Lãng du thế giới tháp Chàm-06. VĂN HÓA CHAM NHÌN TỪ CHAM

Lãng du thế giới tháp Chàm, không thể không ghé qua xem Parmentier với Kazik, hay sau này: Trần Kỳ Phương cùng Ngô Văn Doanh. Ta không thể không nói lên lời cảm ơn về những đóng góp to lớn của họ.

Dẫu sao các diễn ngôn cùng dụng ngữ đặc trưng trong các công trình đồ sộ ấy nghe như là xa lạ, với Cham. Sao cứ là Trimurti Tam vị nhất thể, mà không là ‘Pô Xapajiơng, Pô Xapalai”? Rồi thế nào là “lá nhĩ”, “tháp cổng”, vân vân? Cham đọc mà tù mù!

Các nhà nghiên cứu Cham hôm nay, cũng không ai đặt câu hỏi TẠI SAO, nữa!

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-04. ĐƠN CÔI PÔ RÔMÊ

“… người xuôi nam quến tháp xuôi nam

Thưa, nhỏ, yếu ớt dần – tội nghiệp!”

[Trường ca “Quê hương”, Tháp nắng-1996]

Từ tuổi hiểu biết, tôi non trăm lần lên với Pô Rômê. Cùng đoàn, bạn văn hay một mình.

Pô Rômê vẫn cứ cô đơn và tội nghiệp! Đó là cụm tháp ra dáng cuối cùng của Champa. “Ra dáng”, bởi sau đó còn vài cái nữa được dựng lên rồi đổ sớm, không còn lưa dấu vết. Ừa, thì cứ tội nghiệp, với thời gian cùng lòng người, cũng không sao. Cham vẫn cứ tin Pô, mỗi năm bốn lần lên với Pô. Đều đặn.

Continue reading

Lãng du thế giới tháp Chàm-03. TAM TẤU THÁP CHÀM

Thuở làm đặc san Ước Vọng – Trường Trung học Pô-Klong, thầy Trần Công Lộc giáo sư phụ trách báo chí, ở phần điểm tin cuối tập, đã nhận định đại ý rằng: Các em viết về tháp nhiều quá, hiếm thấy chủ đề mới, khác.  

Đúng, quá đậm đặc về tháp thì cũng phiền, dẫu sao chỉ phiền chút chút. Đáng phiền hơn cả, mọi mọi đều một giọng rên rỉ ỉ ôi như thể phái sinh của Điêu Tàn Chế Lan Viên từ nửa thế kỉ trước.

Continue reading

TẠI SAO TÔI BỊ GHÉT TỆ HẠI NHƯ THẾ?

[hay. “Tôi” như là chất liệu phụng sự cho bài viết & Ngụ ngôn hậu hiện đại-02. Kết cho loạt bài Ý kiến dành tặng các bạn trẻ tại Hội nghị Văn trẻ]

Tôi đến, không phải để vuốt ve xoa bóp, an ủi vỗ về hay nâng đỡ, mà – đánh thức các bạn, khiến các bạn nhận ra mình đang bế tắc, và bất an và tự tin trở lại trên con đường sáng tạo. Ngoài ra không gì hơn, không gì khác.

4 tút chào mừng Hội nghị Văn trẻ, mở màn là:

[1] “Sự làm thơ có thể ví như bộ phận sinh dục của người nam cương cứng” [tôi đã thay tít cho đẹp như thế], là thuyết lí về sáng tạo, khích lệ và khích tướng các bạn trẻ. 

[2] “Đông Nam Á đang đánh mất mình, tại sao?” để nhà văn Việt Nam tự soi mình trong văn học khu vực.

Continue reading

17 năm nhập cuộc thơ của Inrasara: VÀI ĐIỂM NHẤN

[Thô tục và sang trọng, hay cái bẫy ngôn từ?]

Việt Nam thiếu truyền thống triết học, ta cũng chưa chuẩn bị để bổ khuyết sự thiếu vắng đó nữa. Thế nên ta muôn năm nửa vời, và tự sướng với nỗi nửa vời kia.

Ngó xem người ta.

“Suốt đời tôi không làm gì hơn là đẩy cho đến cùng, cái mà quý vị chỉ dám làm có một nửa…” – Dostoievski nói. Và ông đã đẩy tới cùng, phân tích tới cùng tâm lí chiều sâu của nhân vật đủ dạng, qua đó cho ra đời loạt kiệt tác mang tính khai phá lớn, tạo ảnh hưởng sâu rộng đến văn học và tư tưởng thế giới. Còn ở ta, muôn năm nửa vời.

