Inrasara: VĂN CHƯƠNG TAN RÃ

[& về những ảo tưởng bị đổ vỡ]

Phân rã, không còn hạn định ở không gian và ý hệ phân định địch ta rõ ràng như thời trước 75; cũng không còn thuộc phạm trù chính trị bạn thù như thập niên sau đó; càng không phải ở quan điểm văn chương [thuần túy] như thời Đổi mới, mà là cái gì nhỏ lẻ hơn, vụn vặt đời thường hơn, nên tệ hại hơn. Một tan rã thuộc hàng vô tiền [khoáng hậu] trong lịch sử văn học Việt Nam.

1. Năm 1987 khởi động cho sự tan rã ấy qua sự xuất hiện của Nguyên Ngọc trong tư cách Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập báo Văn nghệ. Ở đó cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với non trăm văn nghệ sĩ vào tháng 10-1987 được xem là bước ngoặt.
Cởi trói, phong trào đổi mới tiểu thuyết và cách tân thơ nở rộ. Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương Hướng… nổi lên như những hiện tượng sáng giá, đẩy bao tên tuổi cũ với lối viết cũ vào hậu trường.
Tình trạng kéo dài đến đầu năm 1990, khi Hữu Thỉnh thay Nguyên Ngọc làm Tổng biên tập báo Văn nghệ, tờ báo của Hội Nhà văn bị giới lãnh đạo chính trị cho là đi chệch đường quá xa, cần định hướng lại. Phe bảo thủ dần dần thắng thế và lật ngược thế cờ. Các tác phẩm đổi mới bị phê phán, đỉnh điểm là tiểu thuyết Nỗi Buồn chiến tranh của Bảo Ninh – giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1992 bị mang ra mổ xẻ. Continue reading

Tiếng nói nhà văn: Về Đá ‘Kut” ở Boh Dana

(Chuyên đề Đá Kut Boh Dana)
Sáng ngày 27-6, tôi có “Thư gửi Chính quyền Huyện Ninh Phước & Các bạn trẻ Cham” nhưng không đăng, mà chỉ gửi cho 3 bạn trẻ để các bạn tham khảo tìm hướng giải quyết. Thư chỉ đặt các câu hỏi gợi ý, bởi tôi nghĩ đây là vấn đề mang tính địa phương, tin rằng các bạn trẻ và bà con có thể tháo gỡ được. Nay, sự thể đẩy đến nguy cơ đổ vỡ, nên tôi xin góp lời.
Ở đây, “Đơn Kiến nghị” do 207 bà con Chất Thường kí gửi lên cơ quan cấp trên vào ngày 26-5-2015 mang tính bước ngoặc. Khi viết “Thư” trên, tôi chưa biết “Đơn” này đã được gửi đi.(1)
Xin đăng nguyên văn “Thư”, kèm theo lời bình MỚI VIẾT THÊM để trong […] in nghiêng.
Bao Ninhthuan
Inrasara
THƯ GỬI CHÍNH QUYỀN HUYỆN NINH PHƯỚC & BẠN TRẺ CHAM
Sài Gòn, 5g 27-6-2015

Kính gửi…
Các bạn trẻ thân mến!
Về sự cố xung quanh Đá ‘Kut” ở palei Boh Dana – thôn Chất Thường, Phước Hậu, Ninh Phước – Ninh Thuận, theo tôi tốt hơn [bên này] không nên tố cáo, [bên kia – chính quyền] không cần phải cưỡng chế, trấn áp, mà là tìm cách giải quyết vấn đề. Kinh nghiệm về giải quyết êm đẹp “Đất Ghur Cham Bini” (xem Phụ lục) có thể cho chúng ta bài học.
Thứ nhất, cần thông tin đầy đủ, nhiều chiều, không nên phiến diện, cắt khúc hay lêch lạc từ đó mọi người mới nắm được chính xác vấn đề để giải quyết. Các câu hỏi cần phải trả lời nghiêm túc là: Continue reading

Inrasara: TÌM HẢI SỬ VIỆT NAM Ở ĐÂU?

1-Bia Võ Cạnh-Nhatrang-192

* Bia Võ Cạnh ở Nha Trang – tk II.

Lần đầu tiên, bài báo “Tìm nền hải sử Việt Nam ở đâu?” đăng báo Tiền phong chủ nhật, ngày 23-3-2014; rồi báo Bình Thuận cuối tuần đăng lại ngày 28-3-2014. Sau đó bài được post lên Inrasara.com và nhận được bao nhiêu là phản hồi.

Việt Nam không có văn hóa biển, vậy đâu là nền hải sử Việt Nam? Continue reading

Inrasara: Vụ án Nhã Thuyên: đính chính tư liệu & quan điểm học thuật

* Sau khi đọc “Để hiểu rõ hơn thực chất của một luận văn” của Phan Trọng Thưởng trên báo Văn nghệ – Hội Nhà văn Việt Nam, số 16-2014, tôi viết bài này như là cách phản hồi. Thứ nhất, nói lại với Nhã Thuyên về khẳng định chủ quan “bài viết duy nhất được xuất bản chính thống cho đến nay”; thứ hai, như một cách trao đổi mang tính chính thống với Phan Trọng Thưởng. Hi vọng, hai bên mở cuộc đối thoại sòng phẳng, để “có thể nghe ra nhau”.

Tiếc, bài viết không nhận được phản hồi từ BBT báo Văn nghệ, cho nên xin đăng ở đây để rộng đường dư luận.

