ĐÍNH CHÍNH VĂN NGỌC SÁNG TRÊN RFA

Dù đã “ẩn” ở quê, mỗi ngày tôi trả lời ít nhất mươi cuộc: Thư, tin nhắn, điện thoại từ nhiều bộ phận độc giả khác nhau, về nhiều chủ đề khác nhau. Vô phân biệt. Và nếu ai đó tính đưa lên mạng hay báo, tôi yêu cầu dựa vào văn bản tôi kèm theo, và cho tôi xem lại trước. Gần như 100% chấp hành nghiêm chỉnh.

Thế nào rồi cũng có tai nạn, và vụ hôm nay là đầu tiên(*).

[1] Câu chuyện

Continue reading

TÔI HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINH LINH CHAM HÔM NAY?

“Bạn là trung bình cộng 5 người bạn thân nhất”, được cho là câu nói phản ánh đúng vị trí cuộc sống của 1 người. Với ai khác thì có thể, với tôi: SAI.

Tôi khó bị tác động, mà CHỦ ĐỘNG HỌC từ cái độc đáo nhất của người ấy, dù chỉ gặp vài lần, cả khi tâm tính hay nếp sinh hoạt cách nhau vực thẳm.

Học, không phải kiến thức, mà cái khác.

Continue reading

NHÂN LOẠI DỄ QUÊN

[nghĩ từ thiên-nhân tai hôm nay]

“Hàng vạn tấn bom trút xuống đầu làng, hàng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng…” – Trịnh.

Hôm nay không còn hàng vạn, mà hàng triệu; cũng không trút xuống đầu làng hay ruộng đồng Việt Nam, mà là trút thẳng xuống đầu người, nơi tập trung dân cư đông nhất, dải Gaza hay các thành phố Ukraine.

Nhân loại lao vào nhau, trút bừa bãi bom đạn lên đầu nhau.

Continue reading

Nỗi Cham-6. THẾ NÀO ĐỂ SỐNG SÓT?

[Tặng vật: cho & nhận = thành công. Hay. Thư cho bạn trẻ-1]

Katê năm nay duyên lành sao ấy, để CHO ĐI, tôi tặng cháu Davy trăm đầu sách, cháu Phú Nhân Tâm gấp hai số đó. Tôi vui, khi biết hai cháu biết trân trọng sách.

Trăm bản sách nữa cho một sinh viên, và mươi cuốn độc cho cô giáo…

Rồi NHẬN VỀ loài bút quý [nhà văn mà], của thầy Thành Phú Bá từ Mỹ, bạn thơ từ đất Bắc, bạn sinh viên từ miền Tây, quà Trung thu của nhà nghiên cứu Ấn Độ, và mới nhất: chai rượu, bộ tách trà, và cây Pilot từ 4 giáo sư Nhật!

Continue reading

Tôi dạy con-39. TÔI ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TÔI?

[nhại tên tác phẩm tự truyện của Vũ Hoàng Chương: Ta đã làm gì đời ta?]

Nếu tôi vì mình, khôn hơn cả là cứ im lặng mà hưởng thành quả. Lâu lâu hắng giọng xíu, cho đời nó ngán. Dẫu sao kiểu ấy thì khôn quá đỗi, và chán chết đi. Cần làm khác, để “Tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal” – hôm nay và ngày mai.

Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác sẽ tồn tại lâu dài hơn – ai nói thế!

Ngoài đời tôi kiệm lời, làm thơ và nghiên cứu từ tuổi 15, mãi 25 năm sau tôi mới ló mặt, và nổ. Hà cớ? – Thấy Cham “khiêm tốn” quá, khiêm tốn một cách đáng phiền.

Continue reading

Tôi dạy con-37. ĐỪNG LÀM NÔ LỆ TỰ NGUYỆN

Chàm thông minh thì có, chớ còn khờ lắm. Vụ lưu dân Đảo Sulu – Philippines là điển hình [đã kể]. 800 năm đi qua, hôm nay khờ kiểu này vẫn còn tiếp diễn. Tôi biết 2 Chàm mình, một thì ma lanh làm gì cũng tính toán lợi riêng; một còn lại, cứ làm tới, bỏ hoang luôn trí thông minh trời cho.

Trích Đi tìm Sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal:

Giận chồng lẩy mẹ tí, tối về ta quẹt vội vài dòng đăng lên facebook. Bị bạn thân chơi khăm hay “bức xúc” chuyện đại sự ngoài kia, ta tút mấy câu tương ngay lên mạng, bất cần biết trời trăng ra sao.

Continue reading

Bài học Minh Tuệ-8. TU, MÌNH TỰ CHỨNG CHO MÌNH

Con người luôn bị 3K: Tiền, Tiếng và Tình chi phối. Minh Tuệ vượt thoát tất: TIỀN thì rõ rồi, mắt phàm cũng thấy; TÌNH, mẹ ông cả tuần chờ ông qua nhà để cúng dường, để mà… buồn. TIẾNG khó nhận biết hơn, riêng tôi thấy ông vượt qua rất ngoạn mục.

+

“Hà cớ ông cứ đi để gây sự cố này nọ, là “chấp” hay gì khác?” là câu hỏi vài bạn facebook đặt ra. Nên hiểu, Minh Tuệ tu 13 Hạnh Đầu đà, cần:

Continue reading

Tôi dạy con-36. CHẲNG CÓ GÌ PHẢI VỘI CẢ

[hay. Tôi đã từ từ như thế nào?]

“Nhu thắng cương, nhược thắng cường” – Lão Tử nói. Lưu ý, nhu & nhược, chứ không phải nhu nhược. Kể 9 câu chuyện của tôi, vụ việc khác nhau, ở độ tuổi và môi trường khác nhau…

[1] Thuở Trung học Pô-Klong, lứa chúng tôi, chạy 100m, tôi thua mỗi yut Xoài, sức bật của yut này thật khủng. Chớ 200m đến một vòng sân vận động 400m, tôi luôn số 1. Tôi đủng đỉnh, cứ mặc các bạn dẫn trước, rồi tuần tự tôi bứt lên bỏ lại 4,5,6…

Continue reading

Tôi dạy con-35. HÃY CÁ TÍNH ĐẦY KỈ LUẬT

Dòng sống là dịch, chuyển dịch không ngưng nghỉ…

Tôi luôn nhìn tôi ở thế động, phân tích, mổ xẻ mình, người và vật trong tương quan giữa tôi và thế giới xung quanh, ngày qua ngày – trong chiều hướng động, phát triển – theo kiểu Sartre!

Và để tránh tự lừa, tôi không ngại nhìn vào chiều sâu, mặt trái, bề tối tôi. Phân tích và bày chúng ra mặt giấy, để suy nghĩ sâu hơn về chúng.

Continue reading