Sống tôn giáo-12. CHIẾN BA-LA-MẬT

Inrasara: Thấy sai mà không nói, là vô trách nhiệm; còn tâm thái “buông bỏ” để cái sai kéo dài cho chúng sanh vô minh đến sau “giẫm phải cứt” ‘jwak eh’ đó, là có tội.

Hai ví dụ cộm:

Tiểu thuyết Fulro tập đoàn tội phạm in lần 2 năm 1983, nhà văn Ngôn Vĩnh hư cấu mấy cái sai lớn. Khi ấy không ai [có điều kiện] nói lại, để 22 năm sau, một Tiến sĩ sử học Đại học Paris VII dẫn ra để xuyên tạc tai hại vài sinh linh Cham, buộc tôi phải “trao đổi” (Vanviet.info, 23-4-2017).

Tạp chí Champaka viết sai về Chế Linh [“về nước hát bài ca cách mạng phục vụ chế độ”], không một Cham nào lên tiếng cải chính. Hai năm sau, một Blogger nổi tiếng dẫn ra công kích danh ca này vừa mỉa mai Cham. Năm 2017 từ Cambodia về, cánh trẻ Cham mắng vốn, tôi buộc viết đính chính.

Continue reading

Sống tôn giáo-4. VƯỢT QUA CÁI SỢ KHÔNG ĐÁNG SỢ

Không khó tưởng tượng, nếu Krishnamurti sinh trong chế độ toàn trị, ông sẽ ăn nói thế nào. Ông không là biểu tượng để thành đối tượng dễ bị nhập kho như Đạt Lai Lạt Ma, để phải lưu lạc. Còn nếu ông bỏ xứ ra đi tìm đất tự do để triển khai tư tưởng mình, thì miễn bàn.

Nói trên diễn đàn trước ngàn người ư, không được rồi. Công chúng “tụ tập đông người” về nghe ông thuyết, càng không. Cùng lắm, Krishnamurti cũng sẽ làm như… Inrasara thôi: “Hành động trong chân trời khả thể”!

Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số xuân-2006, tôi viết:

Continue reading

Chào Ngày Thơ-plus. TÌM CÂU [BÀI, TẬP] THƠ HAY Ở ĐÂU?

Thơ cổ điển, ở các nhà thơ lớn, thò tay vào bất kì đâu cũng có thể nhặt ra được câu thơ hay – dễ như ăn ớt. Ngược lại thơ hiện đại, khó; thơ hậu hiện đại thì càng. Nó hay là hay toàn tập. Qua hết trang cuối tập thơ, gập lại – nó ám ta, và buộc ta suy nghĩ, chớ kêu đâu là câu thơ hay nhất, thì khó.

Ngày tập thơ tôi rất thích: Ở nơi ấy [thơ thời cuộc]-2009, vẫn không thể nhặt được trong đó câu thơ nào gọi là hay.  

Continue reading

Inrasara: THẾ GIỚI TRONG NGÀY

(24-2-2024, cảm tác viết dưới hầm 3)

Vừa tròn hai năm Nga mở chiến dịch đặc biệt

Ở Quốc hội Mỹ 61 tỉ đôla vẫn đang kẹt

Sau Bakhmut là Avdeevka

48 ngàn linh hồn lính Nga vừa rời thân xác bay lên trời

54 câu thơ cũng tách rời tập thơ cho thả bay lên trời

Bay về đâu?

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-3. TÌNH & LÝ, DÂY OAN & CÕI PHÚC

Nhiều người đọc hiểu “Tu là cõi phúc, tình là dây oan” theo nghĩa thường tình, chớ Nguyễn Du có đơn giản thế đâu!

“Tu” ở đây mang nghĩa rèn luyện, tu sửa, còn “tình” bao hàm nhiều món với vô số hỉ, nộ, ai, lạc đủ kiểu. Vắn tắt: tình chủ về cảm, còn tu thiên về lí.

