Sống tôn giáo-35. LÀM THẾ NÀO MỘT MÌNH MÀ VẪN CÓ THỂ CÔ ĐƠN?

Út Jakha tôi một hôm bất ngờ hỏi: Cei ít đi đây đó, không nhậu nhẹt bù khú, chả có món giải trí nào, cei thấy mình có ổn không? – Ổn quá đi chứ, tại sao không!

Sống là tương giao, với con người, với miền đất, với ý tưởng. Tương giao càng nhiều thì đời càng phong phú, thú vị – Cendrars nói thế. Tôi thêm: tương giao với cô đơn của chính ta nữa.

Mỗi ngày tôi gặp bao ý tưởng thâm hậu để đối thoại. Xưa, là “tặng vật” của Heidegger, hay “conditioning” của Krishnamurti; nay, đối thoại với ý tưởng của mình, với các sáng tạo của bạn thơ Việt đương đại. Thế thôi, đã quá thú vị rồi còn gì.

Continue reading

Tôi dạy con-26. HỌC YÊU THƯƠNG NỖI PHÙ DU

[1] Tết vừa qua, tôi ghé thăm bạn học cũ. Chiếc chiếu cũ trải ngoài hiên, hai tôi ngồi. Bạn gầy đến khó tưởng tượng. Bạn kêu vợ đun ấm trà, mãi không thấy đâu. Bạn không có trà, có lẽ. Bạn càng không “uy tín” với mấy quán tạp hóa trong làng để mua chịu. Tôi liếc qua kệ sách cũ, ở đó có mấy cuốn tôi tặng bạn mấy năm trước.

Bạn học khá, yêu văn chương, có vài bài thơ đăng Tagalau, và từng hãnh diện về nó. Mươi năm qua bạn sống như bóng mờ, hơn cả cái bóng mờ – tận cùng của vô danh.

Continue reading

Sống tôn giáo-34. TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA

[1] Trông người…

Một tu sĩ đạo Phật có chức tước, giảng: “Nhiều tôn giáo súc vật hóa con người, xem con người như con cừu, con chiên, mà con cừu, con chiên là con ngu, nó không biết gì hết, chỉ theo chủ chăn. Còn đạo Phật là giác ngộ hóa con người, đề cao tất cả mọi người có thể thành Phật ở tương lai…”

Một tu sĩ khác tuổi trên 30, nói theo, giọng bỡn cợt: “… ở kia buồn buồn nó bỏ vô chảo nó chiên, bởi là con chiên mà”.

Continue reading

Giải trí cuối tuần. HAY TÔI ĐÃ QUA BỜ BÊN KIA RỒI MÀ KHÔNG HAY!

[Sống tôn giáo-33]

Phật thuyết nhẫn tức phi nhẫn thị danh nhẫn Ba-la-mật.

Ariya Glơng Anak: ‘Dơh tanan ưn ka…’

Ông anh ở Mỹ kêu, Sara chịu đựng giỏi nhất Cham luôn. Năm 2018, cà-phê cóc ở Phan Rang, ông anh khác cũng hệt: Công nhận Sara chịu đựng giỏi thiệt, bị công phá dữ thế, mà thằng em cứ là tỉnh bơ. Cảm ơn ông anh đã khen, dù khen hơi bị… sai – tôi đùa.

Thì kể 3 tang chứng này giải trí.

Continue reading

Sống tôn giáo-32. ĐẮC ĐẠO CHAM & BÀI HỌC SỐNG SÓT

Chuyện vui

Một bác trạc lục thâp có vẻ học thức, hỏi đạo sĩ Minh Tuệ:

– Tu qua nhiều năm, thầy hết phiền não chưa? – Dạ còn

– Tâm thầy đã định chưa? – Con chưa

– Thầy định đến cấp độ nào rồi? – Con vẫn còn đang học tập…

Minh Tuệ khiêm tốn là vậy, chớ tôi: chả ngán!

Continue reading

Sống tôn giáo-30. THẾ NÀO LÀ TINH TẤN?

“Người ấy” của Rilke bất chợt nhớ, đứng dậy khỏi bữa cơm chiều, và đi – tìm ngôi giáo đường người ấy bỏ quên, biệt tích về miền vô danh. Minh Tuệ thấy, xin phép cha mẹ rồi đi, 6 năm không ngưng nghỉ và còn hứa hẹn, cho đến chết.

Đó là tinh tấn mang tính tâm linh.

Hãy nghiệm, dường các cuốn sách, tác giả mình đọc hay điều mình làm ở tuổi 20 qui định và quyết định những gì diễn ra sau đó, cả đời người. Lãng đãng tùy hứng hay quyết liệt, tùy – nhưng nó là thế.

