Lang thang-09-cuối. GIẢI THƯỞNG THƠ NĂM NAY, NẾU CÓ QUYỀN…

… tôi chọn 2 tập rất khác nhau, một từ trời Tây, một từ miền cao Việt Nam. Một rất “hiện đại” và 1 vô cùng “cổ điển”, cả hai đều mới, lạ, và chuyển thông điệp riêng. Tiếc, tôi chỉ có quyền… ở đây.  

Xin mời quý bà con và các bạn.

1. Chuyển động thơ Việt đương đại

Continue reading

Lang thang-08. BẠN CÓ THỂ NHẢY KHÔNG?

Tôi viết “Palei awal” hồi 25 tuổi, dịch sang tiếng Việt thành “Nỗi buồn ứng trước” in trong Tháp nắng-1996, là bài thơ song ngữ chuẩn nhất của tôi, có lẽ.

Cham sống xen cư với Việt, tôi nói và sáng tác thơ song ngữ Cham và Việt từ sớm, rồi chuyển ngược lại, tùy nghi. Ở đó đa phần không đạt, hay chỉ tàm tạm.

Tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002 được 6 bạn Việt dịch sang tiếng Anh in 2005, họ là nhà thơ sống ở nước ngoài 20 năm, vậy mà đọc lại, Alec Schachner cho giọng thơ còn “Việt quá”, đã dịch lại, in năm 2015.     

Continue reading

Lang thang-07. RÊN GIẢI TRÍ

“Triết gia đau răng cũng rên”, nhà nào đã phát hiện ra nỗi ấy, tôi đọc gặp một lần mà bị ám mãi. Tôi – luận sư cũng hệt luôn. Sau 5 năm, mãi ra Bắc tôi lại biết cúm là gì.

Tôi hiếm khi bệnh, phiền nỗi mỗi năm nàng cúm ghé thăm một lần, vào tháng 10 mùa Katê. Sau 3 ngày là nàng chia tay. Ở đó, ngày thứ 2 ê dữ nhất, và tôi… rên.

– Ông làm như sắp chết tới nơi, Hani la.

Continue reading

Lang thang-06. TỪ CHAI NƯỚC KHOÁNG ĐẾN HỒ KAPET QUA GIẢI THƯỞNG HỘI DTTS

[hay. Thương ca vô tận-19. Nghĩ ngắn]

Chuyến bay ra Bắc, ngồi cạnh một ông Ấn Độ, tôi cười chào rồi lim dim. Mãi khi cô tiếp viên kêu chú có cần nước không tôi mới mở mắt, thấy mặt ông người nước ngoài nhăn nhó, và lắc. Tôi hỏi, có chuyện gì không? Ông nói, 30k một chai – ông giơ chai nước lên – cũng như này tôi vừa mua 4k ngoài kia. Nghĩa là gấp 7,5 lần, tôi hiểu cái nhăn ấy.

Qua nói chuyện tôi biết ông là doanh nhân giàu. Người giàu + mua vé giá rẻ + đi ghế hạng phổ thông + bị chặt mất 26k = NHĂN NHÓ!

Continue reading

Vũ Đình Trai: BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ INRASARA

Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Minh Hiền, Đại học Sư phạm Đà Nẵng-2023.

Đây là luận văn, luận án Thạc sĩ, Tiến sĩ thứ 17 về Inrasara. Vui, khi lần thứ hai học viên Tỉnh nhà làm luận văn về mình!

Chúc mừng tân khoa Vũ Đình Trai, chúc mừng bạn Ngô Minh Hiền.

Continue reading

Lang thang-05. GIẢI THƯỞNG DTTS NÊN DÀNH RIÊNG CHO TÁC GIẢ NGƯỜI DÂN TỘC

Là tít báo Tiền Phong Chủ nhật đặt cho bài phỏng vấn tôi, do nhà văn Lê Anh Hoài thực hiện, ngày 29-11-2009.

Trước đó dăm năm tôi đã một lần đề cập, rồi hôm qua, Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn, tôi lần nữa xin phép “lạc đề” nói qua(*). Tại sao? Tôi có mang tâm phân biệt không? Tôi biết nhiều nhà văn DTTS than phiền, rồi ngưng tại đó, không nửa lần lên tiếng, tội thế chứ.

Có gì ghê gớm đâu mà ngại?!

Continue reading

Lang thang-04. NHÀ THƠ NÔNG QUỐC CHẤN NHÌN TỪ CHAM

Phát biểu tại Hội thảo 100 năm Nhà thơ Nông Quốc Chấn

Bắc Kạn, 18-11-2023

Kính thưa…

Sống nghĩa là tạ ơn – ơn ngãi đầy tràn

nằm ngoài chân trời đếm đo được mất

tạ ơn làm cho ta lớn lên [Inrasara, Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002]

Hôm nay chúng ta làm “lễ tạ ơn” nhà thơ Nông Quốc Chấn, cứ tạm dùng từ này. Ở Nông Quốc Chấn, ơn với cá nhân tôi và Cham, công với nền thơ ca dân tộc thiểu số.

