Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại

Phần 3: Những chuyện nhảm trên các diễn đàn

Có triệu triệu diễn đàn trên thế giới rộng lớn này. Tuy nhiên, những diễn đàn để nhiều thông tin về Chăm/ cho Chăm có nơi để xuất hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay, mỏng như Chăm vậy, rải rác chỉ vài làng xóm, có khi cách xa nhau cả ngàn cây số, cả những khoảng đại dương mênh mông … Tội lắm! Chăm hiếm ai chối từ nguồn gốc của mình. Chăm thậm chí có khi không nói và hiểu được nhau bằng chính tiếng Chăm. Vậy mà, khi gặp, họ hồ hởi nói rằng “mình là Chăm” bằng ít nhất một thứ ngôn ngữ trung gian khác, không phải Tiếng Chăm Continue reading

Thông Minh Diễm: Thơ 06 – Để gởi một nhà báo nhân lần gặp Katê trên tháp Ppo Xah Inư

Đã đăng Tagalau 11.

Bạn là người đến từ tỉnh lẻ xa xôi hay một thành phố nào đó ở phía Nam
tôi hình dung bạn còn khá trẻ, năng động với công việc
(tôi nhận rõ điều này, vì: Trong lúc rước kiệu lên tháp, đấy là giờ phút thiêng liêng, thời điểm
cho tất cả mọi người trong cộng đồng cử hành nghi thức cuộc lễ)
bạn nhiệt huyết tác nghiệp như bao đồng sự khác
mong cho kịp bài ra số Kate Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-56

Không gì tốt hơn văn học dạy chúng ta biết nhìn thấy, qua những khác biệt tộc người và văn hóa, di sản phong phú của loài người và biết quý trọng những khác biệt đó như là biểu hiện sự sáng tạo nhiều mặt của nhân loại. Đọc một thứ văn hay là một trải nghiệm thích thú, cố nhiên; nhưng đó còn là trải nghiệm học hỏi chúng ta là ai và thế nào, trong sự toàn vẹn cũng như sự chưa hoàn hảo của con người mình Continue reading

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại 02

Phần 2: Tâm thế hội nhập qua biểu hiện bằng giao tiếp của xã hội Chăm đương đại


* Anh chị em Chăm tại Phước Nhơn – 2002.

Con sâu làm rầu nồi canh”, halak mà. Rầu ít hay rầu nhiều thì vẫn làm cho cái nồi canh trở nên kém ngon, thậm chí phải đổ đi. Cái nồi canh càng nhỏ, càng ít nước và tinh thì cái nồng độ rầu càng cao, càng nặng mùi. Chăm không nhiều lắm, không đủ mênh mông để làm nhạt và loãng (hoặc giả như là được thì cũng khó lắm, lâu lắm) cái độ rầu nhiễu vào bởi các con sâu đương đại. Mỗi một con [hay loài] sâu đương đại đều là một (hoặc chí ít là một xã hội đương đại thu nhỏ). Đơn vị đo lường cho cái xã hội này không thể định lượng như kilogram, centimét, xị hay lít… Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-60

Ví tự quảng bá tên tuổi, tuổi trẻ chỉ làm nô lệ cho đám đông dễ thay đổi. Còn tuyên bố sản phẩm mình là rác, thi sĩ chỉ mới dừng lại ở ngưỡng phản ứng và phản kháng. Khi sự phồn vinh giả tạo của thế giới đang đẩy con người ngày càng xa rời bản thể giản đơn của thực tại, mải bơi vô căn giữa vũng vô minh của thứ ngôn ngữ giả trá, thi sĩ làm gì? Trước tiên và trên hết, bên cạnh tri nhận phản kháng chỉ là một hành động khởi sinh từ ý hướng dứt áo lên đường tìm cầu, chúng ta cần phải khám phá ra rằng con người đang bị trục xuất khỏi Quê hương, đúng hơn – Quê hương che giấu con người thời hiện đại ánh sáng soi rọi đường trở về của nó. Tuy thế, vừa thẳng tay trục xuất đồng thời Quê hương luôn vẫy gọi đứa con lưu lạc.
Inrasara, “Thơ như là con đường”

Jalau Anưk: Khủng hoảng giao tiếp trong xã hội Chăm đương đại

Phần 1: Chuyện vặt của mình

Các phương tiện thông tin đa nhiều, tốc độ và sức khuếch đại nhanh, rộng, cộng hưởng với một bối cảnh văn hóa, xã hội và kể cả những tính cách rất Chăm, rất đặc thù; gần đây, cộng đồng Chăm khắp nơi dường như đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trong giao tiếp, tranh luận và tranh cãi.

* Katê tại nhà Trà Vigia – Hamu Tanran, 2010. Photo Chính Hữu.

Tranh luận – một khi đã gọi như thế thì chính nội tại của 02 từ này là để có thêm những cơ sở hiểu biết, khả năng tích góp những ý kiến khác nhau (và lắm lúc chọi thẳng vào nhau cũng nên) để đi đến một kết cục “tốt đẹpContinue reading

Hoàng Hiền: Người thổi hồn văn hóa Chăm vào thổ cẩm

Báo Dân tộc và Phát triển, 12-11-2010.


* Inrahani tại Triển lãm Không gian Văn hóa Chăm – Hà Nội 2010 , Photo Inrajaya.

Chị Thuận Thị Trụ, nghệ nhân được tặng danh hiệu “Bàn tay Vàng thổ cẩm Việt Nam” là người đã có công sưu tầm hơn 30 hoa văn nền của thổ cẩm Chăm đang có nguy cơ thất truyền và đã cách điệu ra thêm khoảng 50 hoa văn khác. Công ty dệt may thổ cẩm Inrahani do chị thành lập là công ty thổ cẩm đầu tiên ở Việt Nam chuyên chế tác hàng thô thành các sản phẩm phục vụ cuộc sống như: váy áo, túi xách, ví, thắt lưng, khăn trải bàn… góp phần đưa thổ cẩm Chăm đến với cộng đồng và các nước trên thế giới Continue reading

Jaya Bahasa: Mừng sinh nhật lần thứ 57 của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng


* Thuý Hằng và Chế Linh hạnh phúc bên nhau.

Trong lịch sử Champa cuộc hôn nhân với người ngoại quốc thường để lại một nốt trầm xao xuyến dù là tầng lớp đế vương hay thường dân, mở đầu là cuộc hôn nhân của Sri Harijit người anh hùng lãnh đạo nhân dân Champa đứng lên đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên Mông vào cuối thế kỉ XIII. Đây là đoàn quân hiếu chiến và đang hung hăng khi đã làm chủ được tình hình trên chiến trường Châu Âu và đang trên đà bành xuống Đông Nam Á Continue reading