Tôi cũng vậy, khác điều tôi luôn “hết mình & tới cùng” cái đã dự phóng trước đó, từ tuổi 20. Đoạn thơ viết vào năm 1982:

Khi tôi chỉ còn bóng tối làm bạn đồng hành

và con đường nằm trong bước chân

con đường bạt núi đồi, thành phố

con đường băng tìm con đường chưa khai mở ở trần gian

Con đường dù mơ hồ và vô định, tôi vẫn đi, tận… hôm nay.

Continue reading

Sống tôn giáo-29. BỐN GIAI ĐOẠN ĐẠO SĨ BÀ-LA-MÔN CỦA TÔI

Bài đầu tiên trong serie “Sống tôn giáo” post ngày 17-2-2024, rồi khi hiện tượng Minh Tuệ xảy đến, sẵn rạp hát luôn. Tút hôm qua “Làm sao biết Minh Tuệ đã đắc đạo?”, bạn Đoàn Xuân Mỹ còm đúng: “Muốn biết ai đó đắc đạo chưa thì cần biết anh ta tu đạo gì trước đã.”

Nay kể câu chuyện tôi đắc Đạo Bà-la-môn Cham thế nào, như một đối sánh với câu chuyện về Phật giáo đang diễn ra ở hôm nay.

[1] Trích “Bốn cứu cánh đạo sĩ Bà-la-môn & thơ”-2008:

Triết học Ấn Độ chỉ rõ bốn cứu cánh đời người, nơi ấy ở chặng cuối, đạo sĩ Bà-la-môn nỗ lực tự giải thoát để vươn đến cứu cánh tối hậu. Các hạn từ Mokca, apavarga, nirvrtti, và nivrtti “buông, thả, trả tự do, phóng thích, ra đi, từ bỏ, rời khỏi” để chỉ mục đích này.

Để vươn tới, tu sĩ Bà-la-môn cần trải nghiệm bốn giai đoạn.

Continue reading

Sống tôn giáo-26. GIÁO ĐƯỜNG BỎ QUÊN

Đông hay Tây, xưa hay nay và cả muôn đời sau vẫn thế – cho đến khi nhân loại mất dấu trên trái đất này, luôn “có người đứng dậy vào bữa cơm chiều, bước ra khỏi nhà, để đi tìm ngôi giáo đường mà người ấy bỏ quên”.

Bài thơ của Rilke đọc từ lâu mãi ám ảnh, nay ghi theo kí ức [bạn nào nhớ nguyên văn, xin nhắn giúp, karun!] 

Từ Minh Tuệ, hành giả vô danh đất Việt đến Rilke thi hào lừng danh xứ Đức, cũng hệt.

Continue reading

Sống tôn giáo-27. TẠI SAO CẦN DƯỚI CHƠN THẦY?

[hay. Toàn cảnh đạo sĩ Minh Tuệ nhìn từ ánh sáng Minh triết Cham]

[1] Tại sao cần “dưới chơn thầy”?

Bài học từ Cham…

Tiếp nhận triết học Ấn Độ, Cham có 4 loại kinh. Kinh tụng do Gru Urang nắm giữ, Kinh lễ hiện dành cho việc cúng tế, Kinh rừngKinh tuệ.

Kinh rừng thuộc dạng bí tuyền, ở Cham hiện đại mỗi ông họ tôi Phok Dhar Cơk sở hữu và dùng. Do thiếu thầy hướng dẫn, ông thực hành sai đến tẩu hỏa nhập ma. Cuối đời ông lang thang “ăn xin” rồi mất.

Continue reading

Sống tôn giáo-25. ĐẮC & HÀNH ĐẠO CHAM

Một vụ nổ lớn Bigbang trong bề sâu tâm thức, chắc chắn thế.

Ông thấy, và lên đường cô độc làm trận bộ hành bất tận, để cái hạnh từ thân pháp cùng ngôn từ mộc mạc ông tỏa ra luồng sáng bất khả tư nghì. Từ trung tâm vụ nổ ấy, ông đáp ứng với sự sự ngẫu nhiên xảy đến, không chút sai trật.

Người ta chửi, đánh, ca tụng hay sùng bái, ông vẫn thế. Còn vô danh hay đã nổi tiếng ngập trời, ông cứ vậy. Công an gợi mở ông có CCCD để tiện vé máy bay qua Ấn Độ, ông bảo xưa con từng ước bộ hành qua thăm xứ Phật. Hỏi cảm xúc ông khi gặp được cha mẹ sau nhiều năm, ông nói con coi cha mẹ mọi người như cha mẹ ông…

Continue reading