Đổi mới-1. CHO CHAKLENG ĐẸP

Chakleng giàu và đẹp, là cảm nhận chung của hầu hết du khách khi mới bước vào các palei Cham. Đích thị: đẹp & giàu.

Đẹp từ ngã ba Quốc lộ-1 đẹp vào tận trung tâm palei. 1km thẳng tắp với bao nhiêu là nhà cao tầng mọc lên. Hàng cây và đồng ruộng, màu áo và tiếng cười…

Không có làng Cham nào có trung tâm xỉn xò như thế: Sân Vận động+Sân Đám đa năng, Trường Tiểu học, Nhà Mẫu giáo, Làng Nghề, Trụ sở Thôn, thêm: Kut Gađak, Vườn hoa, Phòng đọc trong Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA, tất cả tập trung về 1 mối.

Continue reading

Nỗi Cham-28. CHAM, ĐÂU LÀ ĐIỂM KẾT NỐI?

Một cộng đồng mất kết nối, hỏi có nguy không?

Trước 1975, Cham có Trung tâm Văn hóa Chàm, nhất là Trường Trung học Pô-Klong được xem là điểm kết nối đáng mong đợi: Giáo viên, phụ huynh, học sinh các nơi tụ lại. Sau giải phóng, là Ban Biên soạn sách chữ Chăm.

Chả có gì ghê gớm, ít ra ta có được một nơi để thảo luận chuyện cộng đồng hay chuyên môn, hoặc chỉ để gặp mặt quen biết, hàn huyên.

Nhưng rồi tất cả tiêu biến như ảo thuật.

Continue reading

Nỗi Cham-28. SAU SỐNG SÓT, CÒN GÌ NỮA?

[Thư cho bạn trẻ-1. Thừ từ năm ngoái, nay có nhạc yêu cầu, xin đăng lại]

Bạn trẻ quý mến!

1. Tôi hay nói với cánh trẻ: “Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa”.

Lửa ấy ra sao? Cham hiện còn quá ít, lại sống tản mác. Riêng VN chưa tới 200k, mà ở 3 vùng xa biệt: Cham Hroi miền Trung, Cham Birau miền Tây và Cham Pangdurangga.

Câu hỏi LỚN: Làm sao để tồn tại? – Thông minh! Thông minh thế nào? – Thông minh để tồn tại, Thông minh & bản sắc, Thông minh cho sáng tạo. Thiếu một trong ba, là hỏng.

Continue reading

Nỗi Cham-27. CHAM, VIỆT – NỀN VĂN CHƯƠNG NÚP BÓNG

Văn học liên quan đến ngôn ngữ và chữ viết.

1. Chữ viết

Chữ Trung Hoa ra đời vào thời Nhà Thương khoảng năm 1500.b Công nguyên.

Chữ Nôm [Việt] cấu trúc dựa trên chữ Hán [Trung]. Ban đầu nó mượn dạng chữ Hán y nguyên để ghi âm tiếng Việt cổ, gọi là chữ “giả tá”; sau đó mới nghĩ ra cách ghép hai chữ Hán với nhau: một gợi âm và một gợi ý, gọi là “hài thanh”.

Với tư cách hệ thống văn tự, chữ Nôm xuất hiện sau tk XI.a Công nguyên. Dấu ấn rõ: Bia ký ở chùa xã Hương Nộn, huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ (năm 1173), bia chùa Tháp Miếu, huyện Yên Lãng (nay thuộc Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (1210).

Continue reading

TỒN TẠI & BẢN SẮC

Có nước da hơi sáng – em chối mình là Cham

mới ít tháng tha phương – anh không nhận Việt Nam

vì tự trọng – Karl Jaspers không cho mình người Đức

Henry Miller chối từ Mỹ – bởi chán ghét chiến tranh

giữa không nhận và chối từ kia cách nhau trời vực (Tháp nắng-1996)

Continue reading

Nỗi Cham-23. PHẬN SỰ CỘNG ĐỒNG

[Về 7 nhân vật Cham mà tôi biết rõ]

Qua giai đoạn làm học trò, sinh linh Cham bước vào giai đoạn thứ hai với trách vụ nặng nề đầy thách thức: Vừa làm chủ hộ vừa sắm vai người của cộng đồng, ở đó gồm thâu cả phát minh, sáng tạo.

