THỰC TRẠNG SÁNG TÁC VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM, PHÊ BÌNH ĐANG Ở ĐÂU?

Tham luận tại Hội thảo Khoa học quốc gia: “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất”, 14g, ngày 18-4-2025

Đặt vấn đề

Việt Nam là đất nước đa dân tộc. Hơn 54 dân tộc cư trú rải khắp mọi miền tổ quốc, là nguồn vốn con người và văn hóa vô cùng quý giá.

Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Câu hỏi, thế nào là bản sắc? Ta chỉ hiểu được bản sắc một cái gì đó khi đặt nó bên cạnh một/ những cái khác. Đâu là bản sắc văn hóa dân tộc của các DTTS? Ở phạm vi hẹp hơn, văn học – đâu là bản sắc, cái khác biệt của văn học DTTS khả dĩ làm đa dạng thêm nền văn học đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Chuyện đời thường. XEM PHÂY BIẾT NGƯỜI

“Xem facebook biết tính cách con người” là dân khoa học nói, không phải tôi. Facebook ra đời, nhà nhà làm báo người người tự thể hiện, qua status được Việt hóa thành chữ “tút” – gọn và trúng phóc. Vui nhộn đáo để.

Đến đỗi các nhà khoa học tại Anh Quốc chịu không thấu, vừa làm cuộc thu thập các tút từ 555 facebookers, phân tích và phân loài. Tôi cũng không chịu nổi, copy ý kiến từ vài báo, tóm gọn lại để hầu bạn đọc. Tạm chia làm 6 loài:

[1] Loài kiêu hãnh

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-24. AI HỘ PHÁP MINH TUỆ?

Đến chú cún cũng muốn níu kéo ông ở lại, vậy mà…

Hôm qua, tại ngôi chùa Ấn Độ giáo, sư trụ trì cung kính mời đạo sĩ Minh Tuệ và tăng đoàn ở lại. Hứa hẹn có cuộc “nói pháp” với Phật tử, thì bất ngờ, vị sư áo vàng thuộc Giáo hội Phật giáo Sri Lanka tay cầm lá đơn tố cáo “đoàn giả tu”, đính kèm vài cảnh sát đến, quyết cả đoàn người phải rời đi gấp.

Can thiệp vào nội bộ tôn giáo khác, một hành vi sai toàn tập!

Continue reading

Nỗi Cham-30. BƯỚC RA KHỎI AO LÀNG ĐỂ SÁNG TẠO

1. Tranh luận với cãi cọ về Akhar thrah mươi năm không ngưng nghỉ cuộn sinh lực của không ít sinh linh Cham vào vòng xoáy khổ ải một cách khá… lãng nhách. Sự vụ gợi liên tưởng về câu chuyện Lịch Xakawi Cham thế kỉ XIX.

Sinh hoạt cộng đồng Cham gắn chặt với tôn giáo và tín ngưỡng, cả hai không thể thiếu Xakawi. Với Cham, Xakawi linh thiêng thì miễn bàn. Thế mà mỗi vùng, mỗi thầy ‘gru’ cứ tùy tiện thay đổi, tùy ý làm khác và tùy nghi dùng – vô tư.

Xakawi bak nưgar’ Lịch khắp xứ, là vậy.

Continue reading

TÔI YÊU MINH TUỆ, TẠI SAO?

Yêu, bởi ông THẬT, ăn đứt cả… Inrasara.

Thái Thanh chết, tôi buồn. Phạm Công Thiện chết, tôi buồn. Hani chết, tôi buồn… Bất kể người quen hay kẻ lạ, họ đến và đi, để lại vết sướt đậm trong sâu thẳm hồn tôi.

Ngay cả chàng Mog con trâu nhà từng hiên ngang một cõi, khi luống tuổi và hết hạn sử dụng, cha dắt đi đổi con khác trẻ khỏe hơn. Biết nó sẽ bị đưa vào lò mổ, tôi buồn mấy ngày liền, thi thoảng ánh nhìn của nó cứ bay đến ảm ảnh giấc mơ tôi.

Hôm nay, là Minh Tuệ.

Continue reading

Hani-27. CHUYỆN VUI VỀ HANI

[hay. Inrahani là một nghệ sĩ siêu xịn]

Ông bà Cham nói: ‘Nit rup urang, liwang rup drei’: “Thương thân người khác, gầy rạc thân mình”.

Hôm qua 13-4 Tộc họ Hamu Bhok họp quyết sơ bộ về Lễ Nhập Kut. Chuyện Hani tạm ổn, sẽ quyết lại vào phiên họp đại trà vào tháng Giêng Cham lịch sắp tới.

Tôi có việc, muộn mất 20phút. Ở đó có vị nhắc tôi về tút: “Hani đã làm gì cho Cham” hôm trước:

– Cei Trạm nói trước không hay lắm, nhưng mình đọc rồi, cũng tốt thôi!

Continue reading

THÁP NẮNG – TEMPLE OF SUNLIGHT

Translated into English by Alec G Shachner

“Tháp nắng”, bài thơ ngắn từng: Đăng báo 15 lần, nhạc sĩ Phan Quốc Anh phổ nhạc, nhà thơ Lê Thị Mây bình chọn “bài thơ hay” in ở báo Văn nghệ – Hội Nhà văn. Dăm năm trước, Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya – Chủ bút tạp chí THƠ Platform diễn nôm và bình. Ông đã mất năm ngoái, đăng lại bài viết của ông ở đây như là lời TẠ ƠN.

Thuk siam! – Inrasara.

Continue reading

Hani-26. CÔ TRỤ ĐÃ LÀM GÌ CHO PALEI, CHO CHAM?

[hay. Các bạn xưa có còn yêu cô Trụ không?!]

Hani “đi”, mới đó mà đã 4 tháng 20 ngày. Mới đó mà nàng sắp “về” nằm Kut vĩnh viễn với ông bà. Nhưng không.

Nghe nói, Tộc họ Hamu Bhok đã “quyết ngày” Lễ Nhập Kut. Quyết này lại rơi đúng vào giờ thứ 25 của cô Trụ. Nghĩa là Hani phải ở lại trần gian thêm 10-15 năm nữa!

Biết tin, tôi hỏi:

Continue reading

TAM TẤU & TRƯỜNG CA ĐẦU XANH TUỔI TRẺ-KÌ.3

LÃNG TỬ, TÌNH YÊU, QUÊ HƯƠNG

Trường ca gồm khoảng 700 câu lục bát, được sáng tác vào năm 1977, đã bỏ quên từ lâu. Nay vừa nhớ lại mấy “vần thơ sầu mộng” thuở đầu xanh tuổi trẻ.

“Trường ca” chưa in và đăng ở đâu, đang chỉnh sửa và bổ sung vào kho kí ức suy tàn – Inrasara.

Nửa hồn đậu nắng Phan Rang

nửa theo gót gió trăng ngàn

ruỗi rong

Continue reading