Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn

Inrasara: Chú giải ngắn về văn chương vỉa hè Sài Gòn

1. Vỉa hè gần như là thuộc tính của văn nghệ Sài Gòn. Từ thuở văn nghệ miền Nam. Bùi Giáng hay Nguyễn Đức Sơn thì đã đành rồi, ngay Phạm Công Thiện “sang trọng” là thế, chất vỉa hè vẫn cứ đậm đặc. Phạm Thiên Thư vỉa hè, rồi cả Trịnh Công Sơn cũng không thiếu chất vỉa hè. Vỉa hè và phi chính thống từ giới sáng tác cho đến giới học thuật. Lớn như Nguyễn Hiến Lê cũng chọn phi chính thống. Bên cạnh từ chối đứng các giảng đường, học giả này còn chối từ mọi loại phần thưởng mà chính quyền ý định tặng ông.

* Cùng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và sinh viên văn chương tại Qui Nhơn – 2007.

Kê sơ sơ vài khuôn mặt lớn là vậy, còn lại những tên tuổi vừa vừa hay nhỏ lẻ cũng đậm chất vỉa hè – vỉa hè theo kiểu nhỏ lẻ của mình Continue reading

Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara: Văn chương dòng chính né tránh hiện thực

Bài tiểu luận được tóm tắt đăng trên báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, số 30, 22-7-2011

Việt Nam thiếu truyền thống triết học, là điều miễn bàn. Nhưng nói văn học không bám hiện thực cuộc sống có nguồn cội sâu xa từ sự thiếu khuyết ấy, thì sẽ bị phản đối. Trong khi đó là sự thật.

“Suốt đời tôi không làm gì hơn là đẩy cho đến cùng, cái mà quý vị chỉ dám làm có một nửa… – Dostoevsky nói thế. Còn ở ta: luôn luôn nửa chừng. Tiếp nhận trào lưu lãng mạn, nửa đường đứt gánh. Sáng tác hiện thực, Balzac đẩy sự thể đến cùng để dựng nên Tấn trò đời khổng lồ, ta thì nửa vời để rồi chẳng tới đâu. Chủ nghĩa hiện đại, ở ngoài kia thiên hạ làm nên bao nhiêu kiệt tác, ta cũng nửa vời. Chủ nghĩa hiện thực XHCN, nửa vời – thành “hiện thực phải đạo”. Ngay cả viết về sex, ta không thể có được các tác phẩm sâu thẳm, cao vời và mạnh bạo như Henry Miller, bởi ở đó vẫn cứ nửa vời… Thiếu triết học làm nền tảng, khiến không biết đâu là hiện thực, nhìn hiện thực một chiều, phiến diện, hời hợt, méo mó,… Continue reading

Khủng hoảng, phản kháng và dối lừa

1. Lịch sử nhân loại thế kỉ qua, mỗi biến động thời cuộc luôn kéo theo khủng hoảng giá trị.

Mỗi khủng hoảng giá trị mang trong nó khả tính cách mạng, làm nên những thay đổi lớn. Thay đổi lớn về nhiều mặt. Từ chính trị xã hội cho đến văn hóa tư tưởng và dĩ nhiên – cả văn học nghệ thuật. Thay đổi lớn và thành tựu lớn.

 

Sau thế chiến thứ nhất, thế hệ mất gốc (hay thế hệ mất mát) lost generation ra đời. Một thế hệ hoàn toàn đánh mất niềm tin vào các lí tưởng từng được coi là thiêng liêng như: tiến bộ, văn minh, ái quốc, bổn phận,… Thế hệ đã sản sinh ra các nhà văn tài danh: Ernest Hemingway, F. Scott Fitzgerald, T.S. Eliot, E.Maria Remarque… Continue reading

Hàng mã kí ức 15: tạp chí Tia sáng

Hàng mã kí ức và Buổi Giao lưu sáng 21-5-2001 do Cty Sách Phương Nam tổ chức đã tạo được dư luận đáng kể. Tuy nhiên có một số bài tham luận chưa được đăng tại trang web này, bởi nó thuộc bản quyền của người viết. Khi bài đã được đưa ra thông tin đại chúng, Inrasara.com sẽ đăng lại hầu quý anh chị em và bà con.

Bài nói chuyện của Inrasara đã được tạp chí Tia sáng trích giới thiệu vào ngày 25-5-2011. Mời quý độc giả đón đọc. Tại đây.

