Sống triết lí Cham-72. KHI CHỨC SẮC “BUỘC” PHẢI CÓ VỢ

Đa số tôn giáo trên thế giới, tu sĩ hướng độc thân. Cham ngược lại, ông BUỘC phải có vợ. Có vợ, ông mới có ‘danok’ “nơi trụ” để lên chức, để hành lễ… Hơn nữa, ông là sinh linh ưu tú, có bổn phận truyền giống để hạt giống đó tiếp bước ông hành đạo.

Truyền thống Bà-la-môn, khi đã qua giai đoạn “chủ hộ” 50-55tuổi, ông rủ bà “đi vào rừng”. Đó là ngày xưa, chớ Cham hôm nay rất khác: Vẫn ở lại gia đình trách nhiệm với con cháu. Nghĩa là không cắt rời khỏi nghĩa vụ “tam chúng”. Kẹt là vậy!

Ai có thể hành xử như Inrasara, Luận sư Bà-la-môn hiện đại?

15 tuổi, tuổi tìm học, tôi đã học tối đa. Từ sách vở về gặp trực tiếp con người: Những người thầy, những người đàn ông láng giềng cho đến Krishnamurti, Heidegger…  

Đến 27 tuổi, tôi lập gia đình, và gánh vác “sự nghiệp vợ con” một cách oanh liệt. Để 55 tuổi, tôi trút hết mọi nợ đời ở lại sau, lên đường du lãng vào thế giới chữ nghĩa và tư tưởng.

Bởi trái đất hôm nay không còn rừng, tôi đi vào rừng người, mà hành ĐẠO.

Với tư cách Luận sư Ra-Xakarai, tôi tôn trọng tuyệt đối người tu hành, không phê phán mà gần gũi nhằm tìm giải minh mọi vấn đề vướng bận.  

Hóa giải sự thể chức sắc Cham hôm nay như thế nào?

Các bạn có ý kiến gì hay không?

Nỗi Cham-29. CÓ MẤY KIỂU VIẾT LỊCH SỬ?

Viết theo kiểu ta biết, ta học thì hẳn rồi. Sử gia cứ dựa theo dữ liệu: Văn bản vương triều [từ nhiều nguồn, trong nước lẫn nước ngoài], bi kí, có tham khảo ghi chép của người bản địa hay khách lữ hành, tổng hợp là xong.

Tại sao không thể có kiểu viết lịch sử khác? Như cách giáo sư Trần Hùng trong tiểu thuyết Chân dung Cát-2006 đề nghị: “Không phải cứ vận dụng duy một hệ thống sử để viết lịch sử các nước. Lịch sử Champa nếu được nhìn/ viết qua các phong cách điêu khắc hoặc kiến trúc thì có hay hơn không?”  

Continue reading

Sống triết lí Cham-71. TUỔI 50 MỚI ĐƯỢC THĂNG TAPAH, TẠI SAO?

[hay. Đức Phật đã tái định nghĩa một đạo sĩ Bà-la-môn chân tính như thế nào?]

1. Đời người Bà-la-môn được phân làm 4 giai đoạn: Học: dưới chơn thầy, Chủ hộ: nuôi sống gia đình, Tu: buông tất cả để vào rừng, và cuối cùng là Phong phanh giữa trời đất. Lối phân giai đoạn này áp dụng nghiêm ngặt, nhất là với sinh linh xu hướng làm Tu sĩ!

Sau quá giai đoạn “chủ hộ”, con cái đã khôn lớn, và cũng không còn nhu cầu nào khác, ở tuổi 50, Ông mới nhận thăng chức ‘Tapah’ [hay ‘Baic’]. Ông đã là TU SĨ.

Continue reading

Sống triết lí Cham-70. TRIẾT HỌC, NỀN TẢNG CHO CẢI CÁCH

Ở tút “Giã từ vũ khí”, nhắc về 1@3 công việc chính của tôi, đoạn: “San định kinh sách Cham, đặt nền tảng cho cải cách toàn diện tôn giáo Ahiêr Awal, hôm nay và ngày mai”, xảy đến vài ý kiến cần giải minh.

[1] San định là gì?

Nghĩa trong Từ điển: “là sửa sang lại văn bản cổ bằng cách bỏ đi những chỗ cho là không hợp, xác định những chỗ còn có nghi ngờ và sắp xếp lại”.

