Nhà thơ thời nay thường bi quan và thậm chí còn nghi ngờ, có thể trước hết là đối với chính bản thân mình. Trước đám đông, người ta không muốn tuyên bố mình là nhà thơ, tựa hồ như hơi ngượng ngùng vì điều đó… Trong những bản điều tra khác nhau hoặc trong những cuộc trò chuyện tình cờ với mọi người, khi nhà thơ buộc phải xác định công việc của mình họ thường nêu một cách chung chung “nhà văn” hoặc kể thêm một thứ việc làm thêm nào đó Continue reading
Author Archives: admin
Nhà thơ Inrasara nói về thơ tình
Trần Nhuệ Tâm thực hiện
Tienve.org, tháng 2-2005
Thời thanh niên ông đã yêu bài thơ nào? Nếu ngay lúc này, trở lại tuổi mười tám và người yêu của ông muốn nghe ông đọc một bài thơ tình, trong những bài thơ tình ông biết (sau thời kỳ tiền chiến) ông chọn bài nào?
* Tình đầu của tôi bắt đầu và kết thúc chả ra hồn gì cả, nên tôi có mấy bài thơ tình… khùng.
Inrasara: Thuở mấy sợi ria lún phún mọc, tôi có thích TTKh., sau đó cũng biết ngâm ngợi Nguyên Sa: “Tháng sáu trời mưa trời mưa không dứt, trời không mưa…”
Ghi chép: Thư cho RN
Sài Gòn 13-1-2011
Bạn trẻ thân mến
Mình vừa từ Hà Nội về. Sáng nay viết xong “Ghi chép…”. Chiều khởi viết tham luận Hội thảo khoa học cho Đại học Đồng Tháp 15-1, dở chừng thì nhận được thư bạn. Trả lời ngay đây.
Tạm xưng chú nhé.
Về Phản hồi của cháu Continue reading
René Char: Tại sao đầu hàng?
Inrasara dịch
Ôi! Niềm hành ngộ
Niềm hành ngộ đôi cánh ta bay bên đôi cánh
Trong sự trung thành vô hạn của bầu trời
Còn gì có thể chói sáng trên đầu ta nữa?
Hào quang của khí phách mờ dần
Khi ta qua suốt con đường dài dặc
Ta sẽ thôi gây xót đau cho mặt đất
Và sẽ nhìn nhau.
Tiếng Chăm của bạn: Đọc & Suy ngẫm
GS. Nguyễn Đức Dân
Viết y hay viết i?
Báo Sài Gòn tiếp thị, 10-1-2011.
Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay…
Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.
Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này Continue reading
Ghi chép tháng 12-2010: Đi Hà Nội & Trả lời phản hồi bạn đọc
Tháng 12-2010. Không sự kiện nào đáng kể cả.
Quanh đi quẩn lại ra Bắc vào Nam để làm cái bổn phận… quan văn. Trưởng Ban lí luận – phê bình của Hội VHNT các DTTS Việt Nam với Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam mà, đâu có đùa!
* Điều hành Hội thảo về Orhan Pamuk – Đi giữa phương Đông và phương Tây, 2008.
1. Trời Bắc lạnh thấu xương.
9 ngày, quyết không dạo chơi đâu cả. Tôi chui từ phòng ngủ Nhà khách Quốc hội sang phòng họp Ban chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật DTTS thuê ngay trong khu Nhà khách. Hội dân tộc thiểu số thì nhẹ nhõm, không quyết liệt như bên Hội Nhà văn Việt Nam.
Chăm không có đơn xin vào Hội DTTS Continue reading
Văn chương & Tư tưởng III-53
Trong thời đại di cư ồ ạt và nối mạng internet, đa phương về văn hóa là một thực tế không thể đảo ngược, thích hay không thích cũng vậy thôi, nó chính là nơi ta sống, còn giấc mơ về một nền văn hóa đơn lẻ thuần khiết chẳng qua chỉ là một nuối tiếc viễn vông vô vọng, hoặc không thì còn là một mối đe dọa chết người tệ hại nhất khi những ý tưởng về sự thuần khiết (thuần khiết chủng tộc, thuần khiết tôn giáo, thuần khiết văn hóa) biến thành những chương trình “thanh lọc chủng tộc”… “Thuần khiết” là một khẩu hiệu dẫn đến chia rẽ và bùng nổ Continue reading
Thành ngữ Chăm 23
221. Jak ppo brei.
Khôn trời cho.
222. Jak mưng dalam tian amaik.
Khôn từ trong lòng mẹ.
= Khôn từ trong trứng khôn ra. Continue reading
Văn chương & Tư tưởng II-63
Cô đơn LÀ tự do LÀ sáng tạo. Khi tôi chết đi mọi thiên kiến, mọi lo âu thường nhật; khi tôi chết đi mọi âm thanh và cuồng nộ của cuộc người; nhất là, khi tôi chết đi mọi sợ hãi – là tôi cô đơn.
Cô đơn đầu tiên và cuối cùng, đấy là bắt chước lối nói của J. Krishnamurti (The first and last Freedom). Là khoảng rỗng nơi tâm thức kẻ sáng tạo. Không phải tôi sở hữu nó như thể trẻ con sở hữu hòn bi, mà chính nó chiếm hữu tôi, ném tôi vào khoảng rỗng vô định và đầy bất an của nó. Trước trang giấy trắng hay màn hình xanh nhạt (Trời đất, có ai ngồi trước tờ giấy trắng một cách “tập thể” đâu!), tôi không còn nghe một giọng mơ hồ nào đó răn đe, thoát khỏi mọi nhắc nhở phải thế này hay không nên thế kia Continue reading
Đạo Văn Chi: Nghi lễ đám tang của người Chăm Bàni
Đã đăng Tagalau 11.
* Nghĩa trang Ghur của người Chăm Bàni – Photo Inrasara.
Người Chăm Bàni là một bộ phận đa số trong cộng đồng người Chăm sinh sống ở Ninh Thuận, Bình thuận. Đây là một bộ phận người Chăm theo Hồi giáo Bàni (còn gọi là Chăm Awal). Nhưng tôn giáo này đã trải qua quá trình bản địa hóa, biến đổi thành một kiểu tôn giáo riêng có của người Chăm. Tuy không còn hội đủ các yếu tố của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất của loài người, nhưng quan niệm về tâm linh, về cõi sống và cõi chết của người Chăm Bàni vẫn chịu sự chi phối của Hồi giáo bản địa Continue reading