Nỗi Cham-17. VÀI LỜI VỚI TỪ CÔNG TƯỞNG

Yut cho tôi là người đầy hiểu biết mà không biết chấp nhận ý kiến trái chiều. Có phải thế không? Cho rằng trong chức sắc Cham “bọn dốt quá nhiều”, và muốn “tiêu diệt tôn giáo” dân tộc mà các vị ấy là đại diện, có phải là ý kiến trái chiều? – Chắc chắn là không rồi, đó là một chê bôi, phỉ báng, cực đoan.

Xin được tuần tự.

[1] Yut không phân biệt được tôn giáo với tổ chức giáo hội

Không ai dám chê Mohammed, Jesus Christ hay Đức Phật, người ta phê là phê tổ chức giáo hội của tôn giáo ấy.

Continue reading

Nỗi Cham-16. TỪ CHÊ DỐT ĐẾN MUỐN TIÊU DIỆT TÔN GIÁO

Loạt tút về “cải cách phong tục tập quán” Cham, đa phần biểu đồng tình cạnh đó lác đác vài ý kiến khác, riêng ý kiến của 1 bạn sáng nay rất lạ, cần đến một giải minh sớm, không khéo để lâu cứt trâu hóa bùn. 3 ý chính:

[1] “bọn dốt quá nhiều”

Bạn viết: “cải tiến phong tục lúc này là tự chuốc lấy cái chết bởi vì bạn đang chiến đấu với bọn dốt, khổ nỗi hiện nay bọn dốt có quá nhiều”.

Continue reading

Sống triết lí-31. TIỀN CÓ THỂ MUA ĐƯỢC TRIẾT GIA?

[hay. Khôn quá hóa dại]

“Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, dân gian nói thế.

Có vẻ hiện đại hơn: Cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền. Mua ai thì được chớ hòng mua triết gia, đạo sư, nhà tư tưởng!

Có được họ còn buông nữa là. Từ Đức Phật, Krishnamurti, đến tận… Minh Tuệ. Trong khi TIỀN, TIẾNG, TÌNH – ba thứ muôn đời làm khổ nhân loại.

Continue reading

Nỗi Cham-15. ĐÁM TANG, CẢI CÁCH TOÀN DIỆN

Ba việc chính:

[1] Hòm và việc của Gru Urang

Truyền thống Cham không xài hòm, riêng chức sắc mới cần tới ‘bong’ là một loại hòm mở phần trên. Cham lấy ngoại tộc hay sinh linh Cham làm ăn xa mất đi, về quê không thể không về cùng hòm.

Về, có cần tháo hòm ra để làm lễ tẩy rửa không? Tháo, vừa gây dị ứng vừa mất vệ sinh. Đã xảy ra bao nhiêu vụ dở khóc dở cười ở đây rồi.

Continue reading

Sống triết lí-30. TẠI SAO KHÔNG LÀM?

Buổi sáng hôm đưa Hani ra ‘Brakthau’ “Rạp tạm” làm lễ Tẩy trần, đến nghi thức Tắm rửa thi hài, thì hơi có chuyện. Vẫn cảnh cũ lặp lại.

Về tập tục, nghi thức “tắm” là cần thiết và không sai, sai là ở phía đời thường ta có toàn quyền mà ta lại làm qua loa, rất tạm bợ. Nữa, chục người đứng xem [ngày xưa đến vài chục như xem hát!], có kẻ còn tính chụp ảnh nữa – quá ư phản cảm.

Continue reading

Nỗi Cham-14. KUT, CẢI CÁCH TOÀN DIỆN

Kut Gaup Gađak của tộc họ Anak Chakleng cải cách từ năm 1990, đến năm 2019 có thể nói đã hoàn chỉnh. Cải cách này giải quyết được mấy vấn đề cộm nhất liên quan đến “nghĩa trang” tộc mẫu của cộng đồng Cham Bà-la-môn.

[1] Phần ‘uơk lôk’ làm đẹp mắt người đời:

– Cải cách biến nơi âm âm u u mời gọi bao rác rưởi ném vào thành chốn khang trang, sạch đẹp.

Continue reading

Chuyện đời thường-3. NỔ, CHỬI & NGHE CHỬI

… và làm thế nào vượt thoát?

Ở quê, mỗi bận các bà gây sự, hàng xóm hú nhau đến xem như coi hát. Khoái!

HTX chữ nghĩa ta hôm nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi sướng khoái đó. Nhà thơ nào nổ to, “trí thức” nào chửi bạo, là cả đống người xúm vào live, love và hả hê. Chẳng đưa ra lí lẽ hay, đúng, chỉ cần nổ sao cho to, bạo, cũng đủ… sướng.

Ở cộng đồng Cham.

Continue reading

Nỗi Cham-13. HÀNH TRÌNH CẢI CÁCH NGƯỢC

[Khởi đầu từ Kut]

Làm sao mở ra thế giới mà vẫn bản sắc, hiện đại mà ta vẫn truyền thống thì không thể không thay đổi, cải cách. Trong loạt bài về vòng đời một sinh linh Cham,  thay vì bắt đầu từ oe oe khóc ra đời cho đến nhập Kut, tôi thử đi ngược lại – từ KUT. Tạm lấy Chakleng đất văn vật ngàn năm làm khởi điểm.  

Kut – tạm dịch là “Nghĩa trang tộc mẫu Cham Bà-la-môn”, thường nằm ở bìa làng. Như Kut Gaup Gađak tộc họ Anak của tôi, mới thập niên 1980 thôi, vào đầu hôm hay giấc gà gáy sáng, mỗi lần đi ngang qua là mỗi lần tôi ù té chạy. Nó âm âm u u đầy dọa nạt. Can đảm lắm ban trưa tôi mới lén nhìn vào phía trong, chỉ thấy loáng thoáng dãy đá Kut thấp lè tè mùa mưa cây cỏ mọc tràn lên phong kín.

Continue reading

Nỗi Cham-12. KỂ, NHƯ LÀ TẠ ƠN

Tôi đã kể câu chuyện Cham: 48 URANG CHAM, các nhân vật đóng góp cho tồn tại Cham hôm nay, đăng website Inrasara 2016, không ai ý kiến cả. Đến Hani, một Cham còm đại ý: Chuyện Hani làm tốt, Inrasara làm hay hãy để cho anh em khác khen; tự viết về mình mất hết giá trị.

Một phát ngôn mới dòm qua có vẻ đúng, ngoảnh nhìn lại thì không.

Năm 1988, anh Đàng Năng Trốn kéo điện về Chakleng, lần đầu tiên trong các palei Cham. Là chuyện thiên nan vạn nan, mọi người biết, không ai kể cả.

Continue reading

Thư gửi con [& chung]. LÀM THẾ NÀO PHỤC DỰNG ‘TRIỀU ĐẠI’?

Bài “Kết thúc một ‘triều đại’ chăng?” đăng website Inrasara 17-4-2020, là 1 câu hỏi mở. Bốn năm rưỡi của thời gian đi qua, tiếp nối câu hỏi mở khác: “Làm thế nào phục dựng ‘triều đại’?”. Làm thế nào, không phải như Hani và tôi đã, mà là khác. Tại sao? – Bởi không thể, mà vẫn… có thể.

[1] Không thể…

Như Hani. Từ một người nữ Cham nhà quê, đùng cái xuất hiện ngay trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam: Thương xá TAX, làm 5 cuộc cải cách thổ cẩm Cham, đoạt 4 Huy chương vàng và huy hiệu Bàn Tay vàng, rồi đi khắp trời Đông trời Tây lan tỏa ngành nghề truyền thống dân tộc.

Continue reading