Sống tôn giáo-44. BẠN KHÔNG TIN MÙI COCA THẾ NÀO, NẾU…

[Minh Tuệ đã “dạy” cho người Việt Nam biết… xếp hàng]

Ông thật đến không thể thật hơn, rồi từ cái CHÂN ấy, nguồn sáng THIỆN lành lan tỏa khắp – một cách tự nhiên như nhiên, để chính thân ông toát ra cái ĐẸP thuần khiết. Chân – Thiện – Mỹ, là ông: đạo sĩ Minh Tuệ.

Tôi không ngạc nhiên khi vài “trí thức” không tin ông THẬT.

Continue reading

Sống tôn giáo-43. TỪ CÚNG DƯỜNG ĐẾN BỐ THÍ BA-LA-MẬT?

Câu chuyện.

Chúa Jesus dạy: Tay phải cho, không nên để tay trái biết.

Thích Chân Quang: Ta cúng dường 50tr, nếu ta khoe ra cho mọi người hay, là ta đã mất đi cái phước đó. Ngược lại ta trao tận tay ngài trụ trì, ta biết khiêm tốn mà im thin thít, thì phước được cấp số nhân. Con cháu ta đời sau không những chỉ hưởng 50tr, mà được Phật nhân lên thành 500triệu.

Continue reading

Sống tôn giáo-42. TÔN GIÁO & SỰ SÁNG TẠO

Không cần phải vào chùa hay lên núi cao tu, mà là biết phát tâm từ bi, nhập thế BƯỚC ĐI GIỮA LÒNG ĐỜI, bạn phát và khai mở khả tính của chúng sanh – là bạn đã sống tôn giáo rồi.

+

Qua quan sát, tôi có phát hiện khá lạ: Ở đất nước Phật giáo và Khổng giáo dường ít sáng tạo, ngược lại – các quốc gia theo Đạo Chúa, sức sáng tạo và cống hiến cho tiến bộ nổi trội.

Continue reading

Sống tôn giáo-41. LỘ TRÌNH TU TẬP CỦA TÔI

Ở tút “Sống khỏe, sống vui, sống có ích”, một bàn còm:

“Ngay từ tuổi 15 Cei đã ĐẮC ĐẠO. Nếu Cei xây dựng LỘ TRÌNH TU TẬP cụ thể và khoa học theo tinh thần BỒ TÁT NGHỆ SĨ thì quá đẹp, công đức nhiều như cát sông hằng. Mong lắm thay!”

Tôi đã viết về tôi – dày, đậm, viết từ lâu và còn tiếp tục. Không vấn đề gì cả! Về tôi mà không phải tôi. Không nêu gương sáng, khoe khoang càng không, mà là “đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa” cho thế hệ đi tới.

Tôi thấy cần thiết, và cả từ “nhạc yêu cầu” của anh chị em nữa. Trả lời rốt ráo đề nghị trên, cần đến một cuốn sách dày. Nay tạm tóm mấy ý sau:

Continue reading

Sống tôn giáo-40. HIỆN TƯỢNG MINH TUỆ, ĐƯỢC & MẤT

[Bài kết về hiện tượng Minh Tuệ]

Mấy năm trước, tôi có tút dài: “Nổi tiếng, để làm gì?”. Nay, Minh Tuệ nổi tiếng bất đắc dĩ, cực kì nổi tiếng nữa là đằng khác. Thử sơ kết hiện tượng này được & mất gì?

MẤT

[1] Bản thân ông mất tự do tu tập, không còn thoải mái “làm theo lời Phật dạy”;

[2] Sinh hoạt gia đình ông mất ổn định, nếu không muốn nói là bị đảo lộn.