 

Tinh thần triết học và vấn đề xã hội Chăm hiện nay

Inrasara: TINH THẦN TRIẾT HỌC…

(Ủng hộ chuyên đề: Người Chăm có thông minh không?)

http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tinh_than_triet_hoc_va_van_de_xa_hoi_Cham/

 

1. Sự cần thiết của triết học

Chuyện 1. Năm 1977, ông thầy cũ ghé nhà tôi tại Caklaing thấy tôi đang ôm cuốn L’Être et le Temps của M. Heidegger, chợt nhăn nhó:

– Trời đất! Thiên hạ đang chết đói mà mầy lại đi đọc triết! Mầy sống bằng không khí à? Thế là ông thầy lên lớp tôi một hơi về phải học biết thế nào là thực tế, thực tiễn. Tôi im lặng chịu đựng, không một lời cãi lại. Đợi cho ông qua cơn thuyết giáo, tôi mới thủng thẳng hỏi:

– Thầy có biết mình đang sống dưới chế độ nào không? Continue reading

Vấn đề về/ của trí thức dân tộc thiểu số

“Tôi nghĩ các cán bộ là người dân tộc thiểu số hay người Kinh đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc, cần nắm vững chính sách dân tộc của Đảng. Nắm vững và dũng cảm thực hiện mà không ngại bất kì thế lực nào, miễn là mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng”.

Inrasara, Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 1,2006.

 

1. Trí thức là ai?

Từ trí thức hàm nghĩa rộng, đưa ra định nghĩa khả dĩ là điều khó. Tạm nêu vài thuộc tính. Trí thức là kẻ có học thức, trong nhà trường hay tự học hoặc cả hai, do đó có thể có hay không bằng cấp. Vào đầu thế kỷ hai mươi, trong xã hội Chăm và các dân tộc thiểu số khác, người có bằng Primaire cũng được xem là trí thức rồi. Nay thì khác, Đại học đang là mặt bằng học vấn mà xã hội đòi hỏi. Thuộc tính thứ hai thực tiễn hơn: Trí thức là người thường xuyên tham gia các hoạt động trí tuệ có tính xã hội. Thứ ba, trí thức là kẻ chọn cho mình trách nhiệm xã hội Continue reading

Lặn sâu vào dân tộc để sáng tạo cái mới

Tham luận viết cho Hội thảo Văn học trẻ Dân tộc và Miền núi, 3-2011


1. Truyền thống và hiện đại, tiếp thu và sáng tạo, tiếp nhận tinh hoa thế giới,… là cụm từ xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi đề cập đến văn hóa – hai thập niên qua. Lặp đi lặp lại đến thành nhàm. Nhàm và nhảm. Nhất là trong sáng tác văn học. Với văn học các dân tộc thiểu số thì càng. Bởi thực tế, chưa ai chỉ ra cho ta thấy cụ thể đâu là truyền thống văn học dân tộc. Từ Chăm đến Tày, Khmer hay các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tất cả… Ta hiểu mơ hồ và làm mơ hồ. Từ đó xảy ra bao ngộ nhận.

Ngộ nhận, nên ta cứ đinh ninh mấy Continue reading

Thơ Việt Nam trong năm 2010

“Thơ Việt Nam trong năm 2010”, BBC.Vietnamese, 20-12-2010

bài cũ trên BBC: “Văn chương tiếng Việt 2008 – 10 tác phẩm tôi chọn”, 18-2-2009

*
Cuối năm, thử ngoảnh nhìn lại hành trình thơ Việt Nam qua các sinh hoạt đầy trì trệ hoặc có khả tính mang mầm mống thay đổi; các khuôn mặt thơ mới xuất hiện gây ấn tượng hoặc bị chìm nghỉm, các tác phẩm mới ra đời lôi kéo dư luận bàn tán hay bị bỏ quên oan uổng. Bao nhiêu vụ việc trôi qua – điểm lại chỉ còn 7 sự kiện đậm nổi đọng lại trong trí nhớ. 7 sự kiện được chọn trong vô vàn sự kiện, có thể là chủ quan. Cứ tạm chấp nhận chủ quan đó Continue reading

Nhập cuộc về hướng mở

Về thơ tiếng Việt đương đại của tác giả Chăm.
Tham luận tại Hội thảo khoa học Văn học, nghệ thuật với hiện thực đất nước hôm nay, của Hội đồng Lí luận Phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương – Đà Lạt, 12-7-2010.

* Mơ mộng – Photo Inrajaya, 2009.

1. Đất nước thống nhất. Cách mạng phương thức sản xuất. Chia ruộng đất cho nông dân. Hợp tác hóa nông nghiệp, người cày chịu thương chịu khó nhưng vốn nếp sống tùy tiện tập làm quen thái độ ra đồng theo tiếng kiểng đội sản xuất, ăn chia theo công điểm. Khoán sản phẩm, ba khoán, rồi khoán trắng, để cuối cùng là giải thể hợp tác xã chuyển qua kinh tế thị trường – kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Mười năm bay vèo như giấc mộng Continue reading