Nhân đọc tập Thơ kể, hỏi chuyện nhà thơ Inrasara về thơ tân hình thức

Nguyễn Khôi thực hiện
Tạp chí Non Nước – Đà Nẵng, số 9-2010.

Nguyễn Khôi (NK): Thưa nhà thơ Inrasara, vừa qua tôi có đọc tập “Thơ Kể – Tuyển tập thơ Tân hình thức”, do NXB Lao Động ấn hành vào quý II năm 2010. Tập thơ in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, sách dày 277 trang có 23 tác giả góp mặt.
Thông qua tập thơ này, anh vui lòng có đôi nhận định thơ tân hình thức và tình hình sáng tác thơ tân hình thức hiện nay.
Inrasara: Thơ tiền phong các loại, trong khi nỗ lực tạo ra cái mới, cái lạ và cái độc đáo, đã kéo thơ đi rất xa, xa rời khỏi tầm thưởng ngoạn của công chúng. Thơ hiện đại đánh mất độc giả phổ thông, gần thế kỉ qua Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-47

Không gian ngổn ngang, điều kiện xã hội cũng tương tự, những tinh hoa, tinh tế được tinh tuyển từ truyền thống cũng bị gián đoạn trong chiến tranh, khôi phục lại và phát triển lên không phải là chuyện dễ, một sớm một chiều. Thiếu tinh hoa, tinh tuyển, tinh tế thì trật tự xã hội khó ở mức ổn định, tất nhiên xuất hiện cảm giác bất an ở diện rộng. Chính cảm giác này làm nảy sinh tâm lý bon chen, giành giật, co cụm, xo xúi. Và từ đó, tầm nhìn bị hạn chế, khiến hành động sai lệch. Từ sai lệch nhỏ, dẫn đến sai lệch lớn Continue reading

Tiếng Chăm của bạn 08: “Xin lỗi” & “Cám ơn”

“Xin lỗi” & “Cám ơn” là hai từ thông dụng trong giao tiếp hiện đại. Các bạn muốn sử dụng tiếng Chăm. Vậy, nên dùng từ nào thích hợp?

* Bia Võ Cạnh – Nha Trang thế kỉ II – Photo Inrasara.

1. Ampun hay Ơmpun
Từ điển Aymonier (viết tắt A.), Ampun: pardon, grâce, faveur; pardonner; demander pardon. Từ điển này đưa ví dụ minh họa: Lakuw ampun: demander pardon, nghĩa là “xin lỗi”.
Từ điển Moussay (M.), Ơmpun: “xin lỗi” demander pardon.
Từ điển Đại học KHXH & NV (ĐH.) cũng thế.
Như vậy, tiếng Chăm “xin lỗi” không vấn đề gì cả.

2. “Cám ơn”?
Các phương án đề ra Continue reading

Tuệ Nguyên: Thơ 18 – Caklaing – Mỹ Nghiệp

Ôi Caklaing[!]
mảnh đất mai rùa lưu bước chân gió và nắng
trai làng da thịt săn chắc vật lộn với miếng cơm manh áo
những thiếu nữ còng lưng ngâm mình trên khung cửi
tô son phấn hoa văn lên đôi má

ánh chiều nhởn nhơ nô đùa với trẻ thơ
và những nụ cười hụt hơi bay trúng gió độc về nằm ngủ Continue reading

Văn chương & Tư tưởng II-58

Thời cuộc thay đổi. Thơ đã thay đổi. Và, cách nhìn nhận thơ cũng phải thay đổi. Một hệ mĩ học sáng tạo chỉ có thể bị/ được vượt qua bằng phê bình tác phẩm đại diện xuất sắc thuộc hệ mĩ học đó, chứ không phải ngược lại. Thế nhưng, phê bình hôm nay đang thiếu, thiếu và thừa lớn. Thiếu tư thế tự do cần thiết nên thừa sự tránh né, cả nể. Không đủ cô đơn cho… phê bình, nghĩa là thiếu giữ một khoảng cách cần thiết với đối tượng nên phê bình dễ tạo cảm giác thừa tinh thần phe nhóm, cánh hẩu. Thiếu thẩm quyền chuyên môn, do đó, các nhận xét đều thừa ý kiến vừa xu thời vừa bất cập, tùy tiện. Cuối cùng, thiếu hiểu biết về lao động nghệ thuật cùng lòng say mê nghề nghiệp, nên thừa bài viết theo sơ đồ sáo ngữ được làm sẵn, ở đó hoàn toàn vắng bóng suy tư.
Inrasara, “Góp nhặt sỏi đá, hay Đối thoại về sai lầm lặp đi lặp lại về nhìn nhận thơ hôm nay”

Jaya Bahasa: Điểm luận Tagalau 11

Sự ra đời của Tagalau – Tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hoá Chăm vào năm 2000 như một sự kế thừa truyền thống say mê văn học của người Chăm trong lịch sử. Trước khi có Tagalau người Chăm cũng đã từng có những nội san, tạp san để giới thiệu văn hoá Chăm và đăng tải những sáng tác thơ, văn bằng tiếng Việt và tiếng Chăm. Tiêu biểu như: Nội san Ước Vọng xuất bản số đầu tiên vào năm 1968 do thầy và trò Trường Trung học Pô-Klong thực hiện nhằm tạo môi trường sinh hoạt văn nghệ cho học sinh tập sáng tác. Tuy tính chất chỉ thu hẹp trong phạm vi học đường nhưng nội san đã trở thành địa điểm chú ý của cả xã hội Chăm ở Panduranga và nhanh chóng có sức ảnh hưởng, lôi cuốn

Continue reading