Văn chương & Tư tưởng III-46

Yếu tính của hoạt động nghệ thuật, của tác phẩm nghệ thuật, là làm kích thích, gợi nhắc trong con người một cảm giác nào đó mà nó đã trải qua, và trong sự kích thích gợi nhắc đó, tác phẩm nghệ thuật dùng những động tác, những đường nét, màu sắc, âm thanh, hoặc là những thể cách khác được diễn tả ra bằng lời, bằng chữ, để chuyển đạt cái cảm giác kia đến mọi người, khiến cho họ cũng kinh nghiệm được cái cảm giác đó như nhà nghệ sĩ.
Lev Tolstoi, What is Art?, 1896, Bùi Vĩnh Phúc dịch.

Thư cho TM: Vì ta không tranh với thế gian…

Sài Gòn, tháng 10-2010
Bạn TM. thân mến!

Lão Tử: Vì ta không tranh với thế gian, nên thế gian không ai tranh nổi với ta.

Mào đầu thư, cứ trích đại lão gia thế, để lấy trớn. Cả tuần nay, tôi lại rục rịch chuyển nhà. Vậy là phải xa sách vở dăm tháng. Thời gian rỗng, lục vài thư cũ đọc. Thư bạn ngắn, chân thành, và sát rạt, nên nó ám mình như ma. Tạm tóm ý như vầy:
– Sara bảo không tranh với thế gian, nhất là không tranh với Chăm, có thật thế không?
– Nếu đúng, điều đó có cần thiết không, trong thời đại đầy dãy đấu tranh sống còn này? Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-48

Tôi cho rằng văn học nghệ thuật luôn có ảnh to lớn đến đời sống xã hội. Chỉ có điều chúng ta không thể đo được chính xác sự ảnh hưởng ấy. Chúng ta không thể nói rằng: Tiểu thuyết, như “Chiến tranh và hoà bình” chẳng hạn, có thể đem lại một hiệu quả nào đấy. Ta không thể nhìn thấy hay cảm thấy được hiệu quả đó. Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sự hình dung của tôi về cuộc sống và con người, đã được hoàn thiện thêm gấp bội, vì mình đã được đọc cuốn sách vĩ đại ấy. Văn học làm cho tâm hồn ta càng nhạy cảm hơn đối với mọi vấn đề… từ khổ đau đến hạnh phúc. Và như vậy văn học nghệ thuật luôn luôn có tác động vô cùng to lớn đến đời sống xã hội của chúng ta Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 07: Sai và đúng

Tiếng nói và chữ viết của một dân tộc luôn chuyển động, theo thời gian, địa phương… Nghĩa là không cố định. Đó là điều bất kì ai chịu quan sát cũng thấy, không cứ gì phải là nhà ngôn ngữ học. Tiếng và chữ Chăm không là ngoại lệ.
Thử trích dẫn một đoạn đọc vui:
“Bàn về ngôn ngữ nhiều khi dẫn đến kết luận sai. Sự biến đổi của ngôn ngữ có rất nhiều phi lý, thường chẳng theo quy luật rõ ràng nào, và chẳng có nhà độc tài hay nhà ngôn ngữ học nào có thể bắt người ta phải luôn viết hay nói theo một quy luật vĩnh cửu nào” Continue reading

Ghi chép Kate 2010: Vui, buồn và bất an


* Trưa, đợi múa tại sân vận động Hamu Tanran – Photo Jakha.

Cuối tháng 9, nhận phone của Hữu Thỉnh – sau đó là giấy mời – ra Hà Nội dự chuyển giao Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VII và VIII với tham quan Ngàn năm Thăng Long; hai hôm sau, nhận tiếp giấy mời họp cuối năm BCH của Hội VHNT các DTTS Việt Nam; nhưng mình quyết về Kate. Bạn thơ BSS nhắn tin: – Kate năm nào cũng có, Thăng Long nghìn năm mới có một mà, anh bay ra đi; vả lại, Kate không có em ở đó.
Mình bảo: – Thôi, bạn vui nhé.
Kate thì vui, vui nhiều nữa đằng khác. Gặp mặt anh chị em bằng hữu, hàn huyên cùng bà con lối xóm. Người thân đi biệt làng có khi mười lăm, hai mươi năm nay bỗng dưng xuất hiện Continue reading

Mỗi kì một chân dung 20: Ngô Kim Đỉnh


* Ngô Kim Đỉnh thứ hai từ phải sang tại cổng Đền Hùng, 2005.

Con người khai thác kiệt tận thiên nhiên, với thái độ vô tư đến nhẫn tâm. Thiên nhiên trả thù, bằng cách đánh thẳng vào lợi ích của con người, cũng bạo động không kém. Đó là chuyện xảy ra cả thế kỉ nay. Con người nhận biết và loay hoay tìm giải pháp đối phó thì đột ngột, thiên nhiên nẩy ra cách đánh khác. Rồi thì con người hướng sự trả thù theo cách thế khác: khốn khổ hơn, tai hại ngàn lần hơn Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-57

Ai trong chúng ta và thế hệ sau sẽ dầm mình vào dòng sông văn hóa dân tộc.
Ai trong chúng ta bắt được nhịp đập trái tim dân tộc, mạch chảy của đời sống dân tộc.
Ai trong chúng ta vượt qua mô đất phức cảm tự ti ¬– tự tôn dân tộc, mặc cảm tỉnh lẻ, nhà quê hay sắc tộc.
Ai trong chúng ta quyết từ bỏ rỉ rên: khổ lắm, đời sống khó khăn lắm, hoàn cảnh lắm, bị đối xử phân biệt ghê lắm… Continue reading

Hải Yến: Lễ Tẩy trần tháng Tư, thứ ngụ ngôn kiêu hãnh

Tạp chí Cửu Long, 9-2010.


* Trịnh Hải Yến, photo tác giả cung cấp.

Tôi gặp Inrasara vào ngày mùa Thu đang khoe mình trên phố. Sắc vàng của lá, sắc xanh của trời cùng với chút se se lạnh đặc trưng của khí trời miền Bắc. Làm người và cảnh trở nên hiền hòa, đáng yêu hơn.
Inrasara là người thật đặc biệt. Cái đặc biệt không thể dùng ngôn ngữ để lý giải. Có điều gì bí ẩn nằm trong cái khí chất của con người ấy. Ở Inrasara là một sự bình dị hiếm gặp Continue reading

Tạ ơn – Đwa karun Katê!

Katê – mùa cúng tế trời đất, tạ ơn ông bà tổ tiên.
Tuần lễ nghỉ “Ăn Katê”, inrasara.com xin đăng lại bài Tạ ơn song ngữ Chăm Việt, như là một món quà tạm biệt.
Tadhuw mik wa, adei xa-ai & bạn đọc một mùa Kate kajap karo thuk siam!
Inrasara


* Bay giữa khoảng xanh, Múa tập thể mừng Katê.

ĐWA KARUN

Diip nan jơh đwa karun
đwa karun di grơp gilaung
dauk lingiw wang canar canu cagam hu/ lihik
đwa karun ngap ka drei canưk praung Continue reading