Tam tạng tôn giáo Cham gồm: Kinh, Luận và Luật.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-20. TỪ MINH TUỆ ĐẾN GLANG ANAK-1. CÁI BIẾT

[về vài TỪ cốt tủy của Ariya Glơng Anak]

1. Không của cải, tiền bạc, không nhà cửa hay nơi trú thân, không tí ti quyền lực, vậy mà đạo sĩ Minh Tuệ đã tạo nên sức hút không thể cưỡng.

Tiếng Cham: ‘Thau’: biết, ‘Thau krưn’: nhận biết, ‘Xakrưn’: nhận thức.

Sokrates biết gì? – Biết mình không biết gì cả, là cái biết sâu thẳm nhất ở triết gia này. Minh Tuệ biết gì? – Biết lí vô thường, sự sự biến đổi không ngừng.

Cả hai biết và làm, “hết mình & tới cùng”. Thu hút là ở đó.

Continue reading

Nỗi Cham-30. VỤ PHƯỚC NHƠN, AKHAR THRAH & TÔI

Ramưwan năm nay, Phước Nhơn đang tư thế tối Văn nghệ lớn, bỗng mưa to ập tới, và kéo dài: tạm nghỉ. Mưa bất thình lình, vài người đổ cho tại lễ hội chính [còn quen gọi là Tết Bà-ni], mà băng-crôn vắng bóng Akhar thrah!

Xuan Bao có viết về vụ này, thấy không ai nhúc nhích, mới nhắc khéo tôi cei viết mới “si-nhê”. Tôi ậm ừ, rồi cho qua đến tận hôm nay.

Continue reading

Đổi mới-2. CHO CHAKLENG GIÀU THÊM NỮA

“Cho bạc cho vàng, không ai chỉ đàng đi buôn”, người Việt nói thế. Tôi thì khác, nhiều lần chỉ đàng cho Cham đi buôn, ngay khi tôi còn buôn bán thứ hàng ấy, mới lạ.

Chakleng có giàu không? – Có, ở tầm Cham, và còn có thể giàu hơn nữa, nếu…

Dân Chakleng học hành nhiều, làm cán bộ, nhân viên Nhà nước hay mở Cty thì miễn kể, nay xin nói về ngành nghề dân tộc: Thổ cẩm.

Continue reading

Đổi mới-1. CHO CHAKLENG ĐẸP

Chakleng giàu và đẹp, là cảm nhận chung của hầu hết du khách khi mới bước vào các palei Cham. Đích thị: đẹp & giàu.

Đẹp từ ngã ba Quốc lộ-1 đẹp vào tận trung tâm palei. 1km thẳng tắp với bao nhiêu là nhà cao tầng mọc lên. Hàng cây và đồng ruộng, màu áo và tiếng cười…

Không có làng Cham nào có trung tâm xỉn xò như thế: Sân Vận động+Sân Đám đa năng, Trường Tiểu học, Nhà Mẫu giáo, Làng Nghề, Trụ sở Thôn, thêm: Kut Gađak, Vườn hoa, Phòng đọc trong Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, tất cả tập trung về 1 mối.

Continue reading

Nỗi Cham-28. CHAM, ĐÂU LÀ ĐIỂM KẾT NỐI?

Một cộng đồng mất kết nối, hỏi có nguy không?

Trước 1975, Cham có Trung tâm Văn hóa Chàm, nhất là Trường Trung học Pô-Klong được xem là điểm kết nối đáng mong đợi: Giáo viên, phụ huynh, học sinh các nơi tụ lại. Sau giải phóng, là Ban Biên soạn sách chữ Chăm.

Chả có gì ghê gớm, ít ra ta có được một nơi để thảo luận chuyện cộng đồng hay chuyên môn, hoặc chỉ để gặp mặt quen biết, hàn huyên.

Nhưng rồi tất cả tiêu biến như ảo thuật.

Continue reading

Nỗi Cham-28. SAU SỐNG SÓT, CÒN GÌ NỮA?

[Thư cho bạn trẻ-1. Thừ từ năm ngoái, nay có nhạc yêu cầu, xin đăng lại]

Bạn trẻ quý mến!

1. Tôi hay nói với cánh trẻ: “Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Lửa ấy ra sao? Cham hiện còn quá ít, lại sống tản mác. Riêng VN chưa tới 200k, mà ở 3 vùng xa biệt: Cham Hroi miền Trung, Cham Birau miền Tây và Cham Pangdurangga.

Câu hỏi LỚN: Làm sao để tồn tại? – Thông minh! Thông minh thế nào? – Thông minh để tồn tại, Thông minh & bản sắc, Thông minh cho sáng tạo. Thiếu một trong ba, là hỏng.

Continue reading