Chữ & Nghĩa-12.  TÌNH DỤC & VĂN CHƯƠNG

Thành tích trên giường, là chuyện quá ư là riêng tư, không hiểu sao nhiều người có thể tô hô nó ra cho người khác nghe được. Thời trẻ hay khi khôn lớn, tôi nghe từ môi miệng người quen, người lạ. Thành tích với chính người tình của mình, mới kì.

Vài nhà văn Việt cũng viết về chuyện làm tình, nhưng họ viết về ai đó, chứ ít của mình. Và với mục đích nào đó. Henri Miller thì khác, kể về vụ việc của chính mình, trong văn chương hẳn hoi, chả “mục đích” nào cả. Cả mấy chục trang, thoải mái, như ông viết về ăn uống, chiến tranh, chính trị.

Tôi, chịu! Cả trong nói lẫn viết. Continue reading

Chữ & Nghĩa-11. HUYỀN NGHĨA ĐAU ĐỚN CỦA THẤT BẠI

Sự thất bại không là gì cả

Khi con muốn khai phá con đường riêng con

Mặc thành công dễ dãi của kẻ đi theo lối mòn thiên hạ.

(Sinh nhật cây xương rồng, 1997)

 Câu chuyện.

Ông Glang Anak đã không vượt biên. Như bao sinh linh Cham khác, ông cũng bỏ đi, được nửa chừng ông quay trở lại. Chấp nhận sự tủi nhục của con dân mất nước, nhận phận kẻ cùng khổ, để được sống giữa lòng dân tộc. Cưu mang dân tộc vào lòng mình.

Để làm gì? – Cứu sống cả một dân tộc! Continue reading

Chữ & Nghĩa-08. LÀM SAO THOÁT KHỎI MẶT NẠ?

Con không thể chọn làm đứa con tổng thống Pháp hay cháu đích tôn quốc vương Brunei

con không thể chọn ra đời ở Thái Lan hay Mĩ quốc

con là Cham ngay ban đầu vỡ ra tiếng khóc

(còn hơn thế: chín tháng mười ngày trước khi vỡ tiếng khóc)

khi con cắm rễ nơi đây

hay khi con lang bạt tận cùng trời

con cứ là Cham cả lúc cháy lên cùng ngọn lửa cuối đời.

(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002) Continue reading

Chữ & Nghĩa-01

Thật hiếm hoi con người tuổi trẻ hôm nay chịu nghe trong im lặng hơn là ba hoa ồn ào. Càng hiếm hoi hơn nữa con người tuổi trẻ của ngày hôm nay chịu suy tư trong cô độc hơn là thích làm nổi bật mình nơi đám đông. Nếu có sinh linh như thế, chắc chắn hắn không phải quái thai của tuổi trẻ, mà là tuổi trẻ cư trú trong chiều kích sâu thẳm hơn.
(Sổ Ghi, 1982) Continue reading

Camus: ÂM THANH LẶNG LẼ

Trong tập Nhật kí Sibérie, Ernst Dwinger có nói tới vị trung úy người Đức kia, vốn bị cầm tù suốt bao năm trong một trại đồn xa xôi cơ hàn heo hút, chàng đã dùng những mảnh gỗ nhỏ ghép lại, làm nên một chiếc dương cầm lặng lẽ. Và tại nơi kia, giữa cảnh ngổn ngang thống khổ khốn cùng, giữa đám người ồn ào rách rưới, chàng trung úy đã sáng tác một bản nhạc dị thường, chỉ một mình chàng nghe thấy. Và cũng vậy, chúng ta ngày nay bị xô chìm trong địa ngục, chúng ta vẫn nghe thấy những âm điệu huyền bí và những hình ảnh điêu linh nào của Diễm Kiều lưu ly phiêu bồng xa hút… vẫn mãi mãi sẽ còn mang lại cho chúng ta, vào tận giữa những điên cuồng tội ác, chút dư vang của giai âm hoằng nhập dâng triều, làm chứng cho tinh thần hùng đại của con người dọc suốt bao thế kỷ. Continue reading