Thư cho bạn trẻ-3. HỌC

[hay. Tôi đã có… học trò. Từ bài này, tôi bỏ bớt lời đầu và cuối thư, cùng mấy câu đưa đẩy thường dùng]

Xưa, trò tìm thầy.

Truyện cổ Cham kể, anh nông dân đã lặn lội tìm thầy học đạo, quyết đến nỗi đã “bán vợ”, đủ thấy Cham thiện tri thức như thế nào. Nay thì khác: thầy tìm trò. Nhất là tri thức mang tính tâm truyền, như ở thế giới Thiền.

Từ tuổi ngũ thập: 2007, tôi bắt đầu đi tìm trò. Bằng…

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-2. SÁCH

Tại sao phải đọc sách [giấy], bạn hỏi.

Tôi là kẻ yêu và mê chữ, đụng tờ giấy có chữ là cầm lên đọc, bất kể…

Dẫu thông minh tới đâu, nếu không trui luyện thông minh ấy chỉ đáng vứt. Thông minh cần được đặt nền móng trên kiến thức căn bản, sau đó là hiểu biết sâu và rộng, và nhiều thứ khác… mới có thể nói đến năng lực.

Kiến thức hiện nay được thu thập từ và qua 4 cấp độ: Facebook, lướt phây tưởng mình biết nhưng kì thực không biết gì cả. Đọc báo cũng vậy, dẫu sao báo thì hơn facebook xíu. Văn nghị luận giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn. Cuối cùng là SÁCH, công cụ đáng tin nhất. 

Continue reading

Thư cho bạn trẻ-1. TẠI SAO BẠN KHÔNG THỬ VIẾT ĐI?

Henri Miller hỏi thế!

Thời kì Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, Anne Frank cô gái Do Thái cùng gia đình lẩn trốn thì bị bắt năm 1944, sau đó Anne Frank bị chết vì bệnh sốt phát ban trong trại tập trung. Tại đây cô ghi lại chuyện xảy ra quanh mình, cùng cảm nhận và suy nghĩ riêng. Nhật ký Anne Frank là trích đoạn từ “nhật kí” ấy.

Anne Frank: “Ánh mặt trời này… bầu trời xanh lơ này… Dù bất cứ điều gì đã xảy ra, tôi vẫn tin rằng con người thực sự vẫn tốt”.

Bắt đầu bằng cảm hứng, tiếp tục bằng thói quen.

Continue reading

THÀNH CÔNG, TẠI SAO?

Hôm qua, ở buổi gặp mặt thầy Lưu Quang Sang cựu Hiệu trưởng Trường Trung học Pô-Klong với 17 anh chị cựu học sinh khóa 2, tôi thuộc thế hệ đàn em khóa 5 duy nhất có mặt – một công đôi chuyện [kể sau]. Thâm tình, vui vẻ như chưa bao giờ thâm tình hơn.

Buổi gặp ấy, có mục trích đọc 4 phần hồi kí của thầy, 2 trang về cựu học sinh, ở đó thầy có đề cập đến tôi – hơi nhiều. Khen, dĩ nhiên. Trước thầy, nhà sử học Dohamide trong cuốn Bangsa Champa, tìm về cội nguồn cách xa cũng có một trang về tôi, “đặc biệt nhứt” – chữ của ông.

Continue reading

TUI CŨNG KHỘ CHỚ BỘ

[mùa Katê, kể chuyện tình nghĩa]

Tuần trước, bà chị từ Mỹ về gặp mặt chuyện vãn vui, lúc chia tay, biếu tôi100usd. Tôi nhận, mừng húm! Vội chạy xuống Phan Rang sắm cái nồi điện nhỏ với chục cân gạo lứt cho những buổi sáng sắp tới.

Tôi từng nhận, nhiều nữa là khác, với mục đích gì đó về sự vụ của và cho cộng đồng. Đây là lần đầu tiên tôi được cho không nguyên do.

