Giải trí siêu cấp. LẠ QUÁ, TÔI KHÔNG BIẾT GIẬN, BÀ TRỜI ƠI!

3 câu chuyện

[1] 5:40 sáng nay, tôi nhận cú phon từ thi sĩ Phan Thành Khương: Anh Hạng đang Phan Rang, muốn gặp Sara tí, 8g ảnh lên Đà Lạt rồi.

Tôi ngần ngừ giây lát. Ngần ngừ, bởi trời Phan Rang dạo này gió và rét, kêu Taxi khó, nhưng ông anh viễn phương lai nhớ đến mình, không thể không.

– Được, 7g tôi qua nhé.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. MA HỜI HẬU HIỆN ĐẠI

Ngoài công việc chính, mỗi sáng tôi mỗi lên 1-2 tút, về đủ thứ chuyện trên đời, nhất là về Cham. Từ chuyện siêu hình là Minh triết đến Kinh sách tôn giáo Cham hay góc khuất huyền sử như Hải sử & văn hóa biển Cham; lí giải triết lí về Đất, Tù binh & Mỹ nhân đến luận giải biểu tượng ‘Haumkar’; giải minh thông điệp Ariya Glơng Anak xa xưa cho đến vô số nỗi Cham ở hôm nay. Trường Pô-Klong và Trung tâm Văn hóa Chàm, Ban Biên soạn sách chữ Chăm hay “Người Cham và Điện hạt nhân”, vân vân.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. NỤ CƯỜI CHUA CAY

Sáng hôm qua, cô bạn ngoài kia nhắn tin, dạo này Sara có làm thơ không, gửi cho tạp chí một chùm. Tôi gửi đi, dĩ nhiên, đăng… chùa. Chiều, thêm ông bạn thơ lão niên đất Bắc: Không lương hưu, Sara thu nhập từ đâu, tôi mới ớ người ra: Ừa, chả có nguồn nào thiệt hỉ.

Ngay món tôi diễn ngon nhất: THƠ, hai năm qua cũng chả thấy đâu mời đi nói chuyện gọi là. Chợt nhớ đọc đâu hồi Đệ Tứ, André Malraux cho một nhân vật trong tiểu thuyết Thân phận con người nói tỉnh bơ, đại ý:

Continue reading

Giải trí đầu tuần. KỂ LINH TINH LINH TANG, TẠI SAO?

Hôm qua 12-11-2024, yut Bangsa Champa còm:

“… mình ngưỡng mộ/yêu quý bạn lâu/nay rồi… những gì bạn đã làm được cho Chăm mình là vĩ đại rồi, không ai có thể phủ nhận… Có điều là mình khuyên bạn đừng nói quanh quẩn chuyện linh tinh/đời thường không đâu vào đâu… chỉ làm giảm giá trị thực của bạn đang có.”

Cũng hôm qua, Jaya con trai viết riêng cho tôi:

Continue reading

Hani-12. GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN

Ngày 17-10, tôi lên xe vào Sài Gòn đôi việc: Thuyết ở Cà-phê thứ Bảy & hướng dẫn dọn nhà ở Tân Phú. Dù tôi đã “xin phép”, Hani cứ hỏi mấy đứa, cei đi đâu, và bao giờ cei về? Rồi hỏi Jaya, cei có giữ lại số “dây kéo” không? Nghe, tôi cứ muốn bật cười.

Hôm qua, tôi về đến nhà lúc 2g05 sáng. Ở Sài Gòn, dọn nhà, thuyết, tiếp Fan, phon hỏi thăm và trả lời các thứ… mệt phờ người. Nghe chuyện Hani, đột ngột thấy năng lượng trở lại. Tiếng cười nó linh là vậy. Tại sao cười?

Continue reading

Chuyện tươi Katê-05. NHA SĨ, CHUYÊN GIA & NHÀ VĂN MA

Ba câu chuyện…

[1] Năm ấy, Bộ Giáo dục mời tôi thuyết ở Khóa Hè giáo viên tiếng Cham tại Sở Giáo dục Ninh Thuận. Xong buổi, trước cửa hội trường, bạn học thuở Tiểu học [vai chú] trờ tối bắt tay tôi, hỏi vui:

– Trên trả cho mi nhiêu?

– Ba – tôi nói – như không có gì.

– Ba trăm à?

– Sao lại trăm, ba triệu chớ – tôi cười.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. BÍ KÍP DẠY CHÓ HIỆU QUẢ

“Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác, sẽ tồn tại lâu dài hơn” – ai nói thế!?

Tút vụ “ĐH va quẹt”, và không chỉ vụ này, vài bạn văn khuyên tôi đầy thiện ý: “Bỏ qua đi Sara”, “không đáng nhắc”, “anh buông đi”, hay “chấp gì mấy ngữ đó”. Như vầy nhé! Nhập cuộc chữ nghĩa, và dự phần nhiều cuộc chiến, tôi phân định rõ 3 khu vực:

[1] Về sáng tác, thơ hay tiểu thuyết bị phê bình, tôi không bao giờ cãi lại. Đó là nguyên tắc. “Đứa con tinh thần” bạn ra đời, nó thuộc về người trần gian. Nó xấu, dù bạn có xài đủ ngón nghề bảo vệ, nó vẫn không đẹp lên được.

Continue reading

Giải trí sơ cấp. ĐỖ HOÀNG VA QUẸT INRASARA, TÉ &…

Chiều 22-12-2014, từ Hội thảo tại Đại học Silpakorn – Bangkok, tôi bay thẳng ra Hà Nội. Vừa đặt chân vào khách sạn, tôi nhận tin nhắn từ một bạn thơ: “Đỗ Hoàng phê Sara, phê thơ cứu đói dân tộc miền núi đó!” Qua đường link, đọc, tôi thấy có cái gì đó nhảm, và buồn cười.

Ừa, cá nhân tôi chả sao, riêng vụ “cứu đói miền núi”, thì nên bố cáo cho bà con biết.

Tôi ngồi vào bàn, gõ một hơi “Đỗ Hoàng mặc cảm ‘dân tộc miền núi’ như thế nào?”. Như thói quen, trước khi post, tôi gửi nó cho Út vừa xong Đại học, đọc duyệt. Út kêu, kiểu này cei hơi giống “Chiến trường Akhar thrah” rồi còn gì, tầm cei phải khác chứ. Thế là thôi.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. BUỒN VUI NỖI NGƯỜI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

[Bài học vô cùng cần thiết, biết để ứng xử]

Hiểu lợi hại của mạng, thế nên tôi rất cẩn trọng, và nhẹ nhàng. Dẫu thế nào đi nữa, cũng bị nạn – chát chúa có, mà dịu dàng cũng có luôn. Tuần tự…

CHO ĐI & BÀI HỌC

Tôi không “tap” ai vào bài viết, chỉ thật quý và muốn người đó đọc, tôi mới “tặng”.

Continue reading

Thơ của bạn thơ-66. THƠ, KHÁC & CHỬI

Cứ thấy khác là dị ứng, không hiểu cũng chửi – là thói tật khá phổ biến trong giới chữ nghĩa của ta hôm nay. Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều mới Hiện đại mà đã bị, huống hồ Hậu hiện đại.

Sau cái tút “Thơ Hậu hiện đại [được cho là hay] của Inrasara”, tôi nhắn tin hỏi ý kiến mươi bạn văn chương thuộc nhiều lứa tuổi, vùng miền: “Nói riêng, và thật lòng nhé”, để xem nó được đón nhận thế nào. Ngoài 1 bạn thơ “cho qua”, còn lại cảm nhận được, tán đồng, và… khen.

Continue reading