1. Với tôi, không có nhà thơ Nông Quốc Chấn sẽ không có Inrasara, có chăng thì chậm hơn nhiều, chắc chắn thế. Tại sao?

Continue reading

Lang thang-03. VĂN CHƯƠNG & CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

SỨC KHỎE

Sáng ngồi “trà đạo” vỉa hè với hai bạn thơ già. Xung quanh ai cũng áo ấm, riêng tôi mỗi thun lót với sơ mi mỏng tang, mới biết trời Bắc vừa chuyển rét.

Hôm qua ghé thăm bạn văn, “nó” chuyển từ đại tràng qua gan, nghe thương anh và nhớ anh Đạm. Bạn văn thế hệ mình yếu quá, đâu là nguyên do? Không đủ sức khỏe bám bàn thì làm sao ra tiểu thuyết, phê bình.

Ngồi hơn tiếng chả thấy văn chương chữ nghĩa đâu, mỗi thứ mang ra than vãn: bệnh. Tin đồn đố có sai: Lúc còn sức ta ước đủ thứ, thân đổ bệnh thì chỉ còn mỗi món để ước, là sức khỏe!

Continue reading

Thơ của bạn thơ-2. Trần Thanh Bình: ĐIỂM M – SAU NỖI ÁM ẢNH THỜI GIAN

Thời gian. Ngày, tháng và năm. Hôm qua, hôm nay và ngày mai. Con người vừa ý thức về sống, tức thì hắn bị thời gian ám ảnh, không dứt ra được. Nhất là thi sĩ, sinh linh đầy nhạy cảm trước biến dịch. Của thiên nhiên, sự vật và lòng người. Biến dịch cả nơi sâu thẳm của lòng mình.

Làm gì? 

Những “rượt đuổi khúc thời gian ngắn ngùi”, “ba thì thời gian thoắt hiện”, “màu thời gian quay gót”, ở đó cho dù thi sĩ “tìm ngọn cỏ thời gian”, “nung bỏng khúc thời gian”, hay làm ra vẻ như thể “mặc thời gian vàng lá”, và cho dẫu có nỗ lực tới đâu, hắn vẫn “không xoay chuyển nổi trình tự thời gian”, thời gian vẫn có đó. Lù lù, thoắt ẩn thoắt hiện.

Khước từ thời gian, hay chịu sự “khước từ của thời gian” thì cũng vậy.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-1. Nguyễn Đức Tùng: CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ CÁI KẾT BẤT KHẢ ĐOÁN

Đọc Nguyễn Đức Tùng có cái thú vị. Không phải ở tứ thơ, dù Thơ buổi sáng có nhiều tứ thơ độc đáo; không phải thi ảnh siêu thực, ở đó bất kì trang nào ta cũng lặt ra được bao mới mẻ, với những “Em vẫn vàng lúa mới/ Gặt mãi chưa xong tình đầu/ Cánh diều gieo mềm gốc rạ” nhiều ẩn dụ, mà chính nơi câu chuyện, những câu chuyện nhỏ. Nhỏ, mà ám ảnh lạ.

Người đưa thư

Dựng xe đạp trước nhà

Ngồi uống với dì tôi một tách trà

Rồi lặng lẽ cáo lui

Không biết dì tôi không biết chữ

Trong phong bì là giấy báo tử.

           (“Chiến tranh”)

Sự vắng mặt của em đến dần dà

Từng giọt

Không như cà phê

Mà như nước dột từ mái nhà

Anh ngồi ngắm suốt ba năm

Trước khi bắc thang lên sửa lại

           (“Sự vắng mặt”)

Nữa, thú vị hơn cả thú vị, đó là ở nhiều bài thơ xảy đến cái kết bất khả đoán. Kết một bài thơ lâu nay luôn được nhà thơ triển khai theo hướng tóm ý, mở rộng hay nâng cao để tỏ bày tình cảm, thái độ. Từ thơ Đường luật sang thơ Mới cho tận thơ hiện đại, ít ra là ở Việt Nam.

Không phải thứ kết mở, bỏ lửng, đóng hay đối lập bất ngờ, Nguyễn Đức Tùng thường xuyên bẻ câu chuyện kể của mình theo hướng khác. Thi sĩ đột ngột tạo khoảng trắng đứt kết nối, xô người đọc lọt qua không gian khác:

Continue reading