Kẻ mặt lúc nào cũng đầy tự tin, tràn sức khỏe thể chất lẫn tinh thần; kẻ chưa nửa lần kể khổ than khổ, khổ chung hay khổ riêng; kẻ bị bà con đồn thổi là thân bất hại luôn ở tư thế “cứu nhân độ thế”, vân vân mà đi cho hắn, họa có… điên.

Continue reading

Chuyện thơ-11. NHÀ THƠ NỮ ĐÀNG HOÀNG

Bạn thơ tôi phán như vôi quệt tường, rằng: Mấy em làm thơ khó mà tìm được một người đàng hoàng, như lạc đà chui qua lỗ kim ấy. Bạn thơ tôi chưa gặp chớ tôi, diện kiến cả chục nàng đàng hoàng. Đàng hoàng một cách đáng phiền, phiền cấp số cộng khi nàng ấy có tố chất thơ cao.

Tôi đã gặp một nàng như thế, đàng hoàng từ đời, sang việc cho đến thơ.

Hẹn nói chuyện một buổi, nàng kể và kể. Tôi vốn khoái nghe chuyện kể, lắng nghe, dù ở đó có thêm bớt chút đỉnh chẳng sao – hậu hiện đại mà. Mà ở nàng, tôi tin “hàng mã kí ức” ấy thật 98%. Thơ nàng thật đến nao lòng! Và, do rút ruột mình mà viết, thế nên thơ nàng cũng không thoát khỏi… đàng hoàng.

Continue reading

Chuyện thơ-9. TẠI SAO BÀI THƠ “CÁI …ỒN, VÔ TẬN” CAO CẢ & THÁNH THIỆN?

Trong khi bài “Lỗ thủng lịch sử” bị dị ứng? – Là câu hỏi mang tính mỹ học, cực kì cốt tủy về/ của thơ hôm nay. Đây là lần đầu tiên tôi bàn về bài thơ này.

Đứng ở phạm trù văn chương, bài thơ có sáng lên vài nhấp nháy, mới lạ; từ góc độ vệ sinh dịch tễ học, nó bị xem là dơ dáy, tục tĩu; ở khía cạnh đạo đức học, nó vô phép; còn nhìn theo hình sự học, LTLS đáng bị đưa ra tòa.

Và nhiều nữa, thế nên đây là bài thơ rất đáng kể, đáng bàn, đáng được đưa vào… văn học sử. Và tác giả cũng được ngồi trong đó, dĩ nhiên.

Continue reading

Chuyện thơ-8. BÌNH DÂN & TINH HOA

A.Robbe-Grillet: “Các tác giả trẻ hiện nay muốn người ta đọc họ, đó là ý muốn rất nguy hiểm”. Đấy là phát biểu của nhà tiền phong trong giai đoạn văn học phân ranh dứt khoát giữa bình dân và tinh hoa, bị hiểu cách lệch lạc.

Ý hướng tiền phong và thái độ bất cần công chúng khiến thi sĩ tự nhốt mình trong tháp ngà cô độc, qua đó thơ ca cũng tự đưa mình lên tháp ngà – và nằm chết ở đó. Tuy nhiên hôm nay đã khác rồi, trào lưu Hậu hiện đại (Postmodernism) kéo nhà thơ trở lại với đời thực, sống và viết như bao sinh linh khác trong thời đại toàn cầu.

Continue reading

Khi trái tim tôi thanh bình. TÔI SẼ ĐI THĂM

“Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” (Kiều)

Cụ Nguyễn Tiên Điền nói về Kiều vậy, không sai. Tôi hơi khác. Kiều lưu lạc, để nhở nhung và canh cánh tìm về quê hương. Tôi xem lưu lạc chính là quê nhà.

Ở thời điểm căng nhất của con tim, lạ lắm – tôi lại thường xuyên nghĩ đến ai khác, chuyện gì khác, chứ không phải mình. Mà từ lâu rồi, nó cứ thế, tôi chưa bao giờ nghĩ về mình, lo cho mình. Tôi thử hỏi nhiều người, họ không giống thế. Đó gần như là thứ hiện tượng… bệnh hoạn.

Như mấy rày, đang đau và ngồi chờ phiên khám, tôi lại nghĩ về việc:

Continue reading