Chuyện đời thường. TA YÊU KẺ THẤT BẠI, TẠI SAO?

Ta thần tượng người thành công, nịnh hót dân có tiền, và yêu kẻ… thất bại. Nếu chịu quan sát xung quanh, không khó nhận ra hiện tượng lạ mà không lạ này. Tại sao?

Dễ lắm, tâm lí của đại chúng: Yêu, cho có bạn ‘pa-mưyôk gaup’. Có bạn, ta lân la gần gũi, ta xổ nỗi lòng để vuốt ve xoa bóp nỗi yếu đuối, hời hợt của nhau.

Tụm ba tụm bảy tán phét dễ hơn ngồi suy tư trong cô độc. Cầm lon bia dễ hơn cầm lên một cuốn sách. Lướt mạng dễ hơn nghiên cứu một tác phẩm dày. Bắt lỗi tác giả dễ hơn tìm cái hay của tác giả đó, để học.

Continue reading

Sống triết lí Cham-83. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. TÂM-02

Ở tiểu thuyết sử thi Con đường vô tận-1991, tôi tưởng tượng cảnh ông Ariya Glơng Anak từ hải đảo trùng khơi nhiều bất trắc, trở về với và giữa lòng dân tộc. Ông ‘ưn’ nhẫn nhục tối đa với kẻ thù, ‘palai tung tian’ mở lòng với đồng tộc, và khiêm cung khởi đầu từ cái nhỏ nhất [đoạn cuối của trường ca], để có hi vọng nhỏ bé mới. Phần mình, chấp nhận cái cô đơn đến lạnh người.

Thế nào là ‘palai tung tian’?

Continue reading

Sống triết lí Cham-81. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. TRÍ-02

[hay. Tôi học thế nào?]

Tiểu học trường làng, tôi nhất lớp. Vào Đệ Thất trường Cham, tôi thủ khoa. Qua lớp 12 trường Việt tôi một trong hai bạn đỗ Đại học, là chuyện hiếm.

Nhất lớp, chớ khờ khạo mà ưỡn ngực trong chân trời với môi trường chật hẹp đó, bởi còn vô số thứ không ở trong chương trình ngoài kia cực hấp dẫn. THời Trung học là chữ Akhar thrah, văn học Cham, tôi học và học thiệt. Lên Đại học là ngôn ngữ học và triết học; còn đọc thì mênh mông và đủ loại sách.

Cụ thể, tôi học thế nào?

Continue reading

Jackie Quang: “SIÊU VIỆT (TRANSCENDENCE) VÀ HIỆN SINH: ĐỌC VĂN HÓA CHĂM QUA TƯ TƯỞNG ERICH FROMM VÀ BIỂU TƯỢNG SHIVA”

Trong suốt hành trình nghiên cứu văn hóa Chăm và tư tưởng nhân văn phương Tây, tôi nhận ra một điểm giao thoa đầy ám ảnh giữa tâm lý học hiện sinh của Erich Fromm và thế giới quan Shiva hiện diện sâu sắc trong tôn giáo Chăm: siêu việt không phải là một lựa chọn tôn giáo mơ hồ, mà là một nhu cầu hiện sinh thiết yếu của con người. Với Fromm, siêu việt là năng lực bẩm sinh thôi thúc con người vượt lên chính mình, vươn ra ngoài giới hạn bản năng để kiến tạo — hoặc phá hủy — thế giới và bản thân theo cách đầy ý nghĩa. Ông từng viết trong The Sane Society (1955): “Con người là sinh vật duy nhất mà sự tồn tại của chính nó lại trở thành một vấn đề phải giải quyết.”

Continue reading

Sống triết lí Cham-82. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. TÂM

Thân khỏe, trí thông mà tâm không vững, không an thì dễ đi đời nhà ma. Ở mục này, tôi cứ theo tinh thần Ariya Glơng Anak mà hành, điều tôi định danh “sống dưới dấu hiệu Ariya Glơng Anak” – là ổn.

Không ngoa đâu, như Minh Tuệ: “làm theo lời dạy của Đức Phật”, thì không trật vào đâu được!

Môn đầu tiên là “giải sân hận”. Dường Bà Trời cơ cấu thân tôi quên cấy loài gien này. Muốn không sân hận thì phải biết NHẪN: nhịn và nhường.

Continue reading

Sống triết lí Cham-80. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. TRÍ

[hay. Tôi học thế nào?]

Thân khỏe mà trí không sáng thì… chịu. Muốn thế không gì khác, ngoài học.

Yêu sự học và ham học, ngay từ tuổi “tìm học”, tôi học đủ thứ trên trần đời. Âm nhạc và hội họa, võ thuật và yoga, bóng đá cùng vài môn thể thao khác. Học và chơi. Học, không phải để trả bài, mà vì vui.

Tôi học suốt, như hôm nay vẫn còn học ở Minh Tuệ.

Continue reading

Sống triết lí Cham-79. Đặt nền tảng sống triết lí Cham. THÂN-02

[Tiếng Cham tinh nghĩa: Hiểu ‘xak hatai’ trong Ariya Glơng Anak thế nào cho đúng’?]

