BÚT DANH, TINH THẦN VÀ THÁI ĐỘ

Từ Inra Hanrang, Inra Sing đến Inrasara

Tôi là kẻ thích ghi chép và lập hồ sơ. Đi đâu, làm gì bất kì dù lớn hay nhỏ cũng ghi chép, rồi lập hồ sơ. Hồ sơ văn hóa Cham, hồ sơ thơ Việt đương đại, hồ sơ các vấn đề xã hội, hồ sơ chung và cả hồ sơ riêng. Đụng việc, cứ lấy ra mà xài, mà sáng tạo. Nhanh, và rất tiện.
Phong trào Hậu hiện đại hay Nhóm Mở Miệng, có. Đinh Linh, Tuệ Nguyên hay Lê Vĩnh Tài, không thiếu. Tháp Po Rome, lễ Ramưwan, sử thi Inra Patra đủ đầy. Hồ sơ Ghur Darak Neh, Hồ sơ Điện Hạt Nhân, vân vân.

Continue reading

TỔNG KẾT 4 SỰ CỐ VĂN HÓA CHĂM & NHỮNG ỨNG XỬ CUỘC NGƯỜI

[Tự truyện – chương 10. Tôi ‘ngak’ xã hội]

Trước một sự thể ta cho là “sai lầm”, có mấy cách phản ứng sau:

Kết án, quy chụp và tìm mọi cách đánh gục đối phương, không cho đối phương một nửa đường trở về để có thể gọi là cải tà quy chánh. Đó là lối hành xử của kẻ có xu hướng chính trị.

Quyết liệt tranh đấu cho cái ta cho là “đúng”, dù quyết liệt đó gây tổn thương cho đối tượng. Nhà khoa học cực đoan hay chọn lối này.

Nhà minh triết thì khác: Không chạy trốn vấn đề mà điềm tĩnh tìm cách minh giải để có thể hóa giải vấn đề và hòa giải nỗi người. Từ đó mở lối cho đối tượng phục thiện trong chân trời của sự bao dung.

4 sự cố văn hóa xảy ra trên web Inrasara.com cùng các phản ứng và tương tác nhiều chiều của bà con Cham và độc giả thời gian qua nói lên đủ đầy cách ứng xử 3 chiều đó.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-8. KHÔNG THỂ KHÔNG LÊN TIẾNG

Ở Việt Nam, nhiều bạn văn ưa nói, tôi không quan tâm chính trị, không bàn chính trị, bởi đó không là việc hay sứ mệnh của tôi.

Có thể không?

Con người là sinh vật chính trị, ai nói thế? Bất cứ vấn đề gì, khi đẩy đến tận cùng, đều đụng chính trị. Không thể tránh, không thể trốn. Bạn bị đẩy vào, thế thôi.

Nhân sự đại hội Đảng 13, là chính trị.

Formosa làm biển chết, là chính trị.

Cải cách giáo dục, là chính trị.

Giá xăng tăng, là chính trị.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-7. NỔI TIẾNG – THẾ NÀO, VÀ ĐỂ LÀM GÌ?

Márquez nói đại ý, nổi tiếng được cái là tạo cho ông tư thế chính trị, chứ với nghề văn, nó chỉ mang phiền toái đến cho ông mà thôi.

I. Giú mình trong bóng tối vô danh

Đám cây non vươn vội lên khoảng xanh

mà rễ chưa được cắm sâu vào lòng đất

chỉ cần cơn bão rớt

cũng đủ làm chúng run bấn lên (Tháp nắng, 1992)

*

Không ai không thích đẹp. Không ai không thích sướng. Không ai không thích người đời nể mình, trọng mình, yêu mến mình. Không ai là không khoái nổi tiếng. Câu hỏi là, vào thời điểm nào, nổi tiếng ở đâu, và nổi tiếng để làm gì?

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-6. ĐỐI THOẠI & CÔNG KHAI HÓA

[hay Lên tiếng cho cộng đồng, tôi “vụ lợi”?, từ Việt Nam đến Cham]

“Nhà văn là kẻ phơi bày mình ra trước bàn dân thiên hạ, không chừa bất kì góc khuất nào” – Inrasara.

– Lên tiếng cho cộng đồng này nọ, ông chỉ muốn “kiếm bả danh lợi” riêng ông thôi.

