HIỂU TÔN GIÁO AHIÊR AWAL NHƯ THẾ NÀO?

[bài diễn thuyết tại Sàn Art, diễn đàn quốc tế Úc-Đan Mạch, Sài Gòn,

4-2014, đã đăng trên website Inrasara.com]

1. Về lịch sử

Vương quốc Champa được thành lập vào năm 192, chạy dài từ Quảng Bình đến nam Bình Thuận ngày nay. Bà-la-môn giáo và Phật giáo xuất hiện đầu tiên, sau đó Bà-la-môn trở thành quốc giáo. Thế kỉ thứ 8 đến thế kỉ thứ 11, Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn trong vương quốc Champa.

Hồi giáo vào Champa ở thế kỉ 11, khi ấy họ chỉ là các nhóm thương gia đến từ Malaysia, nên chưa có ảnh hưởng đáng kể.

Continue reading

TÔI, 10 CÁI MỚI CHO CHAM & VIỆT NAM

“Sống, và không để lại dấu vết” – tên một tùy bút dài được viết hơn mươi năm trước. Ý định là thế, nhưng rồi 68 năm lướt qua trần gian, dấu vết tôi đã rớt lại. Như thể, “đi, như là ở lại”.

Sắp vào tuổi thất thập, biết mình không thể làm gì mới thêm, nay nhân đầu năm mới Cham, thử ngoảnh lại mình, ghi ra 10 dấu vết nho nhỏ, dẫu tôi biết, tất cả chúng sẽ tiêu tán đường ở một ngày không xa. Biết, và vui.

Continue reading

CHAM: 7 ĐIỀU CĂN CỐT CẦN BẢO TỒN VÀ LAN TỎA

Hơn nửa đời hư: Sống, suy nghĩ, hành động trong, qua và giữa Cham, tôi rút ra 7 điểm căn cốt nhất. Mời anh chị em đọc và suy ngẫm.  

1. Truyện cổ: “Đi tìm học, bán vợ”

Ở truyện cổ này, Cham quan niệm về sự học rất cao cường. Đó là học để biết, là tình yêu Tri thức hay yêu cái Biết đúng nghĩa.

2. Chế độ gia đình Mẫu hệ Cham & 3 không

Chế độ này nay đã lạc thời, dẫu sao nó lưu lại 3 điểm nhấn sáng giá: Nữ không đĩ điếm, nam không mù chữ, và cả hai không ăn xin.

Continue reading

CHAM – NHÂN DANH & MẠO NHẬN

Tôi có anh bạn, ham ăn nói, liên tu bất tận, kẹt đâu cứ kêu: Chàm tui như thế, là xong. Cham như thế, còn như thế là như thế nào, và đâu là tang chứng vật chứng, thì chả thấy đâu! Lối mạo nhận vu vơ này cũng lây lan qua vài sinh linh thế hệ mới, mới lạ.

Sự thể tôi đã nêu 10 năm trước, nay cụ thể hơn.

Cham có chữ viết bản địa rất sớm, thế kỉ IV. Chữ ‘xakarai’: triết lí; ‘pacoh xakarai’: đấu lí hay bàn luận triết học, cho biết Cham từng có một nền triết học.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-8. YÊU NỖI CÔ ĐƠN

“Cô đơn” có mặt từ rất sớm trong thơ tôi, sau đó trở đi trở lại nhiều lần. Năm 1982, ở “Bàn chân, con đường, bóng tối”:

Bao giờ?

trút gánh nặng xuống – lên đường

con đường băng qua buổi chiều những thời đại

gặp gỡ người tình nhân: cô đơn

Năm 1984, là bài thơ “Trên bước chân cô độc”.

Continue reading

Sống Triết lí Cham-2. VIẾT TRIẾT LÍ CHAM THẾ NÀO?

[1] Cham có từ ‘xakarai’ “triết lí”. Quý ông Cham nói ‘pacoh/ pacôh xakarai’. ‘Pacôh xakarai’: bàn luận nhuyễn triết học, ‘pacoh xakarai’: đấu, tranh luận triết học. Chứng tỏ Cham có triết lí, hệ quả từ sự ra đời sớm của chữ viết Cham ở thế kỉ IV.   

Nhưng rồi từ sau 1975, truyền thống ‘pacoh/ pacôh xakarai’ ấy không còn nữa. Trong đời thường và cả trong lễ lạt các loại.

Công trình Minh triết Cham [Nhà xuất bản Tri thức in lần 4 năm 2024], tôi xem minh triết như là những mảnh “trí khôn sáng dân gian” được cóp nhặt và trình bày đơn lẻ. Hôm nay, tôi kết nối chúng lại thành hệ thống, để làm nên Triết lí/ triết học Cham.

Continue reading

Chuyện tươi Katê-08. BAO GIỜ CHAM MỚI CÓ ĐẦU TÊU?

Đầu têu, tức chủ trò một nhóm người với nhau, ở cuộc nào bất kì – là MC đúng nghĩa.

[1] Tối như lệ thường, tôi ngủ 8g30, ngủ ngon để 10g thức vệ sinh, rồi chơi tới 3g sáng. Tối nay ngoài sân rộng, các cháu tụ hội, đâu lối 30 cháu lứa 17-18. 10g, thức – tôi qua nhắc tắt karaoke. Tính ngủ tiếp, tôi thử phá lệ – nằm nghe thế hệ trẻ nói gì với nhau. – Không gì cả, suốt cả tiếng, tôi ngủ tiếp!

Nghĩa là câu chuyện không đầu đuôi, không chủ đề, thỉnh thoảng 1-2-3 dzô dzô, và cười. Đơn giản, bởi ở đó thiếu đầu têu!

Continue reading

Nỗi Cham-8. KHÔNG ĐỀ CHAM

[chuyện tưởng nhỏ mà rất to, riêng mà không tư]

Đám tang dì N tháng 8-2024 vừa qua, Hani không về, tôi nói với bà con:

– Hani yếu lắm, vả lại chị ấy bảo thuở sinh thời với lúc dì N ốm nằm giường, chị cũng đã thăm nhiều lần, nay xin miễn viếng.

Vế đầu thì được: yếu không về; riêng vế sau, hơi lấn cấn.

Cham nghĩ đời một lần, chớ Hani nghĩ khác. Khác để thay đổi cách nghĩ truyền thống, của quần chúng. Thử làm phép tính:

Continue reading

Tôi dạy con-36. TẠI SAO PHẢI GIẤU?

Giấu, khi ta “khiêm tốn”, khi ta “khôn” [thời gian qua xuất hiện nhiều clip dạy khôn kiểu này], khi ta sợ, và nhất là khi ta… nghèo. Tôi thì không. Không đầu tiên và cuối cùng. Không từ kinh doanh qua đời thường đến cuộc chữ nghĩa…

Nhập cuộc facebook 2014, tôi tút mỗi chủ đề thành serie, ở đó nhiều ý mới và lạ, người rất thân với tôi cảnh giác: khéo bị đánh cắp đó. Tôi khá ngạc nhiên, nhưng bởi bạn nói với thiện ý, tôi ậm ừ cho qua.

Tại sao phải giấu?

Continue reading