Tôi dạy con-29. LÀM THẾ NÀO THOÁT KHỎI Ý ĐỊNH TRẢ THÙ VẶT?

Lời cuối của Chúa Jesus khi bị đóng đinh: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì” (Luka 23:34). Đạo sĩ Minh Tuệ sau khi bị đấm chảy máu mồm, đã chúc phúc cho người đánh mình.

Cả hai là người đắc đạo, còn ta kẻ phàm trần, phải hành xử thế nào?

Tagei dalah habar klah di kek gaup’: Răng với lưỡi làm sao tránh khỏi cắn phải nhau – ông bà Cham nói thế.

Continue reading

POWER POINTS

Diễn, làm thế nào để thu hút công chúng ngay câu đầu tiên? Các buổi nói chuyện của tôi, tuyệt không có nỗi buồn ngủ hay một ai bỏ ra ngoài, ở đó. Sau đây là 10 phát ngôn.

[1] Buổi giao lưu Giải thưởng Văn học Đông Nam Á, 2005:

Bóng đá Đông Nam Á chịu phận vũng trũng của thế giới đã đành, văn học chẳng có gì dính dáng đến thể tạng, ta vẫn cứ là vùng trũng, là sao?

[2] Hội thảo thơ TP Hồ Chí Minh, 25-8-2006:

Continue reading

Sống tôn giáo-37. NHÌN MINH TUỆ, NHỚ DIOGENES

Diogenes (412-323 trước CN) sinh ở Sinope, một thuộc địa Ionian trên bờ Biển Đen của Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ).

Ông có biệt hiệu là Diogenes Khuyển nho sĩ, một trong những người sáng lập chủ nghĩa Khuyển nho, tiền thân của Khắc kỉ. Từ hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ, tôi chợt nhớ đến ông.

Thử xem cái giống và khác giữa hai kì nhân này.

GIỐNG

[1] Tối giản

Continue reading

GIẢI TRÍ ĐẦU TUẦN VỀ ĐỀ THI VĂN 2024

Phản biện của “một cô giáo có trình độ cao, hiểu biết rộng” về đề thi văn Phổ thông 2024 do facebook Canh Tranthanh đăng ngày 29-6, có mấy cái vui, Vui nữa, thêm vài còm của các bạn facebook. Tạm nêu vài món giải trí:

[1] Tôi từng nói, nhà phê bình đứng ở hệ mĩ học sáng tạo này để nhận định sáng tác thuộc hệ mĩ khác, sẽ không thấy được hay dở của nó, là cái chắc. Huống hồ, đứng ở “hệ mĩ học khoa học” như cô giáo nhà ta!

Continue reading

Tôi dạy con-28. TẠI SAO KHÔNG “LÀM VỚI”, MÀ “LÀM CHO” CHAM?

[1] Tôi đã hai lần LÀM VỚI Cham:

– Năm 1984, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm, tôi viết bài báo tường bàn về ‘lang likuk’ tiền tố, bị quý thầy xì xào. Ở phiên họp sau đó, tôi nói đó chỉ là ý kiến riêng, về mặt sư phạm quý thầy đúng. Thế là yên!

– Năm 1991, mở quán Tạp hóa ở quê, tôi phải vận dụng tối đa sự khôn khéo, nhân nhượng hết cỡ mới tránh mất lòng. Bởi quán tạp hóa tôi khi ấy thuộc hàng đầu Cham, dễ xung đột.

Thế nên sau khi nghỉ quán vào Sài Gòn, tôi đốt nguyên sổ nợ khoảng 5 cây vàng. Tháng sau Hani về tìm, tôi nói: anh đốt rồi! Để mọi người còn là bà con, anh chị em mình chớ không phải là con nợ của mình.

Continue reading

Sống tôn giáo-36. LÀM SAO ĐỪNG MẶC ÁO, ĂN CƠM?

[Tu sĩ, kẻ tư tưởng và nhà văn]

Mỗi sáng mỗi thay y; đang ngồi thiền, đến giờ phải đứng dậy đi ăn – phiền quá đỗi phiền! Một hôm một học tăng hỏi Thiền sư:

– Làm sao đừng mặc áo, ăn cơm?

– Thì cứ mặc áo, ăn cơm – Thiền sư trả lời. Thế thôi mà học tăng… hoát ngộ![*]

Continue reading

Tôi dạy con-27. HÃY SỐNG, ĐỪNG DIỄN

Nietzsche: “Các thi sĩ, bọn chúng luôn cần khán giả, dù khán giả đó chỉ là những con trâu”. Hỏi chớ, con có giống loại thi sĩ ấy?

Đời là những trận đi, để đi được dài và xa, hành trang cần nhẹ. Vậy đâu là những gì con phải loại bỏ?

[1] Với người 

Kẻ có tâm đố kị, ưa thị phi, thích chỉ trích, hay chê bai người khác trong khi mình chả ra gì – hãy tránh càng xa càng tốt.

Continue reading

Sống tôn giáo-35. LÀM THẾ NÀO MỘT MÌNH MÀ VẪN CÓ THỂ CÔ ĐƠN?

Út Jakha tôi một hôm bất ngờ hỏi: Cei ít đi đây đó, không nhậu nhẹt bù khú, chả có món giải trí nào, cei thấy mình có ổn không? – Ổn quá đi chứ, tại sao không!

Sống là tương giao, với con người, với miền đất, với ý tưởng. Tương giao càng nhiều thì đời càng phong phú, thú vị – Cendrars nói thế. Tôi thêm: tương giao với cô đơn của chính ta nữa.

Mỗi ngày tôi gặp bao ý tưởng thâm hậu để đối thoại. Xưa, là “tặng vật” của Heidegger, hay “conditioning” của Krishnamurti; nay, đối thoại với ý tưởng của mình, với các sáng tạo của bạn thơ Việt đương đại. Thế thôi, đã quá thú vị rồi còn gì.

Continue reading

Tôi dạy con-26. HỌC YÊU THƯƠNG NỖI PHÙ DU

[1] Tết vừa qua, tôi ghé thăm bạn học cũ. Chiếc chiếu cũ trải ngoài hiên, hai tôi ngồi. Bạn gầy đến khó tưởng tượng. Bạn kêu vợ đun ấm trà, mãi không thấy đâu. Bạn không có trà, có lẽ. Bạn càng không “uy tín” với mấy quán tạp hóa trong làng để mua chịu. Tôi liếc qua kệ sách cũ, ở đó có mấy cuốn tôi tặng bạn mấy năm trước.

Bạn học khá, yêu văn chương, có vài bài thơ đăng Tagalau, và từng hãnh diện về nó. Mươi năm qua bạn sống như bóng mờ, hơn cả cái bóng mờ – tận cùng của vô danh.

Continue reading

Sống tôn giáo-34. TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA

[1] Trông người…

Một tu sĩ đạo Phật có chức tước, giảng: “Nhiều tôn giáo súc vật hóa con người, xem con người như con cừu, con chiên, mà con cừu, con chiên là con ngu, nó không biết gì hết, chỉ theo chủ chăn. Còn đạo Phật là giác ngộ hóa con người, đề cao tất cả mọi người có thể thành Phật ở tương lai…”

Một tu sĩ khác tuổi trên 30, nói theo, giọng bỡn cợt: “… ở kia buồn buồn nó bỏ vô chảo nó chiên, bởi là con chiên mà”.

Continue reading