Sống triết lí Cham-53. HUYỀN NGHĨA CỦA KHÔNG LÀM

[hay. Bí kíp giải quyết vấn đề nhanh & nhẹ]

Bàn về “không làm”, bà chị Dư Thị Hoàn còm vui. Đáp ứng còm vui ấy, tôi kể 9 chuyện vui vui hầu các bạn.

[1] Hồi trẻ đi đám, tôi cứ đứng khơi khơi ngó các anh, các chú làm. Đến chỗ mắc kẹt, tìm chả thấy ai, ông chú mới hô: Thằng Trạm làm được, thế là tôi sấn tới viết hàng Akhar thrah cho họ.

Continue reading

Tết-07. THẾ NÀO LÀ ĐA NGÀNH ĐẦY CHUYÊN NGHIỆP?

Đăng ảnh Hội Trại Tết Chakleng vừa qua, vài bạn ngạc nhiên kêu sao Inrasara có thể chơi với cánh thuộc tuổi con cháu mình nhỉ? Tôi nói, tôi chơi được với tất cả, bất kể tuổi tác, thành phần hay đẳng cấp. Ở đó chả ai mời, tôi đến, nhập cuộc – vui vẻ. Tôi vui, các bạn trẻ vui.

Thi ca cũng hệt, tôi yêu từ Cổ điển, Lãng mạn, từ thơ Câu lạc bộ, Hiện đại cho đến Hậu hiện đại miễn là thơ đó đáng… yêu, không tuyệt sao!

Tiệc tất niên, chuyện vãn với vài bạn thế hệ mới có đề cập đến, hiện nay cần chuyên môn hóa trong nghiên cứu văn hóa Cham. Không sai! Đâu đó thi sĩ Ly Doi cũng một lần giơ tay đồng thuận. Câu hỏi: Có phải đa ngành thì không thể chuyên sâu?

Continue reading

Tết-06. HOAN HÔ THẾ HỆ TRẺ CHAKLENG

Hội trại Tết cánh trẻ Chakleng, lành mạnh & thú vị. Tôi biết Hội này, khi được bọn trẻ qua nhà nhờ viết “câu đối”.

1. Đâu là tinh thần Chakleng?

Tóm ý phát biểu ở lễ phát giải. Tôi đọc câu đối:

Mưng rai dahlau, muk kei padang padak/ Tal harei ni kon rineh twơk tui’: “Từ đời trước ông bà gầy dựng/ Đến hôm nay con cháu bước theo”.

Continue reading

Tết-05. THƯ CHO NGƯỜI TÌNH [giả định]

[như là phần phụ lục tút-52: Làm sao tăng năng lượng sống & sáng tạo?]

Meinit yêu dấu!

Ở tút “Trò chơi-5. Tình yêu như là trò chơi”, Xa-ai có viết:

“Không lí tưởng kiểu Exupéry: ‘Yêu nhau không phải nhìn nhau suốt ngày, mà nhìn chung về một hướng’, riêng chúng mình: Yêu phải là nhìn thấy giấc mơ nhau, hỗ trợ nhau hiện thực hóa nó. Chính là nhập cuộc vào trò chơi!”

Continue reading

Tết-03. TẾT NÀY TÔI ƯỚC GÌ?

[Chuyện tôi & anh Đạm, chuyện Chakleng & điều ước cho tuổi trẻ Cham]

1. Năm 1994, từ Cư xá Nguyễn Chí Thanh, chúng tôi dời về Cư xá Thanh Đa.

Hani đi đi về về lo chạy hàng, tôi và 4 đứa ở lại chăm nhau. Mỗi sáng sau khi lo điểm tâm cho bọn nhóc, tôi đạp xe qua Đại học, có mặt trước 7g.

Trưa, nhiều bận tôi chạy vội qua nhà vợ thầy Tuyên ở Tân Phú, đi và về mất 34km, rồi quành qua Trung tâm làm việc. Tối, còn thức khuya lo cho xong bản thảo Văn học Dân gian Cham, mà thời buổi ấy hãy còn viết tay nữa mới ớn.