Một sinh linh Cham học hành đàng hoàng, đã còm tố cáo tôi như thế. Khi tôi hỏi, bạn có thể đưa ra một bằng chứng – nhỏ thôi, thì… lủi mất. không ngồi lại nói chuyện!

Nghĩa là cứ phán bừa, hay độc thoại, chứ không dám/ chịu đối thoại.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-5. “ĐẤU TRANH”, TẠI SAO THẤT BẠI?

Từ lên tiếng, ngoài vụ cùng thầy Nguyễn Văn Tỷ thư giải trình về đòi trả Trường Pô-Klong, Nhà Vãng lai Cham, Trung tâm Văn hóa Chàm năm 1980 thất bại, còn lại trên dưới 30 vụ tôi dự cuộc, đều hiệu quả.

Dẫu sao, ngay cả khi thất bại, nhìn khía cạnh nào đó cũng là một thành công. Thử nêu 6 nguyên do tôi [hay Cham] thất bại.

[1] Không biết thỏa hiệp

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-4. ĐỐI THOẠI & ĐỐI THOẠI ĐIỆN HẠT NHÂN

Hoelderlin: “Từ khi chúng ta là một hội thoại, và có thể nghe ra nhau”.

Sinh linh yếu đuối hay người làm chính trị tìm sự ĐỒNG Ý; tìm sự đồng ý, vì thiếu tự tin cần chỗ dựa, còn với dân chính trị là để tạo phe phái. Kẻ suy tư, ngược lại – tìm ĐỐI THOẠI. Đối thoại, song thoại, tương thoại là tìm sự hiểu biết, để thông giao tha nhân.

Việt Nam, tôi có 3-4 người có thể đối thoại, tiếc là họ thuộc thế hệ hơi trước tôi, và do khác môi trường sinh hoạt, nên ít khi có dịp trao đổi. Hiếm, nhưng với họ, tôi luôn có được cuộc đấu tranh trên những đỉnh cao. Ở cộng đồng Cham thì chưa, hoặc không.

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-3. NÓI, HAY KHÔNG NÓI?

[trích Tự truyện Inrasara, chương 8]

1. Gì cũng nói được

“Ban đầu có Lời, và Lời ở với Đức Chúa Trời, và Lời là thần” (Giăng 1:1).

Gì cũng có thể nói được.

Tại sao phải chừa trừ? Từ Chúa đến Phật, từ kinh sách tôn giáo đến tuyên ngôn chính trị, cả mấy taboo hiện đại các loại, những thứ bị cho là nhạy cảm. Quan trọng là ta tiếp cận nó từ đâu? Lên tiếng bằng tâm thế nào? Và ta nói điều đó ra sao?

Continue reading

Tôi ‘ngak’ xã hội-2. NÓI ĐỂ LÀM GÌ?

[trích Tự truyện Inrasara, chương 8]

1. Nói để làm gì?

Ít người biết Cham là gì, hiểu văn hóa văn minh Cham càng ít hơn nữa. Cả với các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Nói, để người ngoài hiểu Cham. Như Dự án Nhà máy Điện hạt nhân, dù không hi vọng Chính phủ thay đổi, tôi vẫn nói. [Sau này Dự án có ngưng là từ nguyên do nào khác].

Tại sao? Nói, để Cham, Việt Nam và thế giới biết:

[1] Cham là dân bản địa, sống ở đây hơn 2.000 năm;

[2] Có đến nửa dân Cham đang sinh sống ở Ninh Thuận;

[3] Và hơn 100 di tích văn hóa – tín ngưỡng Cham nằm trong vùng ảnh hưởng.

Continue reading

LAI RAI TRIẾT LÍ SỐNG LÀ VUI

[hay Chẳng có gì trầm trọng cả]

Cuộc đời chỉ là một chiếc bóng di động, một kịch sĩ tồi

Nghênh ngang và bồn chồn lo lắng trong suốt buổi diễn của mình trên sân khấu

Rồi chẳng còn ai nghe thấy gì nữa. Tất cả chỉ là một câu chuyện

Do một tên ngốc kể lại, ồn ào và giận dữ

Mà chẳng có ý nghĩa gì.

Continue reading