TÔI ĐÃ VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG NHƯ THẾ NÀO?

Sáng nay tôi vừa ghé thăm bạn vong niên. Nghe ông kể việc ông bị họa vô đơn chí, mà tội. Mà chuyện với ông đã xảy ra từ 60 năm trước, mãi tuổi sắp về với ông bà, bị người ta khơi lại để công phá ông.  

Tôi dẫn Trang Tử, hoạn nạn là bạn ở suốt đời với con người, và kể câu chuyện tôi, biết đâu làm người bạn nguôi ngoai phần nào.

Nguyên tháng qua, tôi liên tục gặp hạn. Mà hạn lại hơi bị ghê.

Continue reading

Giải trí đầu tuần. NỤ CƯỜI CHUA CAY

Sáng hôm qua, cô bạn ngoài kia nhắn tin, dạo này Sara có làm thơ không, gửi cho tạp chí một chùm. Tôi gửi đi, dĩ nhiên, đăng… chùa. Chiều, thêm ông bạn thơ lão niên đất Bắc: Không lương hưu, Sara thu nhập từ đâu, tôi mới ớ người ra: Ừa, chả có nguồn nào thiệt hỉ.

Ngay món tôi diễn ngon nhất: THƠ, hai năm qua cũng chả thấy đâu mời đi nói chuyện gọi là. Chợt nhớ đọc đâu hồi Đệ Tứ, André Malraux cho một nhân vật trong tiểu thuyết Thân phận con người nói tỉnh bơ, đại ý:

Continue reading

Chuyện đời thường-3. NỔ, CHỬI & NGHE CHỬI

… và làm thế nào vượt thoát?

Ở quê, mỗi bận các bà gây sự, hàng xóm hú nhau đến xem như coi hát. Khoái!

HTX chữ nghĩa ta hôm nay vẫn chưa thoát khỏi nỗi sướng khoái đó. Nhà thơ nào nổ to, “trí thức” nào chửi bạo, là cả đống người xúm vào live, love và hả hê. Chẳng đưa ra lí lẽ hay, đúng, chỉ cần nổ sao cho to, bạo, cũng đủ… sướng.

Ở cộng đồng Cham.

Continue reading

Sống triết lí Cham-27. BỘ QUY TẮC SỐNG TRIẾT LÍ CHAM

Khi có quy tắc sống, là bạn đã sống triết lí. Tạm kê 19 ý trong bộ quy tắc sống triết lí Cham của tôi. Bạn nào nhận ra và đã hành ý gì khác, có thể kê ra cho mọi người cùng biết. Karun!

[1] Học: rất sớm. 4 tuổi tôi đã thuộc lòng Ariya Glơng Anak, 13 tuổi tôi tìm đến tận nhà nhiều vị Cham giỏi, để học. Tôi học từ cái siêu hình để biết (APL) cho đến điều thực tiễn để tồn tại (MTP).

[2] Văn hóa Cham, tôi không thuần nghiên cứu, mà viết phụng sự cộng đồng, lan tỏa tâm hồn con người Cham và tinh thần văn hóa Cham ra thế giới (‘bhap ilimo’ – PC, AGA).

Continue reading

Tôi dạy con-44. CÓ THỂ LÀM MỘT LÚC 2-3 VIỆC KHÔNG?

Câu trả lời: có thể! Bộ óc con người lạ lắm, nó như cái tủ nhiều hộc, nhiều ngăn. Biết sắp xếp khoa học, ta có thể xong ngăn này mở ngăn khác, làm tiếp – như Napoléon ấy. Hay cùng lúc mở vài hộc, công việc cứ thế tiến hành.

Đây là kinh nghiệm của tôi…

[1] Giai đoạn 1982-1986, ở Ban Biên soạn sách chữ Chăm

Continue reading

Giải trí đầu tuần. TÔI LÀ NHÀ BÁO… LỚN

Tổng biên tập báo Dân tộc & Phát triển hô thế, khi giới thiệu tôi tham luận đầu tiên ở hội thảo “Nhà báo & Vấn đề chủ quyền biển đảo” tại hội trường Khách sạn Phong Lan – Phan Rang, năm 2014.

Hôm nay đầu tuần, rỗi, kiểm đếm lại, thấy nó cũng hơi… đúng.

Tôi chưa hề có ý định viết báo, hiếm khi gửi bài đăng báo, không dưng thành nhà báo, lại là nhà báo lớn nữa mới lạ chớ!

Bài tôi đăng nhiều trên tạp chí, báo

Continue reading

Thơ của bạn thơ-71. VÀI CÂU HỎI MANG TÍNH GIẢI ĐỊNH KIẾN

[ý chính tham luận tại Nha Trang, 6-10-2024]

Như thói quen, ở đây tôi nói chứ không đọc tham luận – đúng 8phút. Và do phát biểu trên diễn đàn, tôi cũng cho khiếm danh các đối tượng.

1. Giải định kiến-1. Hiện đại thì không bản sắc

Tôi dẫn nhà thơ Lò Ngân Sủn khi anh bàn về Tháp nắng. Câu hỏi:

– Anh chưa biết văn học Cham thế nào, thì làm sao biết thơ Inrasara thiếu bản sắc Cham?

– Nữa, khi đã hiện đại, nhà thơ phải đánh mất bản sắc sao?

Continue reading

Chuyện tươi Katê-11. DẠO NÀY INRASARA CÓ CÒN LÀM THƠ?

Câu hỏi của ai không nhớ, trong nhóm bạn văn ngồi với nhau vừa qua, tại Sài Gòn. Ừa, tôi làm nhiều thứ, từ nghiên cứu đến phê bình, từ thuyết đến hành, từ san định kinh sách đến hoạt động xã hội, thế nên mọi người nghĩ tôi bỏ quên thơ. – Có đâu!

Tâm [thơ] và cảnh, con người và sự vật. Cảnh thay-biến-chuyển đổi liên tục, tâm thơ thì định, ứng với cảnh kia, và bật ra tiếng thơ.

Nhớ, tôi đọc đâu đó 20 năm trước, nhà thơ Nguyễn Duy từng tuyên không làm thơ nữa. Tôi nói, không có vụ đó đâu, bởi không thể. Và nó đã không thể thật, anh vẫn có thơ.

Continue reading