Thơ. TÌNH 3 MIỀN

Được biết, Xuân Diệu chả có mảnh tình cầm tay lại chuyên trị thơ tình, còn được cho là Chúa thơ tình thời Tiền chiến. Ở miền Nam thập niên 1960, Nguyên Sa – giáo sư triết học với gia đình yên ấm, tập Thơ Nguyên Sa đa phần là thơ tình đã làm điên đảo trái tim cả thế hệ tuổi mới yêu, phải nói là đỉnh.

Thơ vi diệu là thế. Đâu phải cứ “trải nghiệm” tình mới có thơ tình hay.

Sara-tôi, ngoài thơ quê hương, thơ tư tưởng, thơ thời cuộc tôi còn có cả thơ… tình. Dĩ nhiên tôi chưa cho lộ hết bài. Tình, bên cạnh các miếng đánh lẻ, tôi hay xài liên hoàn cước: “Tam tấu tình Inrasara”, “Tam tấu Diệp Mi Lan”, “Yêu 3 thì”, “Yêu 3 miền”, “Yêu 3 thời”, “Liên khúc chuyện tình vùng cao”…

Mươi năm trước, cho các bài lẻ lên Inrasara.com, được bạn đọc khen, còn thúc in tập nữa chứ! Bởi biết đâu chừng, có thể cạnh tranh với ông bà chúa thơ tình nào đó.

Continue reading

Chuyện đời thường-9. TUỔI 60 VIẾT CHO TUỔI 30

Tôi biết bao nhiêu người sắp đi xa, ngoảnh lại: Giá như… giá như… Bao nhiêu kẻ khánh kiệt, nhớ lại một thời oanh liệt cũng: “giá như”. Tình yêu giá như, sự học giá như, việc làm giá như, thằng bạn kia giá như… Tại sao không thế này mà lại thế kia, không cô ấy mà đụng phải cô này…

Câu hỏi, tại sao có nỗi “giá như” ấy?

THÂN

Continue reading

Sống triết lí-56. TRIẾT LÍ TIỀN LẺ

Nợ tình chưa trả cho ai

Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan (Kiều)

Nợ tình, nợ tiền, nợ lời hứa… làm nên nợ đời. Câu hỏi: Làm thế nào đừng phải nợ đời? Hay dễ và gần nhất – nợ tiền? Nợ tình thì không biết, may – tôi hiếm khi nợ lời hứa, nợ tiền thì càng.

Không là dân kinh doanh, thế buộc – tôi cũng đã lao vào. Để rồi qua 10 năm, tôi “đóng góp” được 2 bài học cho cộng đồng. Kể góp vui bà con.

Continue reading

Sống triết lí Cham-53. VĂN CHƯƠNG – 20 SUY TƯỞNG NGẮN

[1] Nhà văn Việt Nam chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

[2] Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ

(tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

[3] Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa

(Thuyết tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, Phan Rang, 10-2019)

[4] Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy ‘bản sắc tôi’

(Inrasara.com, 1-9-2016)

Continue reading

Tết-14-cuối. ĐẠO SĨ MINH TUỆ & 2 CÂU NÓI NỔI TIẾNG

Nhìn khuôn mặt đạo sĩ Minh Tuệ, tôi không thể không cười, cười suốt. Và không thể không nhớ đến phát ngôn nổi tiếng của chị Hằng: “Người gì đâu khôn không ra khôn, ngu không ra ngu”. Đây chắc chắn là nhận định bột phát, hay và đúng nhất về Minh Tuệ – một câu nói để đời.  

Nhớ đến Đạo đức kinh của Lão Tử, và tôi lại cười.

Lạ, chính cư ngụ giữa KHÔN-NGU đó mà đạo sĩ đã ứng xử qua ngôn từ giản đơn đầy MINH TRIẾT. Và chính ngu-khôn kia đã tạo nên sức thu hút kinh hoàng ở Minh Tuệ. Để làm thành một huyền thoại, một BIỂU TƯỢNG vô tiền [khoáng hậu].    

Minh Tuệ-2024: “Ăn lúa xong ta lại lên đường”

Continue reading

Tết-13. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG CỦA TÔI

[về 20 con người Chakleng của tuổi trẻ tôi]

Tôi biết lắm kẻ ghét người tài, ghét và muốn triệt hạ. Sao ghét được nhỉ, rất lạ! Tôi khác, luôn trân trọng. Tuổi trẻ tôi từng kính ngưỡng vô số nhân vật Cham.

[1] Người cùng máu mủ tôi

Ông ngoại là thầy cao đạo và là tác giả trường ca Ariya Rideh Apwei. Ông nội đẳng Bà-la-môn, sắp lên chức Tu sĩ Tapah thì bị Việt minh giết oan. Dù chưa nhìn thấy mặt ông, nghe mẹ than, tôi cũng nể phục.

Continue reading

Inrasara. 15 NĂM, THƠ VIỆT VỪA NGỦ VỪA ĐI

Thời đại khác, thơ khác, cách đọc thơ cũng phải khác. Thế giới đa nguyên, thẩm mĩ nghệ thuật thôi còn thuần nhất, mỗi dòng thơ được bộ phận độc giả riêng đón đợi. Các loại thơ khác nhau có mặt là cần thiết, để phụng sự cho bộ phận độc giả của mình.

Bằng không, hãy đấu tranh mang tính mĩ học. Thời Tiền chiến, các trận bút chiến giữa thơ mới và cũ, văn học vị nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra quyết liệt mà lành mạnh. Ông bà làm được, tại sao ta thì không?

Continue reading

Tết-11. SAU TUỔI ĐỨNG BÓNG MẶT TRỜI CỦA SÁNG TẠO

[Hay. Tội cho nhà văn Việt Nam!]

Đời người, Khổng Tử cho: 30 tuổi thì trụ vững, 40 tuổi mới hết ngờ. 25 thế kỉ sau, Carl Jung không khác: Cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu từ tuổi 40. Khi “hết ngờ”, chúng ta mới “bắt đầu sống”, còn trước đó chỉ là bước chập chững, dọ dẫm tìm đường.

Nhà văn ta hơi khác, nóng vội xuất hiện sớm, nổi tiếng sớm và sớm… tắt.

Continue reading

Tết-11. HIỆN, TÔI THÈM GÌ NHẤT Ở TUỔI TRẺ?

Gia đình cha mẹ tôi nông dân vô sản toàn phần. Tôi, từ ấy…

Bàn học.

Nhà nghèo, thuở Tiểu học, một tối thầy Hồng ghé nhà, thấy anh Đạm và tôi nằm sấp trước cái “đèn trứng vịt” leo lét, nghe tội sao ấy, thầy kêu “anh phó Thảo làm bàn cho hai đứa đi, nằm thế tức ngực bọn nhóc”. Thế anh em tôi mới có bàn ghế “đàng hoàng” mà học. Hiện tôi vẫn còn nhớ như in dáng bàn xộc xệch thân thương đó.

Continue reading