Chuyện đời thường. THÓI THỊ PHI, TỪ ĐỜI THƯỜNG ĐẾN VĂN GIỚI

Quý bà tiếng thị phi thì miễn rồi, cả quý ông – lại là văn giới vốn được cho là cao cấp thị phi chả kém, có khi còn ác liệt hơn. Tưởng tượng, hư cấu, thêu dệt và… phát – như thật. Thương thay!

1. Đây là ghi chép từ đối thoại 2 bạn A & B, bạn đọc cần tiếp nhận ở cấp độ minh triết.

– Yut đã thuyết 34 phút, nay tới phiên tôi nhé. Yut có biết yut thông minh không? Rất thông minh nữa là khác, hơn hẳn ba ông mà yut vừa điểm danh…

Continue reading

Chuyện văn chuyện đời. NHÀ VĂN VẪN CÓ THỂ GIÀU

Quan niệm xưa cũ, đã là nhà văn thì phải… nghèo: thanh bần, nghèo mà sang. Và chúng ta ưỡn ngực bởi nỗi đó. Sao không thể giàu và sang?

Hơn mươi năm trước, tôi có loạt 18 bài: “Cham vẫn có thể làm giàu”, để bày Cham làm giàu. Ở đó có kể chuyện tôi đã giàu lên từ thổ cẩm ra sao. Nay, kể chuyện tôi, từ VĂN CHƯƠNG CHỮ NGHĨA: Làm ra tiền, tiêu tiền và đã nghèo như thế nào.

Một bài học bổ ích cho nhà văn, và cho chung, chắc chắn thế!

Continue reading

LÀM SAO CÓ THỂ NÓI DỐI?

Mà nói dối kiểu ấy được, không hiểu!

Anatone France nói đại ý, con người không thể chịu đựng nổi sự thật, bởi thế họ cần đến cái dối. Đó là nhà văn này nói về cái dối khác. Trong nghệ thuật chẳng hạn. Hoặc khi đối mặt với điều bất lợi, người ta im lặng hay nói tránh đi.

Chớ như ông Tiến sĩ Đoàn Văn Báu dẫn ông Therawat đến găp đạo sĩ Minh Tuệ giới thiệu ông ấy thuộc Hoàng gia Thái Lan, thì không hiểu nổi!

Continue reading

LÀM SAO THƠ… CHÁNH NIỆM?

Chánh niệm qua mỗi miếng ăn, mỗi bước chân, mỗi hơi thở…

Chánh niệm qua mỗi con chữ đặt xuống trang giấy.

“Tôi đốt lên hàng đống chữ

dưới tàn tro

bươi lấy vài lời” (Lễ Tẩy trần tháng Tư-2002)

Nhân loại ham nói, không có gì để nói cũng nói. Ở thời đại của thế giới mạng thì càng. Nói, để giải trí, để giải buồn hay để kẻ bên biết mình còn tồn tại cũng không thiếu. Nói, như thể cử động cơ môi miệng ra âm ra tiếng một cách vô thức, mà tôi gọi là phát âm chứ không là phát ngôn.

Continue reading

Chuyện đời thường-10. TINH THẦN QUÝ TỘC

Chúc mùa Ramưwan an lành!

Ngu gì không làm, ngu gì không đầu tư” – Chủ tịch Hoa Sen Group tuyên như vậy tại đại hội cổ đông, về Dự án Thép Cà Ná. Một tuyên bố thiếu chất… quý tộc.

Ba câu hỏi: Thế nào là tinh thần quý tộc? Đâu là môi trường cho giới quý tộc tồn tại và phát triển? Và tinh thần ấy biểu hiện ở đời thường thế nào?

Truyền thống nào bất kì đều cần đến sự trui rèn trì trì tuần tự nhi tiến, qua sàng lọc của bộ máy thời gian và con mắt người đời. Tinh thần quý tộc không khác, nó cần đến độ sâu và dài – ở cá nhân, gia đình và tầng lớp. Tục ngữ Việt:

Continue reading

Chuyện vui nhà văn. CÓ AI TỔ CHỨC RA MẮT SÁCH CHO TUI HÔN?!

Sáng mở mắt, ghé nhà bạn văn Sương Nguyệt Minh, nghe bạn kể về buổi ra mắt trường ca Lò Mổ của bạn thơ Nguyễn Quang Thiều với bao nhiêu cái “nhất”, mà… thèm. Cũng như năm kia, cái trường ca của bạn thơ Lê Vĩnh Tài được diễn hoành tráng & xôm tụ, nhìn lại mình, vắng hoe – mà… tủi.

