Sống triết lí Cham-59. BIẾT ĐỂ SỐNG, THƠ & SỐNG

“Chúng ta vỡ lòng mốc bụi dĩ vãng” [?]

Inrasara: “Bắt đầu LÀM hành khất, để cuối cùng trở về LÀ hành khất”.

Bốn cứu cánh đời người. [1] Artha, bạn cần “sở hữu vật chất, để chu toàn các nghĩa vụ cuộc sống”; tiếp, Kama:“lòng ham muốn”, “là tình yêu và khoái lạc”; ở đây bạn học cách thỏa mãn người bạn tình, nâng nó lên thành nghệ thuật. Nếu chỉ có thế, khốn khổ biết bao, bạn chỉ là con thú đơn và thuần!

[3] Sống là tương giao, thế nên cứu cánh thứ ba: Dharma: “pháp” có mặt. Bạn phải hết mình phụng sự cộng đồng, tuân thủ mọi khế ước và nghi thức xã hội. Vẫn còn là chưa đủ, cả 3 thứ “tam chúng” trivarga đó.

Continue reading

MINH TUỆ, NIỀM TIN TÌM THẤY & ĐÁNH MẤT

[1] Mất niềm tin tràn lan…

Từ thượng tầng, ở trên ấy – cứ nhẩm đếm số củi bị đút qua lò thì biết; cho đến hạ tầng, ra ngoài kia – chỉ cần một vụ va quẹt nhỏ cũng đủ dẫn tới án mạng.

Bất an lan rộng, quần chúng – từ thành phần có học cho đến giới cần lao khao khát một cột trụ để bám vào, để xoa dịu nỗi bất an kia. Hiện tượng Minh Tuệ xuất hiện, là một kì vọng lớn.

Rồi chỉ qua thời gian ngắn, hiện tượng kia trở thành một BIỂU TƯỢNG [tôi dùng chữ này ngay từ đầu].

Continue reading

Thơ. TÌNH 3 MIỀN

Được biết, Xuân Diệu chả có mảnh tình cầm tay lại chuyên trị thơ tình, còn được cho là Chúa thơ tình thời Tiền chiến. Ở miền Nam thập niên 1960, Nguyên Sa – giáo sư triết học với gia đình yên ấm, tập Thơ Nguyên Sa đa phần là thơ tình đã làm điên đảo trái tim cả thế hệ tuổi mới yêu, phải nói là đỉnh.

Thơ vi diệu là thế. Đâu phải cứ “trải nghiệm” tình mới có thơ tình hay.

Sara-tôi, ngoài thơ quê hương, thơ tư tưởng, thơ thời cuộc tôi còn có cả thơ… tình. Dĩ nhiên tôi chưa cho lộ hết bài. Tình, bên cạnh các miếng đánh lẻ, tôi hay xài liên hoàn cước: “Tam tấu tình Inrasara”, “Tam tấu Diệp Mi Lan”, “Yêu 3 thì”, “Yêu 3 miền”, “Yêu 3 thời”, “Liên khúc chuyện tình vùng cao”…

Mươi năm trước, cho các bài lẻ lên Inrasara.com, được bạn đọc khen, còn thúc in tập nữa chứ! Bởi biết đâu chừng, có thể cạnh tranh với ông bà chúa thơ tình nào đó.

Continue reading

Chuyện đời thường-9. TUỔI 60 VIẾT CHO TUỔI 30

Tôi biết bao nhiêu người sắp đi xa, ngoảnh lại: Giá như… giá như… Bao nhiêu kẻ khánh kiệt, nhớ lại một thời oanh liệt cũng: “giá như”. Tình yêu giá như, sự học giá như, việc làm giá như, thằng bạn kia giá như… Tại sao không thế này mà lại thế kia, không cô ấy mà đụng phải cô này…

Câu hỏi, tại sao có nỗi “giá như” ấy?

