Giải trí cao cấp. CON RỒNG LIẾM

(trước bài tổng kết Đại lễ Gaup Gađak, mới bà con giải trí… cao cấp kiểu mới)

Ja Kataul ra đời thân mình đầy ghẻ lác, mặc cảm miễn chê. Lớn lên cùng bạn đi buôn trầu trưa nằm dưới tàn cây to, loài rồng sà xuống liếm sạch phần nhơ nhớp, biến chàng trai thành phương phi, tài phép lạ thường. Sau lên ngôi vương lập bao chiến công hiển hách, xây dựng nhiều công trình còn tồn tại đến tận hôm nay.

Đích thị Pô Klong Girai, người Chakleng chính hiệu.

Dân Chakleng quê tôi muôn năm ưỡn ngực đồng hương Pô Klong Girai, cả về vụ được ‘rồng liếm’. Trích Chân dung Cát, 2006:

Continue reading

Giải trí cao cấp. TÔI LÀ CÁI… RỐN

Chủ đề “Tôi là cái rốn” do thi sĩ Khiem Do mở trên tạp chí THƠ (Mỹ) năm 2008, là ý niệm độc đáo, anh chị em văn nghệ góp mặt vui nhộn. Ở đó tôi được dịp chiêm ngưỡng cái rốn thực lẫn siêu thực, rốn lòi, rốn bụng bia, đủ thứ rốn của mọi mọi thi sĩ Việt.

Đó là rốn về một thời chưa xa, rốn trên báo giấy. Rốn ngoài trần gian muôn màu thì khác. Khi báo mạng, nhất là facebook ra đời, ‘tôi là cái rốn’ càng phát bạo.

1. Tôi buồn, tôi chán; tôi giận người yêu, hờn bố mẹ; tôi cảm giác bị bỏ rơi, bị phản bội, vân vân bị. Tôi xả lên face, và tôi nhận về nào là: tội quá, đời là thế, cố lên em…

Continue reading

Thư giản cuối tuần2: Ngụ ngôn nhai lại

Đây là 2 ngụ ngôn đã đăng của Chay Mala. Do mấy ngày qua Chàm ta quá căng thẳng mấy vụ không đáng, cho nên xin đăng lại để ôn cố tri tân.

1. Vài người hay vài nhóm người xem vụ Akhar thrah là nghiêm trọng. Không biết Chay Mala có như thế không, nhưng đây là ngụ ngôn “giải nghiêm trọng” khá độc đáo.

RinehCham-Jakha1

* Photo Inrajakha.

Chay Mala: Câu chuyện Đát-mờ và Ít-na-xa ở Văn phòng Trụ sở Liên Hiệp quốc

 

Chuyện xảy ra vào mùa thu năm 2052. Continue reading

Chay Mala: Hai ngụ ngôn về xóm nhỏ quê tôi

Sau bài này, Inrasara ra Hà Nội dự Hội thảo Việt Nam học, Inrasara.com tạm nghỉ Đông 1 tuần.

Kajap karo thuk siam!

1.

Cái xóm nhỏ quê tôi đang yên đang lành, bỗng một tối không trăng kia, vài ba gia đình có vẻ danh giá nổi đình nổi đám chửi nhau. Tiếng la hét quá xá quà xa. Đổ máu tới nơi rồi. Thế là cả xóm nháo nhào chạy tới. Thêm mấy chục cư dân ở làng bên cũng đổ đến xem. Một người biết chuyện lên tiếng can:

– Thôi các bác cho tụi em xin… Continue reading

Chay Mala: Bỏ làng mà đi

Sáng nọ, làng tôi sanh thứ bệnh rất lạ: đàn ông con trai không dưng đổ xô đi nghiên cứu khoa học. Nửa làng nghiên cứu Xakawi, nửa còn lại cắm cúi soạn từ điển. Chuyện kinh tế gia đình dồn cả lên vai cánh chị em chân yếu tay mềm. Mấy năm đầu, bởi nghĩ khoa học cực kì quan trọng to tát nên quý bà cứ mà vui vẻ yên chí làm lụng! Continue reading

Từ ngụ ngôn Ngày trở về của đứa con hoang

Vừa qua, về bài giới thiệu của tôi cho tác phẩm Có 500 năm như thế của Hồ Trung Tú, và cách hành xử của tôi về vấn đề liên quan, cộng đồng Chăm có nhiều phản hồi khác nhau. Cuối cùng tôi có bài viết : “Quan điểm của Inrasara 08. Tổng kết 4 sự cố văn hóa Chăm & ứng xử cuộc người”. Trong đó có đoạn mở đầu, xin trích lại:

Trước một sự thể ta cho là “sai lầm”, có mấy cách phản ứng sau:

– Kết án, quy chụp và tìm mọi cách đánh gục đối phương, không cho đối phương một nửa đường trở về để có thể gọi là cải tà quy chánh. Đó là lối hành xử của kẻ có xu hướng chính trị. Continue reading

Chay Mala: Phản hồi ngụ ngôn mùa Katê

hay Hệ quả của tâm thần bấn loạn toàn Chăm

 

Đang mùa Katê – ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, xã hội Chăm đảo lộn toàn diện -, thì Chay Mala tôi không việc làm tạo cớ cho con mụ vợ suốt ngày cằn nhằn, nên đã phải chạy thoát thân qua Đồng Xoài nằm “ăn mì tôm”, mới bức xúc làm một hơi mấy cái ngụ ngôn, mục đích không gì hơn là vỗ về tâm thần được nguôi ngoai chút đỉnh.

Dù sao ngụ ngôn cũng để lại vài hệ quả tích cực. Hóng hớt mấy nguồn tin đáng tin cậy, qua Inrasara.com và dư luận ngoài lề – Chay Mala tôi tạm sơ kết như sau:

 

1. Sau biến cố tày rế, một luồng dư luận đồn đoán là khóa “Tiếng Chăm cao cấp” của Ngài Giáo Sư Khả Kính đóng cửa cái rụp Continue reading

Chay Mala: Chay Mala, Thầy tu & Con chó Taramys của Ông Lớn

(kịch 3 hồi)

[Tự quảng cáo: đây là ngụ ngôn “kì lạ” nhất mà Chay Mala viết được, sau bài này sẽ chỉ còn bài cuối tổng kết hệ quả thú vị từ các ngụ ngôn, như một cách kết thúc mùa Katê].

 

Hồi 1.

Xin lỗi Taramys, nhà ngươi là người hay chó?

– Ta vốn là người.

Là người mà sao nhà ngươi sủa hay nhể?

– Ông Lớn biến ta thành chó.

À, ra thế! Biến nhà ngươi thành chó và dạy nhà ngươi sủa, vậy mỗi bài Ông Lớn có sủa nháp không? Continue reading