KẺ QUÊ HƯƠNG (2003)
Những người chị Chakleng
trói lưng ngồi hết ngày đời
ngồi lấn cả đêm
những người chị lưng phản
ngồi quên lấy chồng
vòm vú teo không biết Continue reading
KẺ QUÊ HƯƠNG (2003)
Những người chị Chakleng
trói lưng ngồi hết ngày đời
ngồi lấn cả đêm
những người chị lưng phản
ngồi quên lấy chồng
vòm vú teo không biết Continue reading
Sẽ bật lên
tiếng thơ đến sau tiếng thơ cuối cùng
hơi thơ dài lâu nén dồn lồng ngực
sẽ bật lên
hạt mầm vùi sâu hơn hạt mầm vùi sâu nhất
sau trận mưa tháng năm
rì rào khúc hát xanh.
(Hành hương em, 1999) Continue reading
Chuyện 1
Sau vài ngày bộ đội tràn vào Ninh Thuận, hầu hết anh em bè bạn tôi lên rừng nau ngak Ikan Krwak, tôi thì không. Không, vậy mà ngay sáng hôm sau, đang giờ học [cuối lớp Đệ Nhị], tôi được vời lên xe Jeep thẳng hướng đồn công an tỉnh và bị đẩy vào phòng biệt giam chẳn ba ngày đêm không thiếu. Mãi khi anh chị em xuống núi, họ mới cho tôi về. Về, để bị đẩy tiếp vào “lớp học tập chính sách” ở Chakleng. Tôi nhìn vào phòng, đông nghịt. Tất cả răm rắp chấp hành, tôi thì không. Bạn tôi H bước vào, tôi đứng khựng lại nơi bậc cửa: Continue reading
Có nước da hơi sáng – em chối mình là Cham
mới ít tháng tha phương – anh không nhận Việt Nam
vì tự trọng – Karl Jaspers không cho mình người Đức
Henry Miller chối từ Mĩ – bởi chán ghét chiến tranh
giữa không nhận và chối từ kia cách nhau trời vực
(Tháp nắng, 1996) Continue reading
Ngôn ngữ như là ngôi nhà cho thi sĩ cư ngụ. Thi sĩ có thể vô sở trú trong không gian và thời gian, sự vụ chả có gì nghiêm trọng cả. Nhưng hắn sẽ mãi mãi chịu định phận vô gia cư nếu hắn không cư ngụ trong lòng ngôn ngữ dân tộc, nếu hắn không có ngôn ngữ như là ngôn ngữ để cư ngụ.
(Hàng mã kí ức, 2011) Continue reading
… Trong điệu vũ khơi vơi
Apsara phô phang đường cong diễm ảo
những đường cong chạm vào vĩnh cửu
vĩnh cửu xoay trong lốc vô thường
Đến Đồ Bàn cũng chịu tang thương
người lưu lạc xô văn chương lưu lạc
Chế Bồng Nga một thời ngang dọc
đành chìm trong vực xoáy không hư Continue reading
[hay Tại sao phải làm việc?]
“Cha mẹ sanh con, trời sanh tính” – ông bà ta tổng kết, không sai.
Tính, đủ loại tính. Ích kỉ đòi hỏi có, ăn chơi thả cửa hay bủn xỉn nhỏ nhen có, cả thiện chí, rộng lượng và cống hiến cũng không thiếu. Như là ĐỊNH PHẬN. Bà Trời gán vào, và ta học chấp nhận.
Chuyện kể lại. Bạn học rất thân của tôi thông minh có thừa, tinh thần xã hội chả thiếu; nhưng chỉ một lần ông già bị xã hội đì, mà thành oán hận cả Cham, rồi tuyên bố: Có nhấc một ngón tay làm lợi xã hội này cũng không làm. Mà “xã hội” ấy gồm những ai nào? Chỉ là mấy kẻ tham lam và tàn độc rất không đáng chấp! Continue reading
Chỉ còn anh đứng khóc
dũng cảm và cô độc một kì quan
(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)
Trích Văn học Cham khái luận (1994):
Glang Anak mở ra cho sinh linh Cham, trong đêm tối đen mò của thời cuộc, trước không khí ngột ngạt của lịch sử, một sinh lộ khiêm tốn nhưng thiết thực, tia sáng yếu ớt của niềm hi vọng. Continue reading
Một ánh nhìn của cha
nửa nụ cười của mẹ
và hai bàn tay diệu vợi của em
giữa mênh mông màu nắng quê hương
hỏi tôi còn tìm thiên đường đâu nữa?
(Tháp nắng, 1996) Continue reading
“Trăm con suối đổ xuôi
trăm dòng suối cao xa những tưởng hợp thành sông cả
mãi lo ưỡn ngực làm cao mỗi con suối xanh tự đi tiêu tán ở lưng đồi.”
(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)
Câu chuyện
Con người được Bà Trời ban tặng thừa thãi năng lượng, cả đời xài không hết. Thặng dư, con người tìm cách đốt nó: Rượu bia tán gẫu hay chat chit, có; vận động thân thể hoặc hoạt động xã hội, có; lao vào cuộc chơi thâu đêm suốt sáng cũng không chừa. Đủ kiểu, đủ bài. Continue reading