ở đây Thi Thảo đề cập đến Văn Cầm Hải nên cũng nhảy lên chỗ ngài Phan Tấn Hải. Theo Thảo thì nếu chọn bài thơ hay nhất của các nhà thơ VN trên thế giới này còn sống thì Thảo chọn bài MỜI EM THEO TÔI VÀO ĐỜI. Thế nhưng có thể nhiều người chọn 1 bài thơ bất kì của Phạm Tường Vân.
    Tạm biệt chú Sara nhé!

  14. Xin phép được viết thêm vài dòng coi như tái bút: ông Phan Tấn Hải chưa có giải thưởng thơ nào cả và cũng ko có học hàm, học vị gì hết, cũng ko luận văn, ko văn bằng.

  15. Dường như bạn Thi Thảo lập luận hơi lộn xộn thì phải. Nguoiquansat nói chí đúng. Giải thưởng dù là giải thưởng Nobel cũng không quan trọng, mà nó chỉ là một trong 4 yếu tố được dùng đánh giá TẦM của một nhà văn. Chưa ai đề cập đến BẰNG CẤP cả mà. Nhà thơ Inrasara cũng đâu có học vị học hàm nào. Theo chỗ tôi biết, Nguyễn Quyến chỉ có 1 giải thưởng của báo Văn nghệ TP thôi. Nghĩa là tầm anh ta còn rất nhỏ. Dựa theo ý kiến của Nguoiquansat, tôi có thể bình thêm: 1. Tác phẩm anh được nhiều GIẢI THƯỞNG là một chuyện, 2. Nếu nó CÓ GÌ ĐÁNG BÀN, thì nhà phê bình mới viết về nó, 3. rồi khi nó SÁNG GIÁ nó mới ảnh hưởng đến các tác giả khác, và cuối cùng 4. nó CÓ NHIỀU KHÁM PHÁ thì các sinh viên và nghiên cứu cứu sinh mới bỏ công làm luận văn về nó. Còn các nhà thơ bạn nêu ra có ĐỦ 4 YẾU TỐ kia chưa, thì bạn tự xét.

  16. Sân chơi này dành cho người làm công việc sáng tác chứ ko phải chỗ các vị đồ tể phê bình. Cho nên NAT là nhà phê bình thì đi tìm lò mổ nào đó để hành nghề chứ đừng vào đây nữa.
    bye

  17. Thi Thảo nổi nóng rồi. Cũng phải thôi. Phàm là khi ta nói thơ này hay, thơ kia dở hay thơ chàng này thì hay ăn đứt nàng nọ… thì ta đã phê bình rồi. Gọi là phê bình cảm nhận, mình ta ta biết, và vài bạn cùng thuyền. Thi Thảo thuộc “nhà phê bình” này. Có loại phê bình khác, nói hay hay dở thì có dẫn chứng, và phân tích gọi là phê bình lí tính. Loại này nếu viết tốt thì thuyết phục được người khác không cần là bạn bè cánh hẩu.
    Nói dzậy để biết rằng Thi Thảo cũng là nhà phê bình, nên chớ vội cho ai đồ tể, tội lắm đa!
    Bye bye!!!

  18. Thơ để giãi bày, thơ là tình yêu của bản thân người viết.
    Thơ không thể đem lên bàn cân ai hay hơn ai dở hơn, tất cả phụ thuộc vào sự nhạy cảm của tâm hồn cảm thụ.
    Cảm xúc mà đánh đồng với vật chất thì sẽ chết toi ngay khi nó ra đời, ở đây tôi chỉ nói về khía cạnh thực dụng trong thơ.
    Chú Inrasara!
    Cháu rất vui khi được biết trang của chú.
    Với cháu có một cảm tình rất đặc biệt với Chăm và những bạn yêu Chăm, văn hóa Chăm. Cháu yêu tháp Chăm vì cho cháu cảm giác phiêu thực sự, và là một đề tài khó, đặc biệt là với người ngoại vi như cháu.
    Xin chân thành cảm ơn chú đã chia sẻ những tác phẩm chứa đẫm một hồn Chăm. Và những sân chơi thực sự cho giới trẻ yêu Chăm.

  19. Hic, anh Sara!
    em vừa đọc PHẠM TƯỜNG VÂN TỪ NHỮNG CUỘC BỎ ĐI trên http://www.phamtuongvan.com/2009/08/pham-tuong-van-tu-nhung-cuoc-bo-i.html#comments

    em phải cải chính ko thì chị Tường Vân giận vì anh viết sai. Cùng học 1 khóa VVK5 em nhớ rõ chị TV ko bỏ trường VVND mà chị bị kỷ luật, buộc thôi học vì thường xuyên bỏ lên lớp quá nhiều, có khi cả tháng. Thì ra chị ấy bận đi viết báo, kiếm sống, bỏ học (em cũng biết chị tốt nghiệp K.văn ĐHTHHN).
    Trường hợp em ko giống chị Vân. Em cũng bỏ học liên miên nhưng ko làm gì hết, em ngồi trên phòng, cày truyện ngắn. Nhà trường thường xuyên nhắc nhở nhưng ko ai kỉ luật em vì sợ em quay về Huế, học cao học sư phạm thay vì học ở VVND và nhà trường sợ mất 1 thủ khoa thơ trẻ nhất từ trước đến thời điểm đó (1993).
    chị Vân may mắn hơn em đó anh ạ!
    em học sư phạm ra trường mất dạy, học viết văn nhưng đến giờ vẫn ko hiểu “viết để làm văn chương hay làm văn chương để viết…?”
    Là 1 nhà văn hóa nhờ anh Insa trả lời giúp câu hỏi này nhé!
    Thùy
    a