ĐƯỢC

[1] Đại bộ phận Phật tử tỉnh thức, không bị mất tiền của cho các ma tăng;

[2] Dân xã của gia đình ông xưa, nhất là bà con bản địa được hưởng phước từ những dòng người yêu quý, ngưỡng mộ ông;

Continue reading

Sống tôn giáo-39. SỐNG KHỎE, SỐNG VUI, SỐNG CÓ ÍCH & SỐNG TRÀN Ý NGHĨA

Nhại tiêu đề cũ nói chuyện mới. Mới – từ trải nghiệm riêng và rất THỰC, chứ không qua sách vở.

Tạm phân người trần gian theo 4 bậc cấp sở hữu, từ thấp đến cao.

[1] Làm chủ tiền của, điều ai cũng có thể, doanh nhân là đại biểu;

[2] Làm chủ kiến thức, là đất sống của nhà nghiên cứu hay học giả;

[3] Làm chủ tư tưởng – nơi triết gia, kẻ sáng tạo, nhà phát minh thi thố. Dẫu sao kẻ ở bậc này vẫn còn mang vác tâm cảm của người đời thường hỉ nộ ai lạc; mà phải qua cấp bậc…

Continue reading

Sống tôn giáo-37. NHÌN MINH TUỆ, NHỚ DIOGENES

Diogenes (412-323 trước CN) sinh ở Sinope, một thuộc địa Ionian trên bờ Biển Đen của Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ).

Ông có biệt hiệu là Diogenes Khuyển nho sĩ, một trong những người sáng lập chủ nghĩa Khuyển nho, tiền thân của Khắc kỉ. Từ hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ, tôi chợt nhớ đến ông.

Thử xem cái giống và khác giữa hai kì nhân này.

GIỐNG

[1] Tối giản

Continue reading

Sống tôn giáo-36. LÀM SAO ĐỪNG MẶC ÁO, ĂN CƠM?

[Tu sĩ, kẻ tư tưởng và nhà văn]

Mỗi sáng mỗi thay y; đang ngồi thiền, đến giờ phải đứng dậy đi ăn – phiền quá đỗi phiền! Một hôm một học tăng hỏi Thiền sư:

– Làm sao đừng mặc áo, ăn cơm?

– Thì cứ mặc áo, ăn cơm – Thiền sư trả lời. Thế thôi mà học tăng… hoát ngộ![*]

Continue reading

Sống tôn giáo-35. LÀM THẾ NÀO MỘT MÌNH MÀ VẪN CÓ THỂ CÔ ĐƠN?

Út Jakha tôi một hôm bất ngờ hỏi: Cei ít đi đây đó, không nhậu nhẹt bù khú, chả có món giải trí nào, cei thấy mình có ổn không? – Ổn quá đi chứ, tại sao không!

Sống là tương giao, với con người, với miền đất, với ý tưởng. Tương giao càng nhiều thì đời càng phong phú, thú vị – Cendrars nói thế. Tôi thêm: tương giao với cô đơn của chính ta nữa.

Mỗi ngày tôi gặp bao ý tưởng thâm hậu để đối thoại. Xưa, là “tặng vật” của Heidegger, hay “conditioning” của Krishnamurti; nay, đối thoại với ý tưởng của mình, với các sáng tạo của bạn thơ Việt đương đại. Thế thôi, đã quá thú vị rồi còn gì.

Continue reading

Sống tôn giáo-34. TRÔNG NGƯỜI MÀ NGẪM ĐẾN TA

[1] Trông người…

Một tu sĩ đạo Phật có chức tước, giảng: “Nhiều tôn giáo súc vật hóa con người, xem con người như con cừu, con chiên, mà con cừu, con chiên là con ngu, nó không biết gì hết, chỉ theo chủ chăn. Còn đạo Phật là giác ngộ hóa con người, đề cao tất cả mọi người có thể thành Phật ở tương lai…”

Một tu sĩ khác tuổi trên 30, nói theo, giọng bỡn cợt: “… ở kia buồn buồn nó bỏ vô chảo nó chiên, bởi là con chiên mà”.

Continue reading