Inrasara

 

I. Đính chính: Mở Miệng bị kì thị tới đâu?

Trong bài “Cuộc nổi dậy của rác thải [1], Damau.org (Vanviet.info đăng lại ngày 28-3-2014), Nhã Thuyên viết: Continue reading

‘Trí/ Thức’ giới thiệu – ‘Encounter’ presents Inrasara

 Inrasara_mailchimp_Inrasara là diễn giả thuộc chương trình Trí / Thức nằm trong dự án liên ngành mang tên Nhận thức Thực tại’ do Mạng lưới Quỹ Hoàng Tử Claus với Sàn Art tài trợ.Inrasara participates in Encounter, a lecture series which is part of a large artistic endeavour called Conscious Realities, initiated and organized by San Art in partnership with Prince Claus Fund. Continue reading

Inrasara: Người Chăm & những cuộc ra đi

Đã đăng tạp chí Tia sáng, 5-3-2014; Thể thao & văn hóa cuối tuần, 19-3-2014.

Đội Ciêt

 

Tùy bút

 

Hình ảnh người dân tộc quấn xà rông hay mặc váy trên những chuyến xe đò dọc ngang, xuôi ngược khắp Bắc – Trung – Nam, hoặc ngồi chồm hổm các chợ vỉa hè với giỏ xách đầy vải vóc hay thuốc nam dân tộc, đã trở thành quen thuộc trong mắt mọi người. Đó là người dân tộc Chăm với “những cuộc ra đi” của họ.

Tôi rất thích cái tít báo “Người Chăm An Giang và những cuộc ra đi” của Nguyễn Hoàng Sông Hậu, đăng báo Tiền phong, 6-2001. Nhà báo này viết: Continue reading

Inrasara: Từ Văn hóa biển Cham đến Hải sử Việt Nam

Tiền phong chủ nhật, 23-3-2014

BBC.co.uk/vietnamese, 25-3-2014

Mấy năm qua, khi thời sự Biển Đông đang nóng dần lên, chủ quyền quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đang được đặt thành vấn đề mang tính khu vực, thì Việt Nam cần truy tìm nền hải sử hơn bao giờ hết. Tìm ở đâu? – Không ở đâu cả.

Xưa, người Việt mở cõi xuống đất liền ở phương Nam, và chỉ biết có đất liền; còn đóng tàu viễn dương, thì hầu như chưa. Suốt dòng lịch sử dựng nước và giữ nước, người Việt chỉ biết ra khơi về lộng. Mà “lộng”, theo Từ Chi, chỉ đâu khoảng ba cây số cách bờ, còn “khơi” xa lắm cũng đến bảy cây số là cùng. Nền hải sử Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng. Do đó – khi Champa đã làm một với Tổ quốc Việt Nam thống nhất, thì việc nhận diện văn hóa biển của vương quốc Champa cổ sẽ bổ khuyết cho sự nhìn nhận thực thể Việt Nam. Continue reading

Inrasara: “Khi không sợ điều không đáng sợ, trí thức Chăm vẫn có thể làm được nhiều chuyện”

(Chuyên đề Ghur Cham Bini)

Mặc Lâm thực hiện(*), RFA, 25-3-2014

1. Xin anh giải thích phong tục chôn cất của người Chăm thuộc hai dòng tôn giáo Chăm Bà-la-môn và Chăm Bà-ni.

– Người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận hiện có hai dòng tôn giáo – tín ngưỡng chính, đó là Chăm Bà-la-môn (còn gọi là Cham Ahier) và Chăm Bà-ni (còn gọi là Cham Awal, hay Hồi giáo cũ). Cho dù sinh hoạt của hai hệ tôn giáo tín ngưỡng này có sự hòa hợp rất nhuần nhị, nhưng giữa hai vẫn có các khác biệt, rõ nhất là ở việc tang chế. Nếu người Chăm Bà-la-môn hỏa táng, thì ngược lại, người Chăm Bà-ni địa táng. Continue reading

Vấn đề Đất Ghur Bini đã đi tới đâu?

(Chuyên đề Ghur Cham Bini – bài 06)

1. Đầu tháng 7-2013, sau khi cùng nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên thăm đất Ghur Girai Neh về, tôi có bài viết “Lo trước 01 – Ghur Anưk Biniđăng trên mạng nhà vào ngày 13-7-2013.

Sau đó, Nguyễn Vĩnh Nguyên viết bài “Ghur Girai Neh – một dấu tích biển Chăm” đầy tính cảnh báo đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 22-8-2013.(*)

Sau bài viết, tôi nhận được nhiều phản hồi khẳng định Đất Ghur anưk Bini là đất thiêng của tổ tiên cần phải bảo vệ, từ đó đề xuất hướng giải quyết. 3 phản hồi tiêu biểu: Continue reading

Sân thơ Chăm: 20 NĂM HÀNH TRÌNH THƠ NGƯỜI CHĂM

Ngaytho-Poster* Poster mặt trước – Photo Inrajaya.

Lần đầu tiên “Sân thơ Chăm” xuất hiện tại Ngày Thơ Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng, để cộng đồng Chăm giới thiệu tiếng thơ đặc trưng của mình đến với độc giả cả nước.

Ngày Thơ lần thứ XII – 2014 tại TPHCM được cho là có nhiều phong cách mới lạ, phong phú và sôi động nhất từ trước đến nay. Ngày Thơ bắt đầu từ 15g ngày 14-2, khai mạc lúc 19:30 cùng ngày, và diễn ra đến hết ngày 15-2-2014.

Địa điểm: Khu Liên hiệp Hội VHNT-TPHCM, 81 Trần Quốc Thảo – q.3. Continue reading