Sống tôn giáo-41. LỘ TRÌNH TU TẬP CỦA TÔI

Ở tút “Sống khỏe, sống vui, sống có ích”, một bàn còm:

“Ngay từ tuổi 15 Cei đã ĐẮC ĐẠO. Nếu Cei xây dựng LỘ TRÌNH TU TẬP cụ thể và khoa học theo tinh thần BỒ TÁT NGHỆ SĨ thì quá đẹp, công đức nhiều như cát sông hằng. Mong lắm thay!”

Tôi đã viết về tôi – dày, đậm, viết từ lâu và còn tiếp tục. Không vấn đề gì cả! Về tôi mà không phải tôi. Không nêu gương sáng, khoe khoang càng không, mà là “đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” cho thế hệ đi tới.

Tôi thấy cần thiết, và cả từ “nhạc yêu cầu” của anh chị em nữa. Trả lời rốt ráo đề nghị trên, cần đến một cuốn sách dày. Nay tạm tóm mấy ý sau:

Continue reading

Giải trí cuối tuần. GIÁO SƯ-TIẾN SĨ INRASARA & TIẾN SĨ THÍCH CHÂN QUANG

Nhân vụ thích Chân Quang vừa phát kiến định luật mới gây chấn động dư luận khiến cả đống vị trong Hội đồng thẩm định không lấy chút phản biện, mà chỉ có ca và ca đến đụng nóc, nên mới kể chuyện của mình giải trí các bạn facebook…

Chả phải đùa đâu, mà thiệt. Bởi không ít lần ở các buổi thuyết, MC giới thiệu hết giáo sư đến tiến sĩ Inrasara, trong khi tôi khiêm tốn tự nhận mình là một “Nông dân thi sỹ Cham”.

Mà họ giới thiệu thế cũng chả oan chút nào. Cứ lấy tiêu chí Tiến sĩ Việt Nam thời phong kiến ra so đọ, tôi đạt chuẩn Tiến sĩ là cái chắc, có khi còn được 2-3 bằng chớ chẳng chơi. Xét qua vài tiêu chí nhé:

Continue reading

Sống tôn giáo-40. HIỆN TƯỢNG MINH TUỆ, ĐƯỢC & MẤT

[Bài kết về hiện tượng Minh Tuệ]

Mấy năm trước, tôi có tút dài: “Nổi tiếng, để làm gì?”. Nay, Minh Tuệ nổi tiếng bất đắc dĩ, cực kì nổi tiếng nữa là đằng khác. Thử sơ kết hiện tượng này được & mất gì?

MẤT

[1] Bản thân ông mất tự do tu tập, không còn thoải mái “làm theo lời Phật dạy”;

[2] Sinh hoạt gia đình ông mất ổn định, nếu không muốn nói là bị đảo lộn.

ĐƯỢC

[1] Đại bộ phận Phật tử tỉnh thức, không bị mất tiền của cho các ma tăng;

[2] Dân xã của gia đình ông xưa, nhất là bà con bản địa được hưởng phước từ những dòng người yêu quý, ngưỡng mộ ông;

Continue reading

Sống tôn giáo-39. SỐNG KHỎE, SỐNG VUI, SỐNG CÓ ÍCH & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Nhại tiêu đề cũ nói chuyện mới. Mới – từ trải nghiệm riêng và rất THỰC, chứ không qua sách vở.

Tạm phân người trần gian theo 4 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Làm chủ tiền của, điều ai cũng có thể, doanh nhân là đại biểu;

[2] Làm chủ kiến thức, là đất sống của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Làm chủ tư tưởng – nơi triết gia, kẻ sáng tạo, nhà phát minh thi thố. Dẫu sao kẻ ở bậc này vẫn còn mang vác tâm cảm của người đời thường hỉ nộ ai lạc; mà phải qua cấp bậc…

Continue reading

Tôi dạy con-29. LÀM THẾ NÀO THOÁT KHỎI Ý ĐỊNH TRẢ THÙ VẶT?