À, mà vắng hoe thiệt chớ không bỡn. Lạ hén!?

Hô rằng do tôi cao ngạo hay muốn ra vẻ cô đơn [cho sáng tạo] thì hơi oan cho tôi. Bởi tôi hơn chục bận chủ trì Bàn tròn Văn chương bàn về thơ văn anh em, vài chục lần tổ chức ra mắt sách cho văn thi hữu 4 miền.

Chưa đủ duyên, có lẽ. Mà đâu phải mỗi vụ này…

Hôm ở Bangkok nhận Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, phóng viên đài Nhân Dân hỏi, Tỉnh sẽ tổ chức đón Giải thưởng này như thế nào? Làm như Inrasara tôi hoa khôi không bằng. Tôi trả lời “không thế nào đâu”. Tiếp, tại sao, tôi bảo “cũng không tại sao cả”. Nói rõ vậy mà họ còn muốn biết thêm, tôi mới tự trào: Có lẽ do tôi không được đẹp giai cho lắm. Được giải Hội Nhà văn lần đầu, vắng hoe, lần hai cũng hệt, và cả cái giải này chắc chả khác. Mà chả khác thiệt.

“Đứa con tinh thần” ra đời, được bằng hữu chiếu cố tổ chức thôi nôi xôm tụ, cũng vui. Tiếc là tôi nhớ anh chị em, mà lại quên béng mình đi.

Chắc từ nay cần tập vì mình tí, cho nó giống chị bằng em.

Và cho nó… vui.

Chuyện đời thường-9. TUỔI 60 VIẾT CHO TUỔI 30

Tôi biết bao nhiêu người sắp đi xa, ngoảnh lại: Giá như… giá như… Bao nhiêu kẻ khánh kiệt, nhớ lại một thời oanh liệt cũng: “giá như”. Tình yêu giá như, sự học giá như, việc làm giá như, thằng bạn kia giá như… Tại sao không thế này mà lại thế kia, không cô ấy mà đụng phải cô này…

Câu hỏi, tại sao có nỗi “giá như” ấy?

THÂN

Continue reading

Sống triết lí-56. TRIẾT LÍ TIỀN LẺ

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (Kiều)

Nợ tình, nợ tiền, nợ lời hứa… làm nên nợ đời. Câu hỏi: Làm thế nào đừng phải nợ đời? Hay dễ và gần nhất – nợ tiền? Nợ tình thì không biết, may – tôi hiếm khi nợ lời hứa, nợ tiền thì càng.

Không là dân kinh doanh, thế buộc – tôi cũng đã lao vào. Để rồi qua 10 năm, tôi “đóng góp” được 2 bài học cho cộng đồng. Kể góp vui bà con.

Continue reading

Tết-14-cuối. ĐẠO SĨ MINH TUỆ & 2 CÂU NÓI NỔI TIẾNG

Nhìn khuôn mặt đạo sĩ Minh Tuệ, tôi không thể không cười, cười suốt. Và không thể không nhớ đến phát ngôn nổi tiếng của chị Hằng: “Người gì đâu khôn không ra khôn, ngu không ra ngu”. Đây chắc chắn là nhận định bột phát, hay và đúng nhất về Minh Tuệ – một câu nói để đời.  

Nhớ đến Đạo đức kinh của Lão Tử, và tôi lại cười.

Lạ, chính cư ngụ giữa KHÔN-NGU đó mà đạo sĩ đã ứng xử qua ngôn từ giản đơn đầy MINH TRIẾT. Và chính ngu-khôn kia đã tạo nên sức thu hút kinh hoàng ở Minh Tuệ. Để làm thành một huyền thoại, một BIỂU TƯỢNG vô tiền [khoáng hậu].    

Minh Tuệ-2024: “Ăn lúa xong ta lại lên đường”

Continue reading

Tết-11. SAU TUỔI ĐỨNG BÓNG MẶT TRỜI CỦA SÁNG TẠO

[Hay. Tội cho nhà văn Việt Nam!]

Đời người, Khổng Tử cho: 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi mới hết ngờ. 25 thế kỉ sau, Carl Jung không khác: Cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu từ tuổi 40. Khi “hết ngờ”, chúng ta mới “bắt đầu sống”, còn trước đó chỉ là bước chập chững, dọ dẫm tìm đường.

Nhà văn ta hơi khác, nóng vội xuất hiện sớm, nổi tiếng sớm và sớm… tắt.

Continue reading