Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading

Bá Minh Truyền: Ca sĩ Y Moan, linh hồn bất tử của buôn làng Tây Nguyên

Đối với mỗi người dân Tây Nguyên ca sĩ Y Moan là một linh hồn bất tử, tiếng hát của anh đã vang vọng khắp núi đồi, anh sinh ra để hát cho buôn làng nghe. Cái tin anh ra đi vào ngày 1-10-2010 về đoàn tụ với ông bà nhanh chóng được lan truyền từ rừng núi đến thị thành. Với giọng hát trời phú cao vút, tiếng hát anh đã chinh phục trái tim của triệu khán thính giả yêu nhạc Việt Nam Continue reading

Tin buồn: Y MOAN ĐÃ MẤT

16 giờ, ngày 1-10-2010
Tại tư gia, ở buôn Thak Prong, sau hơn 4 tháng bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối,
Ca sĩ Y MOAN đã mất, hưởng thọ 54 tuổi.
Inrasara và website inrasara.com chia buồn sâu sắc cùng gia đình người ca sĩ tài hoa.
Cầu mong linh hồn anh sớm về với ông bà.

Y Moan: “Cuộc đời tôi vừa được ca hát, vừa trồng cà phê, vừa được sống giữa núi rừng, sống với thiên nhiên. Người ta vẫn hỏi tôi, tại sao không dời nhà về thành phố, tại sao không đi diễn nhiều, tại sao không làm kinh tế, câu trả lời của tôi rất giản dị, tôi yêu cuộc sống ở cao nguyên, tôi yêu thiên nhiên quê mình, tôi thích cách sống như vậy, và dù không biết đó có phải là lựa chọn đúng hay không, nhưng tôi không bao giờ hối hận về sự lựa chọn của mình”.

Chế Mỹ Lan: Áo dài Chăm

Tagalau 11.

* Chế Mỹ Lan với aw kamei Cam – Photo tác giả.

Về nguồn gốc áo dài Chăm
Áo dài, tên tiêng Chăm thường gọi là Aw kamei Cam. Cho đến nay, chưa có tư liệu nào ghi rõ nguồn gốc đích thực của nó. Chỉ biết là áo dài Chăm đã có từ xa xưa. Ghi nhận của các nhà nghiên cứu cho thấy áo dài Việt Nam là sản phẩm chế ra từ chiếc áo dài Chăm và áo dài Thượng Hải.
“Áo dài chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam hiện nay khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khóat (cuối thế kỉ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc”. “Áo dài hai vạt áo của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm” Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-41

“Sự chiến đấu của con người để tự giải phóng, nghĩa là để tự giải thoát khỏi nhà tù do chính mình tự tạo cho mình, đó là chủ đề tối thượng đối với tôi… Đó là lí do tại sao tôi rất ít kính trọng văn chương, rất ít để ý tới những tác giả có uy tín, rất ít chịu phục những kẻ làm cách mạng nhất thời. Đối với tôi, chỉ có những kẻ làm cách mạng thật sự đúng nghĩa là những kẻ gây nguồn cảm hứng cho cuộc sống và tác động, thôi thúc sinh khí cho đời sống… Continue reading

Cần đủ cô đơn để sáng tạo

Bình Nguyên Trang thực hiện
Báo Giáo dục & Thời đại, 3-2010.

* Sara tại tháp Chiên Đàn – Quảng Nam, 2006.

1. Được biết Inrasara đã chuyển vào sinh sống ở TP Hồ Chí Minh. Tại sao người viết: “Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo” dường như lại đang có nhu cầu có mặt ở nơi sầm uất, ồn ào hơn?
Inrasara: Sự vụ đã xảy ra gần hai mươi năm trước rồi còn gì. Khi đó đang thủ quán cà phê nhà quê thì Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh mời tôi cộng tác. Sau sáu năm đóng thùng mô phạm, tôi từ bỏ tất cả để làm nhà văn tự do đúng nghĩa Continue reading

Phân phối Tagalau 11

Các điểm phát hành chính:
TP Hồ Chí Minh.
Caklaing – Mỹ Nghiệp; Hamu Tanran – Hữu Đức; Rơm – Văn Lâm; Phú Quý.
Ban Biên soạn sách chữ Chăm – Phan Rang.

Tagalau 11
Giá bìa: 30.000 đồng. Huê hồng nhận bán sỉ: 10.000 đồng Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-40

Sự suy đồi tinh thần trên quả đất này đã đi xa đến mức các dân tộc bị đe doạ đánh mất luôn cả sức mạnh tinh thần cuối cùng, sức mạnh giúp họ có thể nhận ra và đánh giá được sự suy đồi ấy (…). Sự khẳng định đơn giản này hoàn toàn không có liên quan gì với tính bi quan cũng như tính lạc quan theo khái niệm văn hóa, bởi vì sự tăm tối âm u của cõi thế, chư thần đã bỏ đi, quả đất bị tàn phá, con người kết bè nhóm, mọi thứ sáng tạo phiêu bồng đều bị ngờ vực hận thù, tất cả những điều ấy, trên toàn trái đất này, đã đạt mức tương xứng đến nỗi các phạm trù ấu trĩ như bi quan hoặc lạc quan đều trở nên lố bịch từ lâu.
Martin Heidegger, Einführung in die Metaphysik, Huỳnh Ngọc Chiến dịch.