Luận văn thạc sĩ về thơ Inrasara

Ngày 26-12-2008, tại Trường Đại học Đà Lạt, Trần Xuân Quỳnh bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ – Ngành Văn học Việt Nam: THƠ INRASARA. Đề tài do Tiến sĩ Phạm Quốc Ca hướng dẫn.
Đầu tháng 12-2008, tại Hà Nội, cũng về thơ Inrasara nhưng đề tài thu hẹp hơn, Võ Thị Hạnh Thủy đã thành công với Luận văn Thạc sĩ: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ INRASARA. Người hướng dẫn khoa học là Tiến sĩ Phó viện trưởng Viên Văn học Nguyễn Đăng Điệp.
Trước đó, hai sinh viên Lê Thị Tuyết Lan và Nguyễn Thị Thu Hương, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cũng đã chọn thơ Inrasara làm đề tài sinh viên nghiên cứu cấp Trường: TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ INRASARA. Người hướng dẫn khoa học là Giảng viên Hồ Khánh Vân.

Vanchuongviet xin chúc mừng nhà thơ Inrasara và các bạn..
Chúc các bạn và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và may mắn.
VCV

Về trí thức dân tộc Chăm hiện nay

Dân tộc Chăm ở Việt Nam hiện có khoảng 18 vạn người, sống trải khắp hơn mười tỉnh thành của cả nước. Họ tập trung nhiều nhất ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuân. Còn lại ở TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh, Phú Yên… Chăm là hậu duệ của một dân tộc có nền văn hóa phát triển cao. Tiếp nhận truyền thống, Chăm là dân tộc rất hiếu học. Nhất là ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Có thể nói tình trạng mù chữ trong cộng đồng là rất hiếm. Tỉ lệ sinh viện so với số dân cũng thuộc loại cao. Sinh viên làng Chăm Mỹ Nghiệp ở huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận so với toàn thị trấn Phước Dân, đông nhất và cao nhất. Continue reading

Thơ tự do diễn tả thoải mái ý tưởng của mình

Xuân Quỳnh thực hiện.
Tập san Áo Trắng, số 38, 12-2008.

Ông có nghĩ làm thơ là tự mình mang một sứ mệnh khác người không?
Inrasara: Không có sứ mạng gì to tát cả, ngoài việc canh giữ ngôn ngữ dân tộc, nói như Heidegger. Và nói lên cái gì mình cảm nhận được về thế giới xung quanh đến với người chịu đọc mình. Continue reading

Thư tháng 12-2008: Chuyện chữ và tiếng.

Vì Inrasara.com nghỉ hai kì, nên kì này bài được đăng sớm.
*
Sài Gòn 21-12-2008
Bạn Trần Can thân mến
Bạn yêu Chăm và văn hóa Chăm thì rõ rồi; bạn quý Sara càng dễ nhận ra nữa. Nhưng con người, mênh mông lắm. Sự chưa đả thông là khó tránh. Chỉ khi đặt trên nền tình thương, ta mới dễ giải tỏa vài ngộ nhận nhỏ. Qua đó hi vọng mở ra sự cảm thông và hiểu biết. Hiểu thì càng yêu hơn.
Nên có bức thư này. Continue reading

Thông tin cộng đồng

Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Thuận làm phim về bảo tồn văn bản chữ viết Chăm

1.
Chiều ngày 19-12-2008, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Thuận gồm 6 thành viên ghé nhà Sara tại Tân Phú làm phim về bảo tồn chữ viết Chăm. Qua đối thoại của anh Qua Đình Lan và Inrasara. Phim nhấn vào 3 nội dung chính:
– Chữ Chăm trên lá buông, kĩ thuật làm và sự bảo tồn nó trong dân.
– Các câu hỏi xung quanh việc bảo tồn di sản này của dân tộc, tình hình nghiên cứu và các vấn đề của nó.
– Tâm tư của nhà thơ Inrasara về chữ và văn bản qua bao nhiêu năm sưu tầm nghiên cứu, sau hàng chục công trình đã xuất bản. Continue reading

Các thông tin lai rai về Inrasara

Các thông tin lai rai về Inrasara ở Hội thảo lí luận – phê bình tạo Đồ Sơn mùa hè 2006.

Inrasara.com đăng lại đọc vui.

Baodientu ĐCS, 6.10.2006
…..
Nhà thơ Inrasara

Trong Hội nghị có những tham luận lạ, nghiêm túc, tuy vậy cũng có một số hơi đơn giản, mặc dù người viết rất tâm huyết với vấn đề mình nêu ra nhưng nó lại không có gì mới đối với quan niệm về phê bình là lý luận. Vẫn cái cũ lặp lại nhiều và nếu người ta có đề nghị cái mới thì tôi cũng không nhận thấy sự cụ thể và rõ ràng. Theo tôi, Hội thảo nên tập trung khai thác nhiều vấn đề mới hơn nữa trong lý luận văn học. Continue reading

Ghi chép tháng 12-2008

1.
Cả vùng chạy dài từ phía Bắc Cà Ná sang tận núi Chà Bang và làng Sơn Hải đang gấp rút lên kế hoạch cho ba công trình tầm cỡ quốc gia: Ruộng muối công nghiệp lớn nhất Việt Nam thì khỏi nói rồi; bên cạnh là Nhà máy thép lớn hơn cả Nhà máy thép Thái Nguyên, nghe nói thế và Lò điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia.
Nghĩa là Ninh Thuận sẽ có thay đổi lớn. Quần chúng thì xôn xao bàn tán, lo lắng hay đầy hi vọng tùy góc nhìn và tùy nhận thức. Continue reading