Hani-22. NHỮNG ĐỨA CON

Hani có 5 đứa con, mỗi người mỗi vẻ, và đều có đóng góp riêng cho gia đình.

Tôi nói với 2 con riêng của Hani: Phải rớt hai kì Đại học (khi ấy vào Đại học rất khó), cei mới cho hai đứa chuyển sang hệ khác.

[1] Con gái đầu sinh tại Campuchia, nhờ thầy Jay ôm về Việt Nam.

Continue reading

Hani-21. VỀ LỜI THẤT HỨA VĨ ĐẠI

[hay. Hani khủng hoảng niềm tin như thế nào?]

Cuộc đời Hani như một tiểu thuyết đa chương hồi. Từ tút này trở đi, tôi kể chuyện nàng liên quan với xã hội Cham, để Út làm tư liệu viết Hồi ức về mẹ. Việc phân ưu coi như dừng ở đây.

Xin chân thành cảm tạ bà con, anh chị em và bằng hữu gần xa. Karun & Thuk siam!

Tôi khóc, không phải cho 1 sinh phận – dù đáng khóc, mà KHÓC CHO 1 GIẤC MƠ NHỎ NHOI THÔI MÀ CỨ LÀM LẠC LOÀI. Chuyện 3 sinh linh Cham.

Continue reading

Hani-20. VÀ TÔI ĐÃ KHÓC

[vì đã thất hứa với Hani]

Ham sống, Hani nghĩ mình sẽ sống hơn trăm tuổi, để… làm. Dẫu sao biết mình sắp đi, không phải hôm nay mà từ Covid-19, Hani đã cho Út Jakha thu âm, ghi hình “di nguyện”. Hani đi, 3 lời [trăn trối] ở lại.

[1] Như bao cha mẹ khác: “Gia tài cha mẹ chỉ ngần ấy, đã di chúc chia đều, các con ở lại yêu thương, đùm bọc nhau, đừng vì đồng tiền mà xâu xé”.

Continue reading

Hani-19. NÀNG ĐÃ SỐNG TRỌN VẸN

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở một làng nghèo trong một tỉnh nghèo, Hani được Bà Trời ban cho sức khỏe, nhan sắc, đính kèm hai thứ cực kì là múa và giao thiệp. 

YÊU

Yêu “nước”, Hani từ bỏ tuổi thanh xuân, đi “làm nước” thân gái dặm trường thừa sống thiếu chết

Yêu trẻ, được “cách mạng” ưu ái cho làm Thương nghiệp – là món béo bở thuở ấy. “Hưởng” được một tháng, Hani tình nguyện làm phong trào mẫu giáo.

Continue reading

Hani-16. TÌNH HÌNH HANI & CHUYỆN THĂM BỆNH

Hani tạm ổn, khó ngồi dậy, nhưng vẫn lăn qua lăn lại được. Con cháu chăm tốt, phân công rạch ròi, thấy tạm ổn thì mỗi đứa đi công việc của mình. Còn mỗi ngài Inrasara!

Tối, tôi mở hờ cửa phòng để Hani kêu, khi có chuyện. Ban ngày, ngồi viết khoảng 30-40 phút, tôi mở cửa dòm qua. Nhà vắng, lắm khi nghe cô đơn đời. Và tôi nghĩ giá như… giá như…

Thôi, đừng có “giá như” nữa, mà nói chuyện khác.

Continue reading

Hani-15. TƯ DUY NGHÈO – GIẤC MƠ NGHÈO

Bạn tự soi, có thấy bóng dáng mình ở đây không, nhé?

[1] Chuyện kể bác nông dân tay không bắt khỉ. Trên luồng khỉ đi tìm mồi, bác đặt một tấm phản khoét lỗ vừa với bàn tay khỉ, bên này đặt trái chuối to. Chú khỉ đi ngang ngó thấy, nhanh tay thò qua chộp lấy trái chuối. Loay hoay mãi rút tay ra chẳng được, chú bị bác nông dân tóm gọn.

Nó còn không chịu thả trái chuối để bỏ chạy!

Tư duy người nghèo là vậy: không biết từ bỏ.

Continue reading

Hani-14. LÀM THẾ NÀO ĐỪNG PHẢI MẮC NỢ QUAN HỆ?

[hay. Tại sao dùng chữ “có lòng”?]

Người bạn vong niên của tôi lương hưu cả chục triệu, nhà có mỗi hai ông bà sống ở quê mà mãi than ôi là trời biển. Tôi hỏi sao thế, bà chị kêu:

– Phải ăn uống thôi đâu cei Trạm nó, còn đám, lễ các thứ. 

Mèng! Nghĩa là mang nợ từ đời nảo đời nao. Ai khiến! Tôi khác cơ, dám nghĩ, dám làm theo lối nghĩ của mình. 3 câu chuyện thực:

Continue reading

Hani-13. LÀM SAO ANH CHỊ EM RUỘT HÒA THUẬN?

[bài-2. Sau bố mẹ mất, làm sao anh chị em vẫn hòa thuận? – 5 nguyên tắc, tặng Kim Ni đọc vui]

Sống hơn nửa đời hư, tôi chứng kiến khối bất hòa, bất hòa đến tan cửa nát nhà giữa anh chị em trong gia đình. Do tâm ác có, ích kỉ hay tham lam có, thiếu hiểu biết cũng có luôn, và lắm khi chỉ từ vài xuất phát điểm rất vớ vẩn, mới tội.

Vậy đâu là nguyên nhân chính?

[1] Tài sản bố mẹ

Tôi hay nói đùa, bố mẹ có khi không tài sản gì, lại là hay.

Continue reading