THÂN

Continue reading

Giải trí giữa tuần. TRÒ DÒ BÀI THẦY!

Xem màn kịch anh Báu truy vấn đạo sĩ Minh Tuệ về giới, tôi nghĩ đến vụ học trò đi dò bài thầy, rồi cứ một mình tủm tỉm cười!

Anh Báu sau khi quỳ gối sám hối rất kịch, liền ngồi dậy, đặt các câu hỏi. Câu hỏi từ dễ đến khó, tăng dần cường độ, rồi lên cao trào:

– Hỏi thật “Cu Tuệ” nè [mượn dụng ngữ của chị Hằng], cu có thuộc 250 giới không?

Minh Tuệ đáp, không cần suy nghĩ:

Continue reading

Sống triết lí Cham-58. TẠI SAO CẦN ĐẾN TRIẾT HỌC?

Đạo sĩ thấy, rồi độc hành đi tìm; triết gia thấy, và hỏi – ráo riết. Cả hai: “hết mình & tới cùng”. Đức tin dẫn đạo sĩ đi, ngược lại, hoài nghi hối thúc triết gia đặt câu hỏi. Nhằm tìm đến ánh sáng, sự thật và ý nghĩa cuộc đời.

Đã qua rồi thời A-la-hán đi vào rừng ẩn tu, hay triết gia rút vào vỏ sò cô độc suy nghiệm về ý nghĩa cuộc đời. Một, buộc phải triết lí giữa đời thường; một còn lại: hành đạo xuyên qua chợ đời.

Continue reading

Trò chơi-10. BÀY TRÒ CHƠI CHO CHÍNH BẠN

Bạn bị ném ra đó – thế giới, không ai hỏi bạn có đồng ý hay không, mà thuần do ý muốn tùy hứng hay hữu ý của cha mẹ. Cho đến khi bạn ý thức. 18 tuổi, có thể sớm hay muộn hơn tí, nhưng không quá 22 tuổi, khi bạn bước chân ra khỏi cổng Đại học. Khi ấy, chính bạn phải trách nhiệm cuộc đời bạn, mà không đổ lỗi cho ai bất kì.

Bạn “bị kết án tự do”, Sartre nói to thế. Tôi hơi khác: Ý thức, khi xem cuộc đời là một trò chơi, bạn tự do bày trò chơi để chơi trò chơi đó. Nếu không, bạn sẽ bị chơi – “làm con rối cho cuộc đời giật dây” (Chế Lan Viên).

Continue reading

Sống triết lí Cham-57. SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU

Năm 2017, tôi có serie bài: “Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về tình yêu”, nay ghi kinh nghiệm riêng tây rất thiết yếu cho các bạn làm bài học.

“Học ăn, học nói, học gói, học mở” – ông bà Việt dạy thế. Học đủ thứ, tiếc, ta quên dạy nhau HỌC YÊU. Thế nên ta “hôn lén lút, tiểu công khai”, để rồi từ đời này sang đời khác ta mãi lọt tọt đi sau thiên hạ.

Ở Cham, bà Muk Thruh Palei có dạy, rất cụ thể – nhất là khi sống với nhau, chớ “trước đó” thì không. Trong khi TÌNH YÊU là nguồn năng lượng tinh yếu của sống và sáng tạo.

Continue reading

Sống triết lí-56. TRIẾT LÍ TIỀN LẺ

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (Kiều)

Nợ tình, nợ tiền, nợ lời hứa… làm nên nợ đời. Câu hỏi: Làm thế nào đừng phải nợ đời? Hay dễ và gần nhất – nợ tiền? Nợ tình thì không biết, may – tôi hiếm khi nợ lời hứa, nợ tiền thì càng.

Không là dân kinh doanh, thế buộc – tôi cũng đã lao vào. Để rồi qua 10 năm, tôi “đóng góp” được 2 bài học cho cộng đồng. Kể góp vui bà con.

Continue reading