Câu chuyện thứ ba của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Bây giờ nhắc nhớ lại những năm cuối thập niên 1970-80 nhiều người còn hãi hùng. Cả đất nước Việt Nam lúc ấy như một công/ nông trường khổng lồ. Người người cuốc đất, nhà nhà cuốc đất. Tất nhiên vùng Trà Kiệu không ngoại lệ, và chính do sự đào bới không quy hoạch này, biết bao nhiêu cổ vật Chăm vùng phế tích Shimhapura đã bị hủy hoại không thương tiếc Continue reading

Văn chương & Tư tưởng – Heidegger 01

Nhưng nếu một lần nữa con người khám phá ra vùng cận lập của Tính thể, thì trước nhất hắn phải học hiện hữu trong cõi miền không tên. Trong cùng thể cách, hắn không những phải thừa nhận sức cám dỗ đến từ lãnh địa công cộng mà cả sự bất lực của đời sống riêng tư. Trước khi phát ra lời nói, trước hết con người phải để cho mình được kêu gọi bởi Tính thể, và được Tính thể cảnh báo rằng dưới sự kêu gọi đó, hắn sẽ có rất ít điều cần được nói Continue reading

Tin vui nhỏ

Cuối năm, Inrasara nhận được tin vui nhỏ, xin thông tin để bà con, anh chị em và bạn đọc Inrasara.com cùng chia vui.

Bài “Hòa giải và hóa giải ba loại nhà thơ hôm nay”
Được tạp chí Sông Hương
Tặng thưởng Tác phẩm hay trong năm 2010, thuộc lĩnh vực “Nghiên cứu phê bình lí luận”.

Trích đoạn:

Lạm phát thơ, ra ngõ gặp nhà thơ, người người làm thơ nhà nhà làm thơ, thơ nhiều nhưng nhà thơ không có bao nhiêu… Khắp nơi người ta kêu như thế, từ hơn chục năm qua. Kêu, và bắt chước nhau kêu. Kêu, như thể một phát âm rỗng, vô nghĩa, không chút sức nặng Continue reading

Câu chuyện thứ hai của Lm. Nguyễn Trường Thăng

Khi tôi ngỏ ý muốn giới thiệu nhà thơ Inrasara với Cha Thăng, thì thật bất ngờ, Cha đã trả lời như sau:
“Anh Trần Can thân mến.
Tôi chưa gặp anh Inrasara nhưng tôi rất yêu thơ và niềm tự hào Champa của anh.”
Nghe vậy là thích rồi, nhà thơ của chúng ta cũng oách chứ nhỉ? Thơ Sara và niềm tự hào Champa là hai khái niệm riêng nhưng thật khó tách rời. Sara là giọng thơ của thời đại mới. Đẹp, hiện đại và minh triết. Không (thèm) oán than thù hận. Không (cần) rên xiết khóc hờn Continue reading

Về Minh triết

* Thay thư trả lời anh Ysa Cosiem.

Khai đề về Minh triết Chăm
(ấn phẩm chuẩn bị cho Hội thảo Minh triết Chăm)

Mười bảy thế kỉ hình thành và tồn tại dọc suốt dải đất miền Trung Việt Nam ngày nay, người Chăm đã dựng nên nền một văn hóa – văn minh phong phú và độc đáo. Sau khi vương quốc Champa tan rã để hòa nhập vào đất nước Việt Nam thống nhất đa dân tộc, nền văn hóa ấy đã bị mai một và mất mát rất nhiều. Nó cần được lưu giữ. Cần được lưu truyền hơn, là tinh hoa của nó – tinh túy của tinh túy.
Chính là MINH TRIẾT CHĂM Continue reading

Những câu chuyện của Cha Antôn Nguyễn Trường Thăng: 01

Trần Can giới thiệu.

Giáo xứ Trà Kiệu nằm trên hai địa bàn thôn Kiệu Châu và Trà Châu, thuộc xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 40 cây số về hướng Tây Nam.
Do hoàn cảnh đặc thù của lịch sử, Giáo xứ Trà Kiệu được xây dựng trên nền phế tích kinh thành Shimhapura thuộc tiểu vùng Amaravati xưa. Biết bao nhiêu cổ vật đã được tìm thấy và đã bị tàn phá không thương tiếc bởi cơn sốt tìm vàng của những thập niên 1970-80s. Continue reading

Văn chương & Tư tưởng III-64

Chúng ta không có những nhà tư tưởng xây dựng được những công trình huy hoàng phong phú. Chúng ta chỉ cốt sống lấy được, và trong địa hạt tư tưởng nghệ thuật, chỉ nghĩ đến cái gì có thể giúp cho mình thích ứng với hoàn cảnh, để theo đuổi một cuộc sống tầm thường kín đáo mà thôi. Continue reading