Sống tôn giáo-47. TẠI SAO KÍNH TRỌNG CHỨC SẮC?

Ramưwan vừa qua, qua thăm các vị trong Sang Mưgik, tôi nói: Các vị trình độ Tiến sĩ, không sai đâu. Dĩ nhiên nếu ta biết giữ giới trong Kinh Nhật tụng, và làu thông kinh sử ông bà để lại…

Chức sắc ‘Halau janưng’ bị chê bôi – từ thế kỉ trước kéo dài đến hôm nay vẫn còn rải rác. Tại sao?

Continue reading

Tôi dạy con-31. CÓ CẦN HỌC ĐẠI HỌC KHÔNG?

Mùa Đại học, thêm một bạn hỏi: Cei Sara bỏ Đại học và thành công, ctheo cei con có cần học Đại học không? Tôi nói cần và không, cần cho 999 người và không cho 1 còn lại.

Trước Covid-19, VTV9 có buổi phỏng vấn “Khoảnh khắc Inrasara”, tôi kê ra 9, và họ chọn 1: “Bỏ Đại học”.

Năm 1977, vào Đại học Sư phạm TPHCM khoa Văn, được một tuần, tôi thi qua khoa Anh. Ngồi giảng đường chưa hết năm, thấy Đại học chẳng có gì để học, tôi bỏ về quê cày thuê mua sách đọc, thu nạp tri thức tôi thực sự cần cho vấn đề của tôi. Quyết định đó đã bẻ ngoặt đời tôi.”

Continue reading

Sống tôn giáo-46. NHƯ LÀ SỐNG MINH TRIẾT

Trích “Minh triết giữa đời thường” trong Minh triết Cham-2023:

1. Yếu tố đầu tiên là KHỎE, “Khỏe mỗi ngày, khỏe một đời”.

Châm ngôn: Mi không được quyền bệnh!

2. GIẢI SÂN HẬN, khởi từ “Chánh kiến và Chánh tư duy”. “Hiểu thì càng yêu hơn”, qua đó tôi “hành động trong chân trời khả thể”.

3. Thành. KHÔNG NÓI DỐI thuộc “Chánh ngữ”. Serie: “Tôi buôn bán”: Nguyên tắc đầu tiên, tuyệt không nói dối khách hàng. Ngoài đời thường tôi không thị phi, không nịnh bợ hay ác khẩu…

Continue reading

Tôi dạy con-30. 7 CÂU HỎI CON CẦN TRẢ LỜI

Tình cờ tôi đọc được 7 câu hỏi này, không nhớ ở đâu mà thực tế rất mực. Cho các con tôi và bạn trẻ hôm nay hỏi và tự trả lời cho chính mình. Ở đó tôi cũng thử “nghiên cứu mình”, để ra đáp án.

1. Mục tiêu của đời tôi là gì?

Lan tỏa tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham. Phát triển tư tưởng tôi qua văn chương, chữ nghĩa và diễn đàn các loại.

Continue reading

Sống tôn giáo-44. BẠN KHÔNG TIN MÙI COCA THẾ NÀO, NẾU…

[Minh Tuệ đã “dạy” cho người Việt Nam biết… xếp hàng]

Ông thật đến không thể thật hơn, rồi từ cái CHÂN ấy, nguồn sáng THIỆN lành lan tỏa khắp – một cách tự nhiên như nhiên, để chính thân ông toát ra cái ĐẸP thuần khiết. Chân – Thiện – Mỹ, là ông: đạo sĩ Minh Tuệ.

Tôi không ngạc nhiên khi vài “trí thức” không tin ông THẬT.

Continue reading

Sống tôn giáo-43. TỪ CÚNG DƯỜNG ĐẾN BỐ THÍ BA-LA-MẬT?

Câu chuyện.

Chúa Jesus dạy: Tay phải cho, không nên để tay trái biết.

Thích Chân Quang: Ta cúng dường 50tr, nếu ta khoe ra cho mọi người hay, là ta đã mất đi cái phước đó. Ngược lại ta trao tận tay ngài trụ trì, ta biết khiêm tốn mà im thin thít, thì phước được cấp số nhân. Con cháu ta đời sau không những chỉ hưởng 50tr, mà được Phật nhân lên thành 500triệu.

Continue reading

Inrasara BA TRONG MỘT

Inrasara is a pen name of a Cham writer. His career is much attached to the culture of the Chams, leaving a deep-felt remark on various fields of poetry, literature criticism and folklore collection.

In every field of his expertise, he had always created features with could not be confused with that of others. Being a researcher, critics and poet at the same time have helped serving each other and complemented each other to give him this knowledge.

Continue reading

Sống tôn giáo-42. TÔN GIÁO & SỰ SÁNG TẠO

Không cần phải vào chùa hay lên núi cao tu, mà là biết phát tâm từ bi, nhập thế BƯỚC ĐI GIỮA LÒNG ĐỜI, bạn phát và khai mở khả tính của chúng sanh – là bạn đã sống tôn giáo rồi.

+

Qua quan sát, tôi có phát hiện khá lạ: Ở đất nước Phật giáo và Khổng giáo dường ít sáng tạo, ngược lại – các quốc gia theo Đạo Chúa, sức sáng tạo và cống hiến cho tiến bộ nổi trội.

Continue reading

Sống tôn giáo-41. LỘ TRÌNH TU TẬP CỦA TÔI

Ở tút “Sống khỏe, sống vui, sống có ích”, một bàn còm:

“Ngay từ tuổi 15 Cei đã ĐẮC ĐẠO. Nếu Cei xây dựng LỘ TRÌNH TU TẬP cụ thể và khoa học theo tinh thần BỒ TÁT NGHỆ SĨ thì quá đẹp, công đức nhiều như cát sông hằng. Mong lắm thay!”

Tôi đã viết về tôi – dày, đậm, viết từ lâu và còn tiếp tục. Không vấn đề gì cả! Về tôi mà không phải tôi. Không nêu gương sáng, khoe khoang càng không, mà là “đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” cho thế hệ đi tới.

Tôi thấy cần thiết, và cả từ “nhạc yêu cầu” của anh chị em nữa. Trả lời rốt ráo đề nghị trên, cần đến một cuốn sách dày. Nay tạm tóm mấy ý sau:

Continue reading