Khởi động cho hóa giải lịch sử và hòa giải dân tộc

Lời giới thiệu Có 500 năm như thế, khảo luận của Hồ Trung Tú.


Hồ Trung Tú
Có 500 năm như thế
NXB Thời đại & Phương Nam Book xuất bản, 2011.
Khổ 13 X 21, in 1.000 bản, 264 trang – giá bìa: 49.000 đồng

Từ thế kỉ thứ II, người Champa đã lập quốc và dựng nên nền văn minh tại bốn vùng văn hóa – lịch sử: Amaravati, Vijaya, Kauthara, Panduranga, chạy dọc gần suốt giải đất miền Trung Việt Nam ngày nay. Khi Champa tan rã vào cuối thế kỉ XVIII, để nhập làm một nước Việt Nam thống nhất, cư dân của vương quốc một thời hưng thịnh đó tản mát khắp nơi Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-88

Nếu chỉ gom góp để bảo tồn, họ sẽ làm kẻ giữ kho của cha ông, không hơn. Tiếp thu và sáng tạo. Tiếp thu mình và thiên hạ để làm ra cái mới. Vẫn còn là chưa đủ, khi ta nhìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc như là bất di bất dịch. Vì ngay bản sắc cũng là các sáng tạo trầm tích qua nhiều thế hệ. Có thể nói đấy là tiếp thu và sáng tạo được ông cha ta chia ở thì quá khứ. Thế hệ đến sau sẽ gọi là bản sắc điều họ đang dốc sức sáng tạo hôm nay. Bản sắc không chịu dừng lại ở những gì đã có, không cứ mãi vuốt ve lòng kiêu hãnh qua bảo vật cha ông để lại mà phải dám làm ra sản phẩm mới, có đóng góp mới.
Inrasara, “Truyền thống và sáng tạo”

Phương Trang: Người mang hồn Chăm về phố

Báo Người Lao động, 29-02-2008


* Inrahani tại Triển lãm quốc tế – Tokyo, Nhật Bản – 2002.

Bà Thuận Thị Trụ, nghệ nhân dân tộc Chăm, góp công lớn trong việc tạo nên tên tuổi cho nghề dệt thổ cẩm ở Việt Nam. Nghệ nhân Thuận Thị Trụ hiện là giám đốc Công ty Thổ cẩm Chăm Inrahani. Gần 40 năm cực nhọc, lăn lộn với nghề dệt thổ cẩm truyền thống vốn chưa đủ lo cái ăn cái mặc, bà thực hiện được ước mơ làm sống dậy một làng nghề, đưa dệt thổ cẩm VN đến khắp năm châu.

Hồi sinh làng nghề
Làng Mỹ Nghiệp (Ninh Phước- Ninh Thuận) nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm, gắn liền với người dân tộc Chăm từ bao đời nay Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-67

Khi còn nhân danh là ta còn chưa hậu hiện đại.
Khi còn tôn sùng nền triết học nào đó, học thuyết kinh tế – chính trị nào đó, đức tin tôn giáo nào đó, dân tộc thượng đẳng nào đó có thể dẫn đạo thế giới thoát khỏi nỗi hỗn mang, là ta còn chưa sẵn sàng cho hậu hiện đại.
Khi ta yêu cả nhân loại nhưng không thể sống hòa hợp nổi với kẻ láng giềng ta, còn lo lắng chuyện đại sự thế giới mà thiếu quan tâm đến sinh hoạt nhỏ bé thường nhật ta, là ta còn xa cách cả vực thẳm với hậu hiện đại.
Khi chưa buông xả, là ta chưa hậu hiện đại.
Inrasara, “Hậu hiện đại là hậu hiện đại là…”

René Char: Ngọn núi chia xé

Inrasara dịch

*
Ôi, nỗi cô đơn thu hẹp, mãi thu hẹp thêm
Nỗi cô đơn của giọt lệ dâng cao chóp đỉnh
Khi sự sụp đổ vỡ tràn khắp xung quanh
Và con ó già trắng tay quyền bính
Là lòng tự tin đột ngột tìm đến
Niềm hạnh phúc vươn mình
Theo sát sườn vực thẳm phong phanh.

Hỡi người thợ săn coi ta là đối thủ
Mi chẳng học được chi – khi mi không hối hả
Vượt qua ta
Trong cái chết mà ta chối bỏ.

Vija Nhàn: Sinh viên Chăm với việc bảo tồn tiếng mẹ đẻ

Đã đăng Tagalau 11.

Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Đặc biệt là ngôn ngữ (chữ viết), nó quyết định đến sự tồn tại văn hóa của dân tộc đó. Ai là người đảm bảo cho sự tồn tại đó và đó chính là thế hệ trẻ Chăm chúng ta? – Các bạn sinh viên Chăm, – đó là câu trả lời khả dĩ nhất. Vậy thì hiện nay các bạn sinh viên Chăm đã làm gì để bảo tồn tiếng Chăm (tiếng mẹ đẻ) chưa? Continue reading

Thơ & Lời bình 03: Đại sư Ringu Tulku Rinpoche

Hoàng Ngọc-Tuấn dịch.
Tienve.org.


Lại một năm nữa trôi qua như một giấc chiêm bao.
Chúng ta đã chứng kiến hết tai hoạ này đến tai hoạ khác.
Có phải chúng ta sắp làm cho thế giới này không thể sống nổi nữa
Với lòng tham lam, thiển cận và u mê của chúng ta?

Chiêm ngưỡng đức Đạt Lai Lạt Ma và những con người vĩ đại
Tôi tìm thấy sự can đảm để nhìn về phía sáng sủa hơn Continue reading