THỔ CẨM CHAM ĐANG Ở ĐÂU?

[Sara nói chuyện tại Hội thảo về Thổ cẩm – từ Dự án Di sản kết nối của Hội đồng Anh, 16-7-2023 tại Làng Nghề Thổ cẩm Mỹ Nghiệp]

Làng Yên Sở ở Bắc – gốc gác làng dệt Cham, thế kỉ XII là làng giàu có, hiện nay thế nào? Xa hơn, Baan Krua ở trung tâm Bangkok là khu phố Cham. Tơ lụa Thái Lan nổi tiếng thế giới, có nguồn gốc Cham, để rồi hôm nay đọng lại mỗi ông già Chàm làm việc ở Cty đó, là sao?Cham ở xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình – Bình Thuận, và hai làng Phú Hiệp và Châu Phong thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, truyền thống thổ cẩm có giúp được gì cho đời sống bà con?Tại sao mỗi Chakleng là nổi tiếng?

Continue reading

Minh-triết-Cham-08. THAM LAM & ÍCH KỈ, CÓ NÊN KHÔNG?

[chuyện thầy rắn Lư Hào: URANG CHAM 30]

Ariya Glang Anak, câu 48.

Jôi bbôh siam ahar ranưk khing bbang

Jamư-ô tian tatang, dalôk tabiak kan khing dôn’

Thấy tiền dễ xơi, nhào vô “ăn tham” ‘ranưk bbang’, bạn nhận về mình sự đầy hơi ‘jamư-ô’ là chuyện khó tránh. Tham thực cực thân, ông bà Việt nói, cần hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa trắng.

Của “ta” là vậy, còn của “mình”, khi có cũng cần biết san sẻ.

Lý Khôi cho rằng, muốn biết người, xem lúc giàu họ làm gì, tiêu tiền thế nào. Sắm xe sang, ăn chơi với nuôi bồ nhí? Ôm tiền chạy ra nước ngoài hưởng thụ hay đầu tư trong nước, hoặc làm từ thiện? Từ thiện, bạn làm gì?

Xây chùa chiền, giúp hoạn nạn hay đầu tư giáo dục?

Continue reading

Minh triết Cham-Phụlục-3. HÃY SỐNG CÓ ÍCH-2

[Dương Tấn Phát, Thiên Sanh Cảnh, Châu Văn Mỗ]

Ariya Glang Anak: Mưyah pwơc pasumu tian drei

Ở tiểu luận “Thông điệp cho Cham: hôm qua, hôm nay & ngày mai” viết năm 2016, tôi phân kì lịch sử Cham cận và hiện đại làm 3 giai đoạn: Sống sót & tồn tại, Ổn định & bản sắc, và Nhập cuộc về hướng mở. 

Mỗi giai đoạn, sinh mệnh dân tộc được đặt trước câu hỏi lớn, bật lên cá nhân hay nhóm người đáp ứng đúng điệu, qua đó hóa giải nút thắt của lịch sử dân tộc. Thế hệ Dương Tấn Phát, Thiên Sanh Cảnh, Châu Văn Mỗ ở giai đoạn thứ hai.

Continue reading

Minh triết Cham-Phụlục-3. HÃY SỐNG CÓ ÍCH

Lịch sử không lộ bày hành trạng tác giả Ariya Glang Anak thế nào, dẫu sao qua thi phẩm – điều ta biết chắc rằng, ông không chỉ là thi sĩ lớn mà còn là tu sĩ Bà-la-môn đắc đạo, một trí thức vĩ đại.

Nghĩa là ông sống có ích. Học ông, tôi cũng sống có ích luôn, cho vui vẻ! 

dẫu không là cái đinh gì cả

tôi vẫn cần thiết có mặt

vậy nhé, tôi xin tạ ơn tôi!

(Lễ Tẩy trần tháng Tư-2022)

Continue reading

Minh-triết-Cham-06. TÔI ĐÃ NGHÈO ĐẾN MỨC NÀO?

Sau giai đoạn môn đệ antevāsin [15-30 tuổi], và từ khi xong phận sự chủ hộ grhastha làm đủ đầy nhiệm vụ người chồng, người cha [30-60], ông trắng tay bước vào giai đoạn thứ ba: đi vào rừng vanaprastha.

Tôi đã như thế như thế.