Hãy xem 7 nhân vật Cham này đã làm gì? Đã kể chi tiết, nay xin tóm:

[1] Ông Klơng Thân, ông họ nội tôi, giữ vị trí thấp nhất thời Đệ nhất Cộng hòa: Trưởng thôn, mà đã làm được bao nhiêu chuyện. Việc nhỏ như đường lộ vào thôn, rách nát thì mặc, mọi người cứ như không là việc của mình, riêng ông xắn tay áo vào gánh vác. Vụ to như “dâng sớ” lên trên, bà con Cham cứ ngó về phía ông mà chờ đợi.

Continue reading

Tiếng Cham của bạn. THÊM 1 SINH LINH CHỮ VÀO NGHĨA TRANG

Gok mai’ [‘gaok/ gauk mai’]: “có khi, đôi khi, đôi lúc” là từ được dùng thường xuyên trong đời sống hàng ngày, lại không hân hạnh có mặt trong Từ điển. ‘Gok mai hu, gok mai thoh’: “Có khi có, có khi không”. ‘Gok mai mong bbôh nhu: “Đôi lúc nhìn thấy nó”.

Quá nhiều từ như thế đã và đang được/ bị đứa con Cham vô tình đẩy vào nghĩa trang chữ, đến tôi không còn nước mắt khóc tiễn đưa nữa. Buồn không!

Jalo jalai” được Pô Adhya Hán Bằng cho là đồng dao cổ nhất của Cham, đã đọc chuẩn cho tôi chép, in trong Văn học Dân gian Cham-1995. Đồng dao đựng chứa nhiều hình ảnh sinh hoạt cộng đồng Cham thuở ấy, thêm cái độc đáo trong cách sử dụng ngôn từ.

Continue reading

Nỗi Cham-21. THẾ NÀO LÀ MỘT ĐÀN ÔNG CHAM?

[Nữ Cham lấy chồng Việt, chủ đề đã bàn từ 2012 ở web Inrasara.com, nay lặp lại, ngắn gọn hơn].

Tết nên nói điều vui, tuy thế Tết này tôi nhận cùng lúc 2 tin nhắn hơi… cộm. Từ bạn trẻ. Chả hiểu sao nữ Cham xu hướng lấy Việt, cả mấy em lâu nay hoạt động cộng đồng, yêu quý văn hóa dân tộc nữa. Tương lai Cham sẽ đi về đâu, cei?

Ậy, tôi nói, chớ trách họ mà hãy soi lại mình, quý bạn nam Cham.

Năm 2017, tôi đã đặt câu hỏi: “Thế nào là một Cham?”, đăng lại https://inrasara.com/2021/05/25/cau-chuyen-cham-54-the-nao-la-mot-cham/

Trả lời câu hỏi này, cần thay đổi chút đỉnh: “Thế nào là một đàn ông Cham?”

Continue reading

Tết-06. HOAN HÔ THẾ HỆ TRẺ CHAKLENG

Hội trại Tết cánh trẻ Chakleng, lành mạnh & thú vị. Tôi biết Hội này, khi được bọn trẻ qua nhà nhờ viết “câu đối”.

1. Đâu là tinh thần Chakleng?

Tóm ý phát biểu ở lễ phát giải. Tôi đọc câu đối:

Mưng rai dahlau, muk kei padang padak/ Tal harei ni kon rineh twơk tui’: “Từ đời trước ông bà gầy dựng/ Đến hôm nay con cháu bước theo”.

Continue reading

Tết-02. THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CỦA THẾ GIỚI VỀ CHAM

Chớm 68, tự kiểm, ngoài những gì đã làm cho Cham, tôi còn giúp thay đổi cách nhìn của thế giới bên ngoài về Cham như thế nào?

1. Họ biết rằng Cham có nền Văn học sáng giá.

Paul Mus tự tin tuyên: Văn học Cham chả có gì đáng kể cả, bó trong 20 trang sách là cùng. Sau ông, chỉ là vài giới thiệu lẻ tẻ, chứ chưa toàn cảnh và cận cảnh như tôi đã làm.

2. Cham có Minh triết và nền Triết học

Continue reading