Continue reading

Tết-02. THAY ĐỔI CÁCH NHÌN CỦA THẾ GIỚI VỀ CHAM

Chớm 68, tự kiểm, ngoài những gì đã làm cho Cham, tôi còn giúp thay đổi cách nhìn của thế giới bên ngoài về Cham như thế nào?

1. Họ biết rằng Cham có nền Văn học sáng giá.

Paul Mus tự tin tuyên: Văn học Cham chả có gì đáng kể cả, bó trong 20 trang sách là cùng. Sau ông, chỉ là vài giới thiệu lẻ tẻ, chứ chưa toàn cảnh và cận cảnh như tôi đã làm.

2. Cham có Minh triết và nền Triết học

Continue reading

Sống triết lí Cham-53. TINH LỰC ĐỜI, TA TIÊU TÁN ĐƯỜNG VÀO ĐÂU?

[tút Chào Xuân mới: Prana, Sinh lực, Khí, Năng lượng, làm sao điều hướng nó lên chiều kích của sáng tạo và tiếp cận vùng miền phúc lành của sống? Tút có vẻ quan yếu, cần dài, bạn đọc chịu khó tí để rút ra bài học về năng lượng!]

Lạ chứ, thời đoạn nào của đời tôi cũng tràn sức sống, như thể năng lượng thừa. Hệt mặt trời Zarathoustra của Nietzsche sau 10 năm lên núi ẩn tu, một sáng thức giấc nghe mình tràn ánh nắng. Mặt trời kia không thể giữ lại cho mình, mà thèm ban phát đến muôn loài.

Continue reading

Sống triết lí Cham-51. THẾ NÀO LÀ TU GIỮA ĐỜI THƯỜNG?

Không chấp vào y áo, không bám vào giới luật tôn giáo nào bất kì, tiết chế tối đa nhu cầu, hiểu biết [chánh kiến, chánh tư duy] và tự tại [chánh niệm, chánh định], với sự giản đơn nhất có thể, bạn thõng tay đi vào chợ đời.

Bạn vẫn lấy vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái.

Không tham tiền…

Continue reading

Văn & người-1. TỪ TRỐNG ĐẾN RỖNG

[Về kiểm duyệt, tự kiểm duyệt & tự do sáng tạo]

Trên Talawas, 10-2-2004, nhà văn Phạm Thị Hoài phát một câu về văn học Việt Nam chung nổi tiếng: “Hậu Đổi mới là thời hoàng kim của tự kiểm duyệt”. Ở Litviet, 3-12-2011, thi sĩ Nguyễn Quốc Chánh đưa ra nhận định về riêng nổi tiếng không kém: Inrasara là một người hô khẩu hiệu lớn giọng nhất của cách tân mà không biết có bị quở mắng hay ăn đòn chưa hay chỉ toàn ẵm giải thưởng của ma cô?”

Đích thị! Tôi viết tự do, nhiều thể loại và “ẵm giải thưởng” các nơi, riêng mục “quở mắng hay ăn đòn” thì chưa.

Tôi chưa hề ý định viết báo, vậy mà đã đăng hơn 1.300 bài báo. Lạ là, tôi hiếm khi gửi, mà chỉ gửi đi khi được mời. Báo lớn hay nhỏ, trong hay ngoài nước, tôi vô ngại. Thế nên, không có vụ tự kiểm duyệt hay bị kêu cắt chỗ này nọ, nhất là khi nó đụng đến ý lớn.

Continue reading

Trò chơi-8. CHAM, TRÒ CHƠI THẾ GIỚI

Vương quốc Champa mất, nền văn hóa truyền thống bị cuốn theo tất mệnh, đã thất tán nhiều. Không kể mấy lối nghĩ đã lỗi thời thậm chỉ tai hại – có nghiên cứu là để bảo tàng, còn thì nền văn hóa của dân tộc ấy vẫn còn lưu lại nhiều giá trị. Theo cei, đâu là giá trị nhất có thể vận dụng vào đời sống hôm nay?  Ở Sài Gòn vừa qua, Út Trà Kha hỏi tôi thế.

Qua quan sát và suy nghiệm, đây là 7 điều căn cốt cần bảo tồn và lan tỏa.

1. Truyện cổ: “Đi tìm học, bán vợ”

Continue reading