Continue reading

Thơ thời cuộc. CHỈ KẺ YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH MỚI CÓ QUYỀN… XÀI

“Trong thời điểm khó khăn” này

“nhiều người đã bộc lộ bản chất            thật của họ”

tôi nói

“rất nhiều người”      chứ không phải ít

                 không thể đếm xuể

“đã thể hiện mình      là                  những kẻ phản bội”

chính xác                        “kẻ phản bội”      tôi        “nói

với hãng tin Reuters”

                    chả phải

                                  đùa

Giữa                    “thời điểm khó khăn” này

“bản chất thật của” chúng bày ra       lộ ra       lòi ra

“rất nhiều người” không thể đếm

                                                     hết

Chúng        sợ của cải chúng bị sung                  công

chúng sợ đạn pháo xịt của bọn U-cờ-ren-na

cực hèn nhát  và                           thật ngu độn

khi chúng                     “thể hiện mình là những kẻ phản bội”

                    không hiểu rằng ta sẽ thắng     sẽ

khuân đồ đạc về           

xài

chỉ “những người yêu nước chân chính”            mới được

“Một cuộc “thanh lọc” tự nhiên và cần thiết”        sắp diễn ra

“thanh lọc”       lần nữa     tôi        khẳng định lại

“những kẻ cặn bã” “sẽ biến mất khỏi cuộc đời” này  

khỏi cuộc chơi lớn                   này

sẽ mãi mãi        không được quyền                     xài

dù là cái         

tivi       

nghĩa           

địa.

Tiêu điểm-7. SỐNG, VÀ KHÔNG ĐỂ LẠI DẤU VẾT

“Cánh mất còn lưa đường rẽ trắng” – Xuân Diệu.

Đợt hỗ trợ Covid-19, qua trao đổi – tôi ít nhiều hiểu về tình trạng sinh hoạt của chị em công nhân Cham xa quê. Sau đó, nói chuyện qua video chat, tôi hiểu thêm hoàn cảnh vài chục vợ chồng trẻ.

Bộ phận khác – với thế hệ mới Cham có học, câu hỏi duy nhất đặt ra “các bạn muốn gì?”, đa phần tôi nhận được là ánh mắt ngơ ngác, còn lại – hoặc mơ hồ hoặc không biết mình muốn gì, ở đời.

Continue reading

Câu chuyện Cham-117. CHẤT TRỤ, CHẤT KẾT DÍNH, VÀ…

[tiếp bài: Vấn đề Cham hôm nay. ĐỨT KẾT NỐI]

Thế hệ Jaka, Ikan, Nha Trang… xin lỗi, có vẻ hơi bị “qua” rồi. Thế hệ mới, sau vô số chuyến đi và gõ tìm “mạch nước ngầm”, “dòng sông ẩn” cho tương lai Cham [và Việt Nam], tôi hé thấy các bạn trẻ sau có vài tố chất cần thiết cho kết nối: Kim Thanh, Lộ Minh Kiên, Bích Hiên, Baoh Keo, Nguyễn Gin, Lựu Hoàng Điệp, Út Mén, và nhiều nữa… Các bạn có thể liên hệ với nhau, hay với Trà Kha, Phú Minh Tâm để tạo cơ hội giao lưu.

[Xin tap các bạn ở đây, nếu nghe bất tiện, thì rất mong được một lần ‘ampun’] 

[1] Đặc san Tagalau & Bài học khủng [đã kể, xin tóm].

Continue reading

Tôi-132. TÔI NẰM MƠ THẤY TÔI CHẾT

Đó là thời điểm tôi đang taxi từ bệnh viện Tân Phú sang bệnh viện Bình Dân khám chuyên khoa. Thường ngày – 9g30 là khoảng thời gian tôi thư giãn mươi phút. Tôi chơi ngon lành thiệt, còn hôm nay trên xe, đầu óc mơ mơ màng màng, tôi tưởng tượng mình đang chết.

Là lần đầu tiên tôi NGHĨ ĐẾN tôi, LO CHO tôi.

Khi ấy tôi có mỗi mình tôi. Như thói quen, tiền trong ví: 5tr, hôm nay thêm túi đeo: 5tr, tôi còn thủ thêm ngàn đô-la cho cấp cứu. Con tim đang hành, tôi nghĩ nhỡ không may tôi đứt bóng nửa đường thì sao? Không ai bên cạnh cả.

Continue reading

Chuyện đời thường. CHÊ & KHEN

[lành bệnh sướng quá, kể 3 ngụ ngôn hậu hiện đại vui]

Một bữa ngó thấy tâm thần “người yêu” ra mòi thoải mái, tôi mới rón rén mời nàng ngồi lại họp kiểm thảo. Lady first, thế là nàng chớp ngay cơ hội, khai mạc:

– Anh có ngàn điều đáng yêu, mỗi thứ đáng ghét nhất là ưa chê em.

[Hệt tiến sĩ Daisa Dao: “Nói chung là nếu khen Insara (sic), thì tôi có 1001 thứ khen… nếu chê Insara thì tôi có 1 thứ chê, đó là Insara chưa biết khiêm nhường là gì…” – Comment, tháng 4-2022].

Continue reading