Năm 2002, giao Cty cho Hani, tôi dấn vào văn chương chữ nghĩa. Để 15 năm sau, đúng 60 tuổi, tôi rủ bà xã “đi vào rừng”, bà không chịu, thảo “di chúc” giao hết tài sản [3 lô đất Tân Phú – Sài Gòn, Nhà Trưng bày Văn hóa Cham INRA ở Chakleng và 4 sào Homestay Thang Tông Jaka] cho vợ con. Chia đều – không phân biệt trai gái, con chung hay riêng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-phụ lục01. TẠI SAO NGHÈO?

Gia huấn ca Muk Thruh Palei: ‘Kathot rong reh gaup gan ra klao’: Nghèo tan nát họ hàng cười chê. Bà Tổ Quê hương nói mạnh thế.

Tôi biết vài Cham xưa học giỏi nay nghèo cứ nghèo, hết than trời đến trách người. Tại sao? – Thiếu thông minh. Ta cứ nghĩ ta học giỏi là thông minh, sai to. Bởi thông minh có nhiều món trong đó sở hữu tinh thần DÁM NGHĨ KHÁC là một. Kể chuyện Phạm Lãi buôn ngựa thì siêu và xa quá, nay kể chuyện nơi cộng đồng Cham.

[1] Anh T ở Văn Lâm. “Giải phóng” về dân đói, Nhà nước phát ruộng, anh nhận rồi giao lại cho chị vợ làm, một mình dzọt vào Sài Gòn. 

Continue reading

Minh-triết-Cham-05. GIẢI SÂN HẬN

[với Việt và Cham, sống dưới dấu hiệu Ariya Glang Anak]

[1] Hầu hết tác phẩm văn chương Cham sót lại không có dấu vết căm thù. Tiếng Cham, “căm” là janưk; “thù” là mưbai. Hai từ đi chung thành cặp đôi mưbai janưk hay janưk mưbai: thù hận, hận thù.

Lạ, Ariya Glang Anak, tác phẩm mang tính nhân văn cao, chữ janưk, mưbai, janưk mưbai lại có mặt dày đặc. Janưk: hận; xấu ác, không lành xuất hiện 6 lần; mưbai: thù 2 lần; mưbai janưk: thù hận 3 bận: janưk haniim: thiện ác, đi cặp 2 lần nữa!

Continue reading

Minh-triết-Cham-04. HIỂU NỖI CHAM & KỂ LẠI

Đầu thế kỉ XVIII, Cham rơi vào đại khủng hoảng cuối cùng, Ariya Glang Anak thấy gì?

Apui kadhir bbang palei’: Lửa thiêng thiêu đốt quê hương;

Tagraup tapiên rapawang’: Khắp bến bờ bị bao vây;

Urang bihuh bihah biha bihi rakang hu abih’: Phường giá áo túi cơm bị mua chuộc hết. Cả dân tộc chìm trong phiền não: ‘Nưgar chai drut mưrai’.  

Hoảng loạn là không thể tránh: ‘Xa-ai ô krưn ka adei, mik ô krưn laic kamôn’: Anh không kể tới em, chú không nhìn nhận cháu…

Quần chúng là thế, phường giá áo túi cơm thì càng.

Continue reading

Minh-triết-Cham-03. THẾ NÀO LÀ ĐẮC ĐẠO CHAM?

Bắt chước lối nói của Khổng Tử, tại đây tôi sắm vai “thuật nhi bất tác” chứ không sáng tạo gì cả! Ngay tuổi 15 tôi đã đắc đạo Cham, ở đó 3 điều tôi học được:

– Tinh thần giải sân hận của Ariya Glang Anak

– Tư tưởng hóa giải và hòa giải của Pô Rômê

– Và tinh yêu văn hóa đại chúng ‘bhap ilimô’ của Poh Catôy

Rồi khi tiếp nhận Hậu hiện đại, tôi rút ra ba tinh túy từ trào lưu  này:

Continue reading

Minh-triết-Cham-02. VÀ TỪ NỖI BUỒN SÂU

Khó có người nào hay việc gì đó khiến tôi buồn, trong khi mỗi bận đọc Ariya Glang Anak là mỗi lần tôi rơi vào buồn sâu, dù không biết bao lần đọc thi phẩm mỏng này. Đã thuộc nó từ 4 tuổi, tôi vẫn cứ đọc lại.

Không lạ, Nguyễn Du tự nhận đã đọc Kinh Kim Cương cả ngàn lần. Cũng không ngoa, khi Mộng Liên Đường chủ nhân cho Tố Như là người “có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Tác giả Ariya Glơng Anak cũng hệt: nhìn thấu suốt quá khứ tương lai Cham.

Continue reading