1. Minh Tuệ buông cái thân, đến nỗi ông biến mấy thứ bao quanh thân ấy thành “đống rác vô tận”. Vô tận thế, ai mà dám đụng vào! Từ thân bất hại dẫn đến TÂM BẤT HẠI.

Người ta kêu ông đồ dơ dáy, thì con vốn dơ dáy đã; nói ông thứ ăn xin, ông bảo: đích thị luôn; hô tăng đoàn ông không khác gì cái chợ, ông bảo: còn hơn cái chợ ấy chứ.

Tôi thì khác, nếu vị đạo sĩ này buông, tôi ngược lại: GIỮ. Theo đúng châm ngôn của Phật giáo Mật tông: “Hãy biến thân thể bạn thành cỗ xe tốt nhất để chở linh hồn bạn vượt qua biển đời”.

2. Hôm trước bàn về chữ “xak hatai”, có bạn kêu nó chỉ có 1 nghĩa là “hi vọng”, tôi nói đúng, thế nhưng khi “hi vọng” hão huyền dễ thành “ỷ lại” vô lối.

Câu 56:     

Nưrah ita takik siam ralo habơng

Praung akauk khơng di bbơng, kapal kalik mưxak hatai

“Thế giới chúng ta ít lành lắm hung

To đầu [thì] khỏe ăn, dày da [thành] ỷ lại”

Tại sao không dịch là “dày da [mới] hi vọng” mà phải là “dày da [thành] ỷ lại”? Đấy là thể theo tinh thần xuyên suốt của Ariya Glơng Anak. Nhà thơ khuyên chúng ta khiêm cung trước sự sự trên đời.

Hãy đọc 3 câu 78-79-81:

Praung di lok ni ra lac yang pađiak

Angin gilauh mai mưcwak, taginum xup lingik

Di lok ni praung yaum ia tathik

Ra ngap kapal blauh đik, take di ngauk dalah riyak

Rup ita ukơn batuw ngan basei

Urang pparaung er rei, mưta bboh di mưta

“Lớn trên đời người bảo thần mặt trời

Gió cuốn về phủ trùm mây đen làm mù tối

Rộng trên đời này rằng là biển cả

Người đóng thuyền rồi đi lên mặt sóng

Thân mình chẳng phải đâu đá hay sắt

Người hủy hoại mỗi ngày, [ta đã từng] nhìn tận mắt”

Vậy đó, biển cả hay mặt trời ghê thế còn bị khuất phục, huống hồ cái thân tứ đại với miếng “dày da”, thì có chi mà… HI VỌNG cơ chứ!? Đọc thơ, cần đọc đúng thần hồn của nhà thơ là vậy.

3. Ngay tuổi 20, tôi đã ý thức sâu thẳm về THÂN, và luyện Yoga từ đó.

Tôi không bỏ buổi tập nào, dù mưa hay nắng, ngay cả lúc cảm cúm, tôi vẫn tập nhẹ. Ai thấy ông Sara bỏ buổi tập, người đó giàu to – tôi đố vui có thưởng thế.

Trước tuổi lục thập tôi tập 30phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 50-60phút. Các môn chính: Thể dục buổi sáng, đi bộ buổi chiều, Yoga và xoa bóp, bấm day huyệt cùng vài thao tác khác – tùy nghi.

“Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần” qua đó trí mới sáng, để làm triết học!

78. Đặt nền tảng sống triết lí Cham-01. THÂN

[về rượu bia, sex, lao tâm, lao lực]

“Ta đang tàn phá sinh lực tinh túy nhất của ta, hằng ngày!”

Ở tuổi 20, tôi dùng phấn đỏ viết chữ to lên bức tường trước bàn. Châm ngôn duy nhất tôi không xóa đi suốt thời gian dài. Thân khỏe thì khí mới thông, tâm mới sáng. Tuy nhiên không phải vì thế mà tôi không thử.

[1] RƯỢU BIA

Tôi đã 3 lần say khướt. Lần đầu 27 tuổi, với anh em trên rẫy anh Hàm Bộ. 3 người 4 lít rượu nhứt. Tôi say quên cả đất trời.

Continue reading

HIỂU TÔN GIÁO AHIÊR AWAL NHƯ THẾ NÀO?

[bài diễn thuyết tại Sàn Art, diễn đàn quốc tế Úc-Đan Mạch, Sài Gòn,

4-2014, đã đăng trên website Inrasara.com]

1. Về lịch sử

Vương quốc Champa được thành lập vào năm 192, chạy dài từ Quảng Bình đến nam Bình Thuận ngày nay. Bà-la-môn giáo và Phật giáo xuất hiện đầu tiên, sau đó Bà-la-môn trở thành quốc giáo. Thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 11, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn trong vương quốc Champa.

Hồi giáo vào Champa ở thế kỉ 11, khi ấy họ chỉ là các nhóm thương gia đến từ Malaysia, nên chưa có ảnh hưởng đáng kể.

Continue reading