Inrasara. HÓA GIẢI VÀ HÒA GIẢI KHỞI TỪ VĂN HỌC

1. Hội thảo khoa học Quốc gia: “Những vấn đề văn học và ngôn ngữ Nam Bộ” ngày 28-10-2016 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một thu hút non 200 tham luận từ các Đại học, Viện Nghiên cứu, các cá nhân từ nhiều vùng miền khác nhau, đủ thấy sức hấp dẫn của chủ đề hội thảo này. Ở đó văn học miền Nam (1954-1975) được xem là bộ phận chủ lực của hội thảo.

Lâu nay văn học miền Nam, do nhiều nguyên nhận khác nhau, đã bị phân biệt đối xử, bị gọi tên không đúng và không đáng, để phải non nửa thế kỉ sau, nó mới được trả lại sự tôn trọng đáng kể về đóng góp của mình. Hạnh Nguyễn trên báo Nhân dân (ngày 13-9-2016) trong “Ứng xử với văn học miền Nam trước 1975” là một.

Continue reading

Thế hệ nhà văn sau 1975: NHẬN DIỆN & TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT

Phát biểu tại Hội thảo 2019 & trả lời phỏng vấn VOV:

Tôi không nói đến cách tân mà nêu lên khác biệt: vùng miền, tác giả, dân tộc… Nhà thơ miền Nam ít quan tâm đến “cách tân”.

Từ phản tỉnh đến phản kháng sang “phản động”. Hầu hết khuôn mặt thơ sáng giá nhất ở miền Nam tự chọn lối in photocopy các tác phẩm của mình, dù ở đó không ít tập có thể chui lọt cửa nhà xuất bản chính thống. Họ muốn thế. Chỉ với mục đích duy nhất: khẳng định tư thế tự do của một nghệ sĩ sáng tạo.

Continue reading

Sống triết lí Cham-76. TÔI TẬP & LUYỆN

Tạm phân người trần gian theo 4 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Làm chủ tiền của, điều ai cũng có thể, doanh nhân là đại biểu;

[2] Làm chủ kiến thức, là đất sống của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Làm chủ tư tưởng – nơi triết gia, kẻ sáng tạo, nhà phát minh thi thố;

Dẫu sao sinh linh ở bậc [3] vẫn còn mang vác tâm cảm của người đời thường hỉ nộ ai lạc; phải bước qua cấp bậc

Continue reading

Sống triết lí Cham-75. TÔI HỌC & TU THẾ NÀO?

Ở cộng đồng Cham, tôi học bằng đọc và đi. Từ tuổi 15, tôi lang thang qua các palei Cham Pangdurangga, và vùng miền khác, để tìm học.

Học bằng hỏi. Tôi gặp riêng từ cụ Thiên Sanh Cảnh cho chí Châu Văn Mỗ, từ thầy Thành Phú Bá đến thầy Lưu Quang Sang. Sau này khi có gia đình, tôi tổ chức “Hội nghị chiếu xe” gặp chung. Hỏi, để hiểu sâu hơn tâm hồn con người Cham, tinh thần văn hóa Cham.

Về ngôn ngữ và văn học Cham, tôi được cho là chuyên gia hàng đầu. Sau đó tôi học bằng khai phá vùng đất hoang: Hải sử & văn hóa biển, Minh triết Cham, san định Kinh sách Cham, hay đi vào khía cạnh vi tế của văn hóa dân tộc: “Văn hóa Cham nhìn từ Cham”, “Giải huyền thoại” các thứ, vân vân.

Continue reading

Sống triết lí Cham-74. TỪ TIN ĐẾN VIẾT & SỐNG

Inrasara: “Hãy viết điều bạn tin, và hãy sống điều bạn viết”.

Tút “Con người thèm khổ” để trả lời câu hỏi: Làm sao Inrasara khỏe thế, ông bạn thơ cứng cựa ở Hà Nội còm: “Ông có thể sáng lập ra một pháp môn nào đó cho thiên hạ theo… Nếu thành công thì tuyệt, danh nổi khắp nhân gian, ông ạ…”

Không dại dột nghe ổng bày, tôi phản hồi vui: Minh Tuệ vô ngôn vô hành, không tuyên không lập, mới có mỗi thứ cho bàn chân trần bước ĐI thôi mà bị cho lên bờ xuống ruộng, nay bạn kêu Sara tui “sáng lập pháp môn”, có mà theo ông bà sớm.

Continue reading

THỰC TRẠNG SÁNG TÁC VĂN HỌC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM, PHÊ BÌNH ĐANG Ở ĐÂU?

Tham luận tại Hội thảo Khoa học quốc gia: “50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất”, 14g, ngày 18-4-2025

Đặt vấn đề

Việt Nam là đất nước đa dân tộc. Hơn 54 dân tộc cư trú rải khắp mọi miền tổ quốc, là nguồn vốn con người và văn hóa vô cùng quý giá.

Văn hóa một dân tộc tồn tại ở bản sắc, phát triển ở tiếp nhận và sáng tạo. Câu hỏi, thế nào là bản sắc? Ta chỉ hiểu được bản sắc một cái gì đó khi đặt nó bên cạnh một/ những cái khác. Đâu là bản sắc văn hóa dân tộc của các DTTS? Ở phạm vi hẹp hơn, văn học – đâu là bản sắc, cái khác biệt của văn học DTTS khả dĩ làm đa dạng thêm nền văn học đa dân tộc Việt Nam?

Continue reading

Chuyện đời thường. XEM PHÂY BIẾT NGƯỜI

“Xem facebook biết tính cách con người” là dân khoa học nói, không phải tôi. Facebook ra đời, nhà nhà làm báo người người tự thể hiện, qua status được Việt hóa thành chữ “tút” – gọn và trúng phóc. Vui nhộn đáo để.

Đến đỗi các nhà khoa học tại Anh Quốc chịu không thấu, vừa làm cuộc thu thập các tút từ 555 facebookers, phân tích và phân loài. Tôi cũng không chịu nổi, copy ý kiến từ vài báo, tóm gọn lại để hầu bạn đọc. Tạm chia làm 6 loài:

[1] Loài kiêu hãnh

Continue reading

THÁP NẮNG – TEMPLE OF SUNLIGHT

Translated into English by Alec G Shachner

“Tháp nắng”, bài thơ ngắn từng: Đăng báo 15 lần, nhạc sĩ Phan Quốc Anh phổ nhạc, nhà thơ Lê Thị Mây bình chọn “bài thơ hay” in ở báo Văn nghệ – Hội Nhà văn. Dăm năm trước, Dr Ramesh Chandra Mukhopadhyaya – Chủ bút tạp chí THƠ Platform diễn nôm và bình. Ông đã mất năm ngoái, đăng lại bài viết của ông ở đây như là lời TẠ ƠN.

Thuk siam! – Inrasara.

Continue reading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HÚT CÔNG CHÚNG NGAY CÂU ĐẦU TIÊN?

Trên diễn đàn lớn nhỏ, tôi có cách riêng, mở bằng đánh thẳng vào quan tâm hay tự ái của họ.

Tại No Nukes Asia Forum – Taiwan 2019, trả lời báo chí, cái tứ với cách diễn lạ: “Chỉ có rác hạt nhân là vĩnh cửu” của tôi được xem là một trong vài phát ngôn cộm ở diễn đàn. Đâu cũng vậy, tôi luôn có phát ngôn mới, lạ mang tính điểm huyệt, buộc hội trường quay lại, hoặc… tỉnh ngủ, và lắng nghe.

Hôm nay vui, tạm lượt lại 9 vụ, theo thứ tự.

Continue reading