nửa nụ cười của mẹ
và hai bàn tay diệu vợi của em
giữa mênh mông màu nắng quê hương
hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa?
(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002).
Tôi vừa nhận 1 thư ngắn của bạn văn từ miền Bắc, và “Sara có thể đăng”.
Continue readingnửa nụ cười của mẹ
và hai bàn tay diệu vợi của em
giữa mênh mông màu nắng quê hương
hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa?
(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002).
Tôi vừa nhận 1 thư ngắn của bạn văn từ miền Bắc, và “Sara có thể đăng”.
Continue readingXây dựng Bà Tổ Quê hương là 1 trong những ước mơ của tôi. Mươi năm trước tôi có bài dài, nêu vài nhân vật thực mang khả tính trở thành, nay trở lại với thi phẩm Kabbôn Muk Thruh Palei – gia huấn ca nổi tiếng này.
Bà đã dạy người nữ Cham điều trọng yếu gì?
[1] Về NỘI TRỢ thì miễn chê
Ở mục này, Bà chỉ dạy đến từng chi tiết nhỏ nhất, xin bỏ qua.
[2] Tiếp đến là CỦA CẢI.
Continue reading[11 gợi ý quan trọng]
[1] Khi Viện sĩ Phạm Xuân Thông viết: “Người Cham và văn hóa Champa là gạch nối nối liền nước ta với Đông Nam Á hải đảo”
Tôi biết ông đã nhìn ra vấn đề cốt tủy của Việt Nam.
[2] Khi tôi viết: Dân tộc Cham khó bị đồng hóa, do đứng vững trên 3 cột trụ: Lịch sử thành văn, [ngôn ngữ] Chữ viết và Tôn giáo đặc thù
Là tôi nhìn ra bản sắc hiện thực Cham.
[3] Khi Hội Nhà văn Việt Nam giới thiệu tôi nhận giải Văn học ASEAN
Tôi hiểu người của Hội đã thức nhận sự quan trọng của sợi dây kết nối.
[4] Trong khi nhiều nhà văn nhận giải này về, rồi nằm im, tôi làm số chuyên đề “Văn học ĐNÁ trong tâm thế hậu thuộc địa”, dịch, giới thiệu họ trên tạp chí Tia sáng.
Là tôi làm một việc, vừa thực vừa mở.
[5] Khi miệt mài với Văn học Ngoại vi Việt Nam, không phải tôi muốn mở rộng “sự nghiệp”
Mà nhằm làm gạch nối giữa Cham và Việt, dân tộc thiểu số với đa số, trong nước và hải ngoại, Nam với Bắc, ngoài lề với chánh lưu…
Tôi là sứ giả kết nối các chia cắt. Và tôi làm được.
[6] Khi tôi nói: Trong 53 DTTS Việt Nam, chỉ có Cham làm được đặc san Tagalau, không phải nói với tinh thần so đọ kiêu ngạo cục bộ
Mà tôi muốn gợi mở và khích lệ các dân tộc khác cùng nhập cuộc về hướng mở, như Cham đã.
[7] Khi tôi dựng Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA tại trung tâm Chakleng
Là tôi có ý hướng biến nó thành sân chơi nhỏ [mà lớn] cho mọi người, mọi nhà.
[8] Khi tôi giới thiệu Jaka đi chương trình dài “thay đổi thế giới” qua nhiều nước châu Á, không phải tôi ích kỉ riêng con tôi
Mà tôi biết Jaka đảm nhận tốt [còn Jaka có đẩy tới hay không, là vấn đề của bạn ấy].
[9] Khi tôi thuận và hỗ trợ Jaka làm Thang Tông truyền thống mà hiện đại đầy sáng tạo ở Chakleng
Là tôi ủng hộ châm ngôn hậu hiện đại: “Suy tư toàn cầu, hành động địa phương” [còn thành hay chẳng tùy vào Bà Trời].
[10] Khi tôi triển khai Suy tưởng tôi trên 4 chân kiềng: Tâm thế Giải sân hận, Tinh thần Hóa giải & hòa giải, Tư tưởng Phi tâm hóa Hậu hiện đại và Hành động Nhập cuộc về hướng mở.
Là tôi sống triết lí Cham, viên mãn và tròn đầy.
[11] Đề từ cho tập thơ Chuyện 40 năm mới kể-2006:
Không bên lề
không trung tâm
tôi trú trên đường biên
Không ngoài luồng
không chánh lưu
sống như thể không đường biên
Cũng chẳng có gì trầm trọng cả!
mỗi các ông cứ dựng chòi
mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới.
Một bạn Cham: “Xin hỏi tác giả nền triết học Cham thể hiện qua những tác phẩm nào ạ, karun!”. Cụ thể và tập trung thì không, mà tản mác, manh mún. Khi còn manh mún, tôi tạm đặt cho cái tên Minh triết Cham. Hệ thống chúng là, là triết học.
Thử liệt kê mang tính gợi ý:
[1] Tôn giáo dân tộc
– Bà-ni: hóa giải Islam và hòa giải với Bà-la-môn để dựng nên tôn giáo Ahiêr Awal – dân tộc, hòa bình và nhân văn.
