Sống triết lí Cham-49. CHAM & TRIẾT LÍ CHIẾM HỮU

[Giải minh về: Đất, Tù binh, Mỹ nhân]

Tút “Sự thật không sử gia nào nói…”, bạn NVN còm: “Tham thì chỉ có thánh nhân mới không, còn thì do Cham không giữ nổi, bị đánh bật ra nên không chiếm giữ”.

Còm vừa phiến diện vừa lạc bình diện, nói khác: sai lầm về phạm trù. Ở đây tôi đang giải minh mang tính triết lí, chứ không thuần lịch sử sự kiện. Tút nhấn vào ý: “không tham để chiếm lấy cái KHÔNG THUỘC VỀ MÌNH”, và giải thích: Không cần phải “thánh nhân”, ngay phàm nhân Cham cũng KHÔNG DÁM THAM.

Continue reading

18 MẸO BIẾN CON THÀNH THIÊN TÀI

Hơn nửa đời hư, chờ mãi chả thấy thiên tài Cham đâu! Thiếu món thiết yếu nào chăng? Qua tìm học và quan sát, tôi mạo muội ghi ra đây vài mẹo, biết đâu gợi hứng được cho tuổi trẻ nào đó ứng dụng, để thành… thiên tài.

1. Ngủ: trước 10g, dậy trước mặt trời mọc [Cham mỉa: ‘đih tôk gon ia harei’]

2. Sáng: trà xanh, cà-phê đen 1 tiếng sau đó

Continue reading

Sống triết lí Cham-48. SỰ THẬT KHÔNG SỬ GIA NÀO NÓI VỚI BẠN

[Đất, mỹ nhân & tù binh]

Đó là sử chính thống, chớ ngoại sử thì có nhưng không đủ, mà chỉ nhà văn. Văn chương bổ khuyết cho lịch sử, là vậy. Sự thể chiếm hữu trong xung đột giữa Champa và Đại Việt, là một.

Ở tút “Phong cách Chế Bồng Nga” tôi có lần bàn qua, nay cụ thể hơn.

[1] Không tham đất

Continue reading

Trò chơi-5. TÌNH YÊU NHƯ LÀ TRÒ CHƠI

Yêu, không chỉ yêu con người, mà còn yêu khả tính của người yêu để cả hai cùng làm cho khả tính kia khai mở.

Tôi không hiểu làm sao người đàn ông xem vợ như ô-sin hay máy đẻ mà tối xuống có thể ôm ấp nàng được; càng không hiểu đàn ông nhiệt với gái, trong khi họ chưa từng biết mặt. Nếu cái trước là thứ tình ích kỉ chỉ biết có mình, thì cái sau đích thị sự vong thân, hai sinh linh tìm đến nhau để giải quyết vấn đề riêng trong thoáng chốc.

Continue reading

Trò chơi-4. CHAM & TRÒ CHƠI GIÁO DỤC

Sinh phận Cham, sau [1] Thế hệ sống sót, là [2] Thế hệ ổn định và lưu giữ, ở đây ông bà lo thu gom, níu giữ mấy mảnh vụn văn hóa còn sót lại. Tiếp đến là [3] Thế hệ Phục hồi, và cuối cùng hôm nay: [4] Thế hệ tiếp nhận và sáng tạo.

Nhóm thầy Thành Phú Bá, Lưu Quang Sang, Nguyễn Văn Tỷ, Đàng Năng Quạ [cạnh đó là ông Dương Tấn Sở] nằm lưng chừng giữa Thế hệ 2&3.

Họ cần, và mơ gì?

Continue reading

Trò chơi-3. CÕI VĂN CHƯƠNG

[Bàn tròn Văn chương, Cà-phê thứ 7, Ra mắt sách…]

Nơi cõi Văn chương, dính chuyện thị phi ngoài lề, tôi cực “nhẹ roi” ‘njôl hawei’. Nhận vai Chủ tịch Hội đồng Thơ, Trần Mạnh Hảo, Đông La, Đỗ Hoàng mới nhá xèng, tôi đã chạy mất giày; chớ chuyên môn, tôi lì đòn phải biết. Cứ xem tôi ứng xử với Hậu hiện đại cũng đủ biết.

Từ chối con đường mòn – Đi vào cõi văn chương là phiêu lưu vào thế giới bất khả đoán với nhiều bất ngờ, thế mới vui.

Continue reading

Trò chơi-02. TAGALAU

[hay. Tôi đã chơi Tagalau như thế nào?]

Lướt qua “Lời mở” đặc san Tagalau-1 ra mắt mùa Katê 2000, yut Quảng Đại Thoang phản hồi: Làm bài bản thế, sao Inrasara cho là “tạo sân chơi”?

Mùa Đông năm 2005, ở Trại Sáng tác Đại Lải, tặng Tagalau-6 cho hai bạn thơ Tày, bạn kêu: Chúng tôi sẽ làm như Sara. Tôi nói: Không thể đâu. Tại sao ư, bởi các bạn chưa chuẩn bị cho cuộc chơi.

Và các bạn đã không thể thiệt.

Continue reading

LÀM SAO CÓ THỂ VIẾT HẾT, MÀ…

LÀM SAO CÓ THỂ VIẾT HẾT, MÀ…

Làm sao có thể viết: Về tất cả vấn đề u uẩn của văn học, mọi góc tối của xã hội, về kinh tế hay tôn giáo, về tình yêu và tình dục, liên tưởng cùng tưởng tượng điên rồ nhất, về mọi khía cạnh của đời sống… mà chẳng chút run tay;

Làm sao có thể phô diễn mọi quan điểm, suy nghĩ thoáng qua hay định kiến thâm căn cố đế của ta: Về cá nhân, nhóm hay tổ chức nào đó… một cách công khai, mà không nhuốm chút ác ý;

Continue reading

Sống triết lí Cham-47. TU, GIỮA CHỢ ĐỜI – KHÓ NHẤT

[tút chào năm mới Dương lịch]

Trường ca Ariya Glơng Anak vỏn vẹn 116 cặp ‘ariya’ lục bát Cham,

Vậy mà nhiều thế hệ Cham coi đó là tác phẩm vĩ đại nhất.

Và tôi, “cây Xương rồng ngạo nghễ” [tít bài báo về tôi] chấp nhận sống dưới dấu hiệu sous le signe de Ariya Glơng Anak.

Vì sao? – 1 từ duy nhất: TU. Giữa chợ đời, ngay ở thời kì hỗn mang nhất của Champa: giai đoạn khủng hoảng cuối cùng.

Continue reading

Sống triết lí-46. TU, DỄ & KHÓ

Tu,

Như đạo sĩ Minh Tuệ, dễ. Dễ, bởi 13 hạnh Đức Phật đề ra, theo đó mà làm, chẳng cần sáng tạo thêm. Buông, ông bộ hành để hành Nhẫn, xả bỏ cái thân tứ đại; gặp mọi người để hành Định tâm xao động.

Ông thử lửa, ông giữ giới và ông vượt qua, nhẹ nhõm.

Tu,

Như đạo sư Krishnamurti, khó hơn. Không vợ con, không đồ đệ, ông một mình tự do tự tại giữa bề bộn đời thường. Không CHẤP về y áo, về danh hiệu các thứ. Đâu mời thì ông đến ngồi và nói, không khoa trương, chẳng cầu sự hấp dẫn. Rồi đi, như có như không.

Continue reading