Lời cuối của Chúa Jesus khi bị đóng đinh: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luka 23:34). Đạo sĩ Minh Tuệ sau khi bị đấm chảy máu mồm, đã chúc phúc cho người đánh mình.

Cả hai là người đắc đạo, còn ta kẻ phàm trần, phải hành xử thế nào?

Tagei dalah habar klah di kek gaup’: Răng với lưỡi làm sao tránh khỏi cắn phải nhau – ông bà Cham nói thế.

Continue reading

POWER POINTS

Diễn, làm thế nào để thu hút công chúng ngay câu đầu tiên? Các buổi nói chuyện của tôi, tuyệt không có nỗi buồn ngủ hay một ai bỏ ra ngoài, ở đó. Sau đây là 10 phát ngôn.

[1] Buổi giao lưu Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, 2005:

Bóng đá Đông Nam Á chịu phận vũng trũng của thế giới đã đành, văn học chẳng có gì dính dáng đến thể tạng, ta vẫn cứ là vùng trũng, là sao?

[2] Hội thảo thơ TP Hồ Chí Minh, 25-8-2006:

Continue reading

Sống tôn giáo-37. NHÌN MINH TUỆ, NHỚ DIOGENES

Diogenes (412-323 trước CN) sinh ở Sinope, một thuộc địa Ionian trên bờ Biển Đen của Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ).

Ông có biệt hiệu là Diogenes Khuyển nho sĩ, một trong những người sáng lập chủ nghĩa Khuyển nho, tiền thân của Khắc kỉ. Từ hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ, tôi chợt nhớ đến ông.

Thử xem cái giống và khác giữa hai kì nhân này.

GIỐNG

[1] Tối giản

Continue reading

GIẢI TRÍ ĐẦU TUẦN VỀ ĐỀ THI VĂN 2024

Phản biện của “một cô giáo có trình độ cao, hiểu biết rộng” về đề thi văn Phổ thông 2024 do facebook Canh Tranthanh đăng ngày 29-6, có mấy cái vui, Vui nữa, thêm vài còm của các bạn facebook. Tạm nêu vài món giải trí:

[1] Tôi từng nói, nhà phê bình đứng ở hệ mĩ học sáng tạo này để nhận định sáng tác thuộc hệ mĩ khác, sẽ không thấy được hay dở của nó, là cái chắc. Huống hồ, đứng ở “hệ mĩ học khoa học” như cô giáo nhà ta!

Continue reading

Tôi dạy con-28. TẠI SAO KHÔNG “LÀM VỚI”, MÀ “LÀM CHO” CHAM?

[1] Tôi đã hai lần LÀM VỚI Cham:

– Năm 1984, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi viết bài báo tường bàn về ‘lang likuk’ tiền tố, bị quý thầy xì xào. Ở phiên họp sau đó, tôi nói đó chỉ là ý kiến riêng, về mặt sư phạm quý thầy đúng. Thế là yên!

– Năm 1991, mở quán Tạp hóa ở quê, tôi phải vận dụng tối đa sự khôn khéo, nhân nhượng hết cỡ mới tránh mất lòng. Bởi quán tạp hóa tôi khi ấy thuộc hàng đầu Cham, dễ xung đột.

Thế nên sau khi nghỉ quán vào Sài Gòn, tôi đốt nguyên sổ nợ khoảng 5 cây vàng. Tháng sau Hani về tìm, tôi nói: anh đốt rồi! Để mọi người còn là bà con, anh chị em mình chớ không phải là con nợ của mình.

Continue reading

Sống tôn giáo-36. LÀM SAO ĐỪNG MẶC ÁO, ĂN CƠM?

[Tu sĩ, kẻ tư tưởng và nhà văn]

Mỗi sáng mỗi thay y; đang ngồi thiền, đến giờ phải đứng dậy đi ăn – phiền quá đỗi phiền! Một hôm một học tăng hỏi Thiền sư:

– Làm sao đừng mặc áo, ăn cơm?

– Thì cứ mặc áo, ăn cơm – Thiền sư trả lời. Thế thôi mà học tăng… hoát ngộ![*]

Continue reading