Continue readingHôm qua 12-11-2024, yut Bangsa Champa còm:
“… mình ngưỡng mộ/yêu quý bạn lâu/nay rồi… những gì bạn đã làm được cho Chăm mình là vĩ đại rồi, không ai có thể phủ nhận… Có điều là mình khuyên bạn đừng nói quanh quẩn chuyện linh tinh/đời thường không đâu vào đâu… chỉ làm giảm giá trị thực của bạn đang có.”
Cũng hôm qua, Jaya con trai viết riêng cho tôi:
Continue readingThi phẩm nổi tiếng và khó hiểu nhất trong kho tàng văn học cổ Cham.
Trường ca cực ngắn, chỉ 116 câu ‘ariya’ lục bát Cham mà chứa đựng cả một bầu trời. Nếu Pauh Catwai là “ẩn ngữ”, thì Ariya Glơng Anak chính là hiển ngôn. Hiển ngôn mà vô cùng khó, nếu kẻ tiếp nhận không chuẩn bị tâm thành để đón nhận thông điệp.
Đâu là thông điệp?
Sau nửa đời hư “sống dưới dấu hiệu Ariya Glơng Anak“, để khắp trang sách của mình, tôi đã nhiều lần đề cập, phân tích, lí giải nay tạm rút gọn trong 9 chiến lược, cho Cham – hôm nay và ngày mai.
[1] Nhận diện hiện thực
Dân tộc luân lạc, nhân tâm li tán, phường giá áo túi cơm bị mua chuộc ‘Urang bihuh bihah biha bihi ra kang hu abih’, trí thức cô đơn…
[2] Hiểu tâm lí con người
Tham sân si với ích kỉ, đố kị nhỏ nhen, nhất là khi thời thế đảo điên.
[3] Giải sân hận
‘Palai tung tian’ là từ đinh trong thi phẩm.
[4] Trở về nguồn cội và hiểu văn hóa dân tộc
Để có thể kể lại khi có cơ hội, cho người ngoài hiểu mình.
[5] Yêu thương
Tình yêu đi xuống tận những sinh phận dưới đáy xã hội: ‘ra mưtwei saung gila’ (người mồ côi hay kẻ dại khờ).
[6] Khiêm cung
Ta đã từng “nhai sắt” và đã đổ máu, vậy hãy như ngọn cỏ cúi rạp mình trước giông bão thời cuộc – mà sống.
[7] Ngôn từ
‘Pwơc’, ‘Panwơc’ là ý được Ariya Glơng Anak nhắc đi nhắc lại nhiều lần suốt trường ca, thu gọn lại ở “lời lẽ chân thành”.
[8] Khởi đầu từ điều nhỏ bé nhất
Từ con trâu cái cày, từ hạt ngô trái mướp… để có hi vọng nhỏ bé mới.
[9] Cuối cùng là: Biểu tượng
Đó là Thủ đô trên không trung, một biểu tượng bất khả xâm phạm mà bất kì trẻ con Cham nào khi nhìn lên bầu trời đầy sao cũng thấy.
Thấy, và hi vọng. Dù vời xa như thể mất hút.
[1] Chuyện Dân biểu Cham
Sau giai đoạn Cham sống sót trở về, Cham ổn định, và có… Dân biểu của mình. Cuối thập niên 1960, hai ứng viên được cho là có cơ may hơn cả. Ứng viên-1 công lớn với Cham như thể thần tượng lại thất bại, bởi nguyên do bá vơ nhưng thực tế.
Sát ngày, bên Ứng viên-2 xài mỗi cái chiêu: “Ông ấy giỏi Cham nào mà chả biết, tội là ông khinh người. Bà con thấy đó, ra đường ông có biết chào hỏi ai đâu”. Mà đúng thiệt, thế là mỗi ngón đó thôi, ông đủ mất phiếu!
Continue readingLạ lắm, tôi chưa thấy mình già bao giờ cả!
Sống triết lí Cham, 55 tuổi – tuổi “đi vào rừng”, khi đã giao lại toàn bộ tài sản cho vợ con, cả khi 65 tuổi – “phong phanh giữa trời đất”, tôi vẫn nghe mình như đang ở tuổi đứng bóng mặt trời, chỉ khác nhau chút chút.
Vẫn dậy sớm, vẫn thể dục, lưng vẫn thẳng, bước đi vẫn thanh thoát, rồi vẫn mấy món điểm tâm giản đơn ấy mà không chán. Vẫn mỗi sáng là mỗi status, đều đặn, như ăn ngủ…
Continue reading[Hay tôi đã sống sai?]
Thuở Trung học, ấn phẩm về Do Thái tràn ngập thị trường, tôi mua hay mượn về, đọc mê mẩn. Thích nhất là mấy mục nó hơi giống Cham. Đã bàn năm 2011: “Cham có thông minh không?”, nay kiểm lại.
4 thứ giống: Hai dân tộc cùng luân lạc, Tôn giáo không cho ai vào đạo của mình, chỉ có con của mẹ mới là đứa con Do Thái, và tinh thần người nữ khá giống Muk Thruh Palei.
Continue readingPhạm Công Thiện chết, trước đó Nguyễn Hiến Lê chết. Có sự nghiệp tàn độc như Hitler cũng chết, hay cao cả như Tolstoi rồi cũng chết.
1. Hölderlin:
Giàu sang trong công danh sự nghiệp
Nhưng một cách thơ mộng, con người sống trên mặt đất này.
Full of merit,
yet poetically, man dwells on this earth.
Continue reading