Con người để cho cảm tính, cảm tình thao túng dễ bị mắc vào mớ bòng bong “dây oan”. Ngược lại, lí [không hẳn duy lí] dạy ta biết phản tỉnh, phản tư để soi lại mình, từ đó tu sửa để đạt đến “cõi phúc”.

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-2. LÀM THƠ, KHÓ NHẤT

Vậy mà không ít bạn Cham lao vào làm thơ, trước tiên…

Ở buổi gặp mặt các bạn Cham – những đứa con ưu tú, tự tin bước vào đời với tinh thần sẵn sàng cống hiến, phụng sự cộng đồng – khi tôi đề cập đến cần học biết làm giàu, rất ít người hào hứng.

Michael Roach, tác giả Năng Đoạn Kim Cương cho rằng: “Tiền ít quan trọng nhất lại là thứ cơ bản mà khi có nó một cách đủ đầy, ta có cơ hội tìm thấy những giá trị lớn khác, ý nghĩa hơn trong cuộc đời mình”. 

Ông đề ra 5 mục tiêu cuộc đời: Tự do tài chính, có hạnh phúc, có sức khoẻ, có sự bình an trong tâm hồn và phụng sự xã hội.

Continue reading

NIỀM BÍ ẨN CỦA TÌNH YÊU

Năm 2017, tôi có serie: “Khám phá lớn nhất của tôi là khám phá về tình yêu”, với Yêu chữ, yêu tiếng, yêu thơ, yêu palei, yêu cây, yêu cái mới, yêu tư tưởng, yêu tự do, yêu câu hỏi…  

Rồi: Yêu, có nghĩa là làm, Yêu là biết lắng nghe, Yêu là khai tính, Yêu là biết lan tỏa, Yêu là biết yêu… mình, Yêu, nghĩa là vô danh trong hành động, Yêu là biết/ dám chiến đấu bảo vệ…

Continue reading

Chào ngày Thơ Việt Nam-1. THƠ CON CÓC LÀ MỘT BÀI THƠ… HAY

Đồn rằng Ngày Thơ năm nay, Ban Tổ chức chọn thơ tôi thả lên [chầu] trời. Đây là lần đầu tiên tôi được hân hạnh ấy, hơn nữa – không phải 1 mà 2 đoạn cơ. Câu nào tôi không biết, riêng tôi khoái câu này:

Thi sỹ

không là gì, không vì đâu

đi, như là ở lại.

Nghe đồn, năm 2006 ngày Phật Đản ở chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn, thơ Inrasara không biết ai chọn, đã cùng thơ Pháp và thơ Trung Hoa bay trong khoảng sân rộng nơi không gian thiêng liêng. Đoạn này:

Continue reading

TIẾT KIỆM KIỂU TÔI VÀ… SOCRATES

Đọc giai thoại thầy trò Socrates-Plato đối thoại về “tiết kiệm tiền”, tôi cười suốt. Hệt Inrasara luôn! Có tiền, tiết kiệm, để dùng nó vào việc… lớn.

Tôi biết làm ra tiền ra sao, đã kể, nay thử kê chuyện tôi tiết kiệm.

Năm 1992, vào làm việc và làm ăn ở Sài Gòn, suốt 3 năm, đi giao hàng – tôi đèo Hani trên chiếc xe đạp cọc cạch khắp thành phố, dù khi ấy tôi thừa tiền sắm xe máy.

Continue reading

NĂM MỚI, NGHĨ & CẦU GÌ?

6g15 chiều ngồi tất niên với các bạn Cham thế hệ mới từ nhà [mới] Akei Ánh Hiền Tuệ Nguyên về, nửa vui nửa buồn. Làm vài chuyện vặt, vệ sinh, yoga rồi ngủ – giữa tiếng ồn của thế giới xung quanh.

Giờ cận giao thừa, thức, kiểm xem trước hết mình nghĩ gì?

Nhân loại chết nhiều quá, từ Ukraine đến Gaza, mãi đánh nhau, mãi toan tính ta phải đi vào lịch sử như một anh hùng dân tộc, mãi lo tô điểm công và danh, mặc “giãi thây trăm họ nên công một người”…

Continue reading