  20. Xin đính chính:
    Một khi đã xóa những comment của tôi thì tốt hơn hết là xóa tòan bộ, nhất là những comment của Thi Thảo
    Thùy

    UN:F [1.8.1_1037]

  21. BBT Inrasara
    BBT chưa có xóa bất kì Comment nào của Lưu Thùy Giang hay của Thi Thảo.
    Bạn xem lại nhé.
    Thân
    BBT

  22. Thân gởi Inrasara.com
    Theo tôi nhận thấy Thi Thảo có vài phát ngôn rất thiếu trách nhiệm. Ví dụ câu nói “Thơ ổng em đọc thấy bài mô cũng dở”. Hỏi bài nào dở, dở chỗ nào, tại sao dở? vân vân… Về mục này, nhiều bạn vào đây đã “phản hồi” rất đàng hoàng, rằng muốn chê hay khen thơ ai thì phải có chứng minh; không có chứng minh là phát ngôn bừa. Tôi đề nghị BBT cứ tuân theo luật chơi – dù phát ngôn có vô thưởng vô phạt – là nếu nhận định cái gì đó mà không chứng minh và phân tích thì KHÔNG post lên. Chỉ như vậy cuộc chơi mới công bằng. Nếu không thế thì tôi cũng bỏ website này.
    Thân mến.

  23. Mấy ý kiến về đề tài này một bận có người khuyên ban biên tập nên chấm dứt đi, vì vô bổ. Cũng trang mạng này khi thảo luận về sự cố NTT hay sự cố CKT mà không có ý kiến gì hay hơn, thì cũng đã chấm dứt. Từ đó không đăng bất cứ một ý kiến nào thêm. Bác Lưu Văn cũng chớ vội giận. Bác là người tham gia lâu ngày, nên tìm cách tháo gỡ vấn đề.
    Kính.

  24. Theo toi, Thi Thao chi la mot dua tre con. Ngong nghenh va thieu hieu biet
    Co le nha tho Inrasara nen ngung cau chuyen nay lai, neu khong muon lam nguoi doc buc minh.
    (xin loi vi chu khong dau)

  25. Cháu chào chú Sara
    Cháu biết nói vấn đề này thì có vẻ không liên quan mấy, nhưng thực sự là cháu rất cần sự giúp đỡ của chú. Cháu có đọc nhiều thơ của cô Bùi Sim Sim, và rất thích bài “Một chiều ngược gió”. Mới gần đây có một chị cháu quen nói rằng đó là bài thơ do chị ấy viết năm 2010, được đăng trong tuyển tập thơ của Hội nhà thơ Việt Nam với bút danh là Vio. Không hiểu sao sau đó bài thơ ấy xuất hiện tràn lan trên mạng dưới cái tên Bùi Sim Sim. Cháu có hỏi tại sao chị ấy không lên tiếng bảo vệ tác phẩm của mình thì chị ấy nói rằng: “Tại mình không có tên tuổi nên nói thì chẳng có ai tin đâu em”. Cháu nghĩ rằng một tác giả tên tuổi như cô Sim thì chắc chắn không bao giờ có chuyện nhảm nhí như thế. Cháu muốn làm rõ chuyện này, mong chú và các bạn, các anh chị nếu có cách nào liên lạc với cô Sim thì làm ơn giúp cháu. Email hay bất cứ phương tiện nào cũng được ạ. Cháu cũng là tác giả một số truyện ngắn mạng nên cháu hiểu cảm giác khi tác phẩm của mình bị người khác nhận vơ vào như thế. Cháu chỉ muốn kiểm chứng sự thật, và nếu đúng là thơ của cô Sim thì cháu sẽ biết đường mà cư xử với chị bạn kia! Cháu xin cảm ơn ạ!

  26. Bạn thân mến
    Trước tiên, nếu người chị bạn đó bảo thơ BSS là thơ của mình, thì chị ấy hãy đưa ra công luận, mọi người mới biết để truy tìm manh mối. Nếu viện cớ “chưa có tên tuổi” nên không dám lên tiếng, thì thà không nói gì cả thì hay hơn.
    Lẽ nào anh nông dân không dám kiện một ông giáo sư, nếu giáo sư đó ăn